Lá trầu không có chữa được bệnh dạ dày không Cả làng giàu lên nhờ trồng cây này, lá của nó đám hiếu, đám hỷ đều cần Cây tiến vua này có gì đặc biệt mà nông dân chỉ bán lá đã thu tiền triệu mỗi ngày |
Trầu không có nhiều công dụng trong đời sống |
Lá trầu không rất quen thuộc với người dân Việt Nam, không chỉ ngoài đời sống mà còn đi vào trong thơ ca, âm nhạc, truyện cổ tích,... Rất nhiều người không biết rằng, ngoài tên gọi trầu không, loài cây này còn được gọi bằng các cái tên khác như trầu cay, trầu lương, thổ lâu đằng,...
Cây trầu không thuộc họ hồ tiêu và có tên khoa học là Piper betle L, cây thân leo và có cành hình trụ, rễ cây bén ở các mấu, lá trầu không mọc so le, hình tim tròn đôi khi không cân xứng.
Cây trầu không ưa ẩm và ánh sáng nên phát triển mạnh vào mùa mưa ẩm khoảng từ tháng 5 đến tháng 8. Lá trầu không thường được thu hoạch để ăn trầu, làm thuốc hoặc để cúng gia tiên trong các ngày lễ mùng một, ngày rằm,... hoặc các sự kiện quan trọng như cưới hỏi.
Bà Nguyễn Thị Hoa thu hoạch lá trầu |
Với diện tích rộng khoảng 1.500m2, gia đình bà Nguyễn Thị Hoa (56 tuổi) được xem là một trong 3 hộ dân trồng trầu không nhiều nhất Nghi Ân, TP Vinh (Nghệ An). Trung bình mỗi năm vườn trầu không cho gia đình bà thu nhập từ 200 đến 250 triệu đồng.
Bà Hoa chia sẻ, vườn trầu của gia đình đã có tuổi đời gần 30 năm. Tất cả lá trầu đều có giá trị kinh tế. Trầu lá đẹp thì bán phục vụ nhu cầu cúng bái của người dân, giá dao động 1.000-1.500 đồng/lá, có thời điểm lên tới 3.000 đồng/lá. Loại lá xấu thì bán cho các cơ sở chiết xuất tinh dầu, làm dược liệu với giá 28.000-30.000 đồng/kg. Lá trầu không được thu hoạch đều trong năm, mỗi tháng 2 lần vào dịp ngày Rằm và cuối tháng âm lịch. Tuy nhiên, vào dịp tháng 6, tháng 7, tháng 10 và Tết Nguyên đán, mức tiêu thụ tăng do nhu cầu về trầu cúng lễ, trầu cưới tăng cao.
Thời “vàng son” của lá trầu không Nghệ An là thời điểm việc xuất khẩu sang thị trường Đài Loan thuận lợi, khoảng năm 2015 - 2016. Với lá dày, to, mặt nhẵn bóng không tỳ vết, trầu không Nghi Ân được thương lái thu mua để xuất khẩu với giá ở giai đoạn cao điểm lên tới 180.000 đồng/kg. Tuy nhiên, ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến thị trường này bị đóng cửa nên lá trầu không hiện chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa.
Trầu không được mệnh danh là loại cây trồng một lần, thu hoạch cả đời. Tuy nhiên, vì là loại cây “khó tính”, không chịu được hạn, lạnh, ngập úng và dễ nhiễm nấm, do đó việc trồng, chăm sóc và thu hoạch đều tỉ mỉ, kỳ công. Thường mỗi gia đình sẽ giữ cho mình một bí quyết riêng trong chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Trong đó, phải chú trọng phòng ngừa nấm bệnh, nhiệt độ cho cây. Đặc biệt, với cây trầu, không được sử dụng phân chuồng chưa ủ hoai mục để bón.
Ông Lê Tuấn Anh chia sẻ kinh nghiệm trồng trầu không |
Cũng là trồng trầu không nhưng ông Lê Tuấn Anh phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước) chỉ có ý định trồng cho vui, ai ngờ thu bộn tiền.
Từ vài dây trầu không trồng cho vui trong sân vườn nhà, đến nay diện tích đất vườn mà ông Tuấn Anh dành để trồng trầu bán lá tăng nguồn thu nhập cho kinh tế gia đình đã hơn 1 sào.
Theo kinh nghiệm trồng cây trầu không, ông chia sẻ thì trầu lá xanh vàng nhạt nhìn non mướt được ưa chuộng hơn và bán được giá hơn trầu có lá màu xanh đậm.
Tuy nhiên để cả vườn trầu không với những trụ trầu không to cao đều cho lá đều đẹp theo ý muốn là cả một kỳ công của người trồng.
Theo ông Lê Tuấn Anh, từ việc chăm sóc, bón phân, tưới nước cho giàn trầu không đều phải đúng quy trình kỹ thuật. Ngay cả việc hái lá trầu cũng phải có kinh nghiệm trong lựa chọn lá, cách hái sao cho không ảnh hưởng đến dây trầu và những lá trầu non đang phát triển.
Ông Lê Tuấn Anh chia sẻ thêm “Thời gian trước khi có dịch bệnh thì cứ cách ngày hoặc 3 ngày gia đình ông lại hái lá trầu 1 lần để bán cho những người bán đồ cúng và đồ lễ cho đám hỏi, đám cưới ngoài chợ Đồng Xoài. Mỗi lần gia đình thu hoạch từ 5 đến 7kg lá trầu với giá dao động khoảng 50kg trầu lựa...".
Nguồn thu nhập từ những dây trầu không trong vườn đủ để gia đình ông Lê Tuấn Anh sinh hoạt hàng ngày.
Lá trầu không có chữa được bệnh dạ dày không |
Cả làng giàu lên nhờ trồng cây này, lá của nó đám hiếu, đám hỷ đều cần |
Cây tiến vua này có gì đặc biệt mà nông dân chỉ bán lá đã thu tiền triệu mỗi ngày |