Bài thuốc hỗ trợ điều trị đau đầu do thời tiết từ "thảo dược" tự nhiên
Lá đinh lăng
Đinh lăng là cây thảo dược thân nhỏ, nhẵn, cao từ 0,8-1,5m. Lá có răng cưa, không đều, dài khoảng từ 20-40cm, có mùi thơm nhẹ. Cây đinh lăng có thể trồng ngoài vườn, cũng có thể trồng trong chậu, không đòi hỏi việc chăm sóc cầu kỳ. Cây phát triển nhanh, thông thường thì sau 18 tháng là có thể thu hoạch lần đầu. Tuy nhiên để đạt được giá trị chữa bệnh cao nhất thì nên thu hoạch khi cây đạt 3 năm tuổi.
Thân, rễ và lá đinh lăng đều có thể dùng để bào chế thuốc. Nhưng lá là bộ phận được được sử dụng nhiều nhất. Vì lá đinh lăng phát triển nhanh và tần suất thu hoạch được nhiều hơn các bộ phận khác. Và trên hết là bài thuốc chữa đau đầu bằng lá đinh lăng dễ thực hiện. Nhưng nhờ đâu mà lá đinh lăng có công dụng tuyệt vời này?
Khoa học đã chứng minh trong lá đinh lăng có rất nhiều các hợp chất. Mà đó toàn là các thành phần có lợi cho sức khỏe, có tác dụng hoạt hóa nhẹ và đồng bộ vỏ não:
Saponin Triterpen: Tăng mức độ dẫn truyền thần kinh, có lợi cho hệ thần kinh trung ương, làm sạch các mạch máu, giảm thiểu lượng cholesterol.
Alcaloid: Có tác dụng giảm đau, gây tê
Vitamin nhóm B: Tác dụng tốt cho thần kinh, tim mạch và thị lực
Glycosid: Tăng co bóp tim, tăng lượng máu được di chuyển lên não bộ, hạn chế tình trạng thiếu máu não
Tanin: Khử các gốc sinh học tự do, chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào thần kinh.
Ngoài ra còn các loại acid amin và các chất vi lượng: Giúp tăng cường sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe.
Tổ hợp các hợp chất trên giúp lá đinh lăng có tác dụng an thần, tăng cường sức đề kháng và thông kinh lạc. Vì vậy, khi sử dụng, người dùng sẽ giảm cảm giác đau đầu, ngủ sâu và ngon giấc, tinh thần tỉnh táo, sảng khoái. Quan trọng hơn là sử dụng lá đinh lăng chữa đau đầu không chỉ hiệu quả mà còn an toàn, không gây phản ứng phụ. Người đau đầu ở thể nhẹ hay người đau đầu mãn tính đều có thể sử dụng.
Ngoài ra, bên cạnh tác dụng chữa đau đầu, người dùng cũng có thể sử dụng lá đinh lăng để phòng ngừa và điều trị một số bệnh lý khác. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ chỉ tập trung vào công dụng điều trị đau đầu của lá đinh lăng.
Bài thuốc sắc uống
Đông y xưa đã nghiên cứu được các bài thuốc chữa đau đầu bằng lá đinh lăng kết hợp với một số thảo dược khác. Các bài thuốc này cầu kỳ hơn, tốn kém thời gian hơn, nhưng hiệu quả mang lại thì nhanh và lâu dài hơn.
Đối với người đau đầu thể nhẹ kèm mất ngủ: Lá đinh lăng khô, tam diệp, cỏ mực, rau má, lá vông, mỗi loại 20g; hoàng liên, bạch linh, hoàng bá, mỗi loại 10g; riêng trinh nữ 16g. Đổ 700ml nước vào sắc cho đến khi còn khoảng 300ml nước thuốc. Mỗi lần uống 150ml, một lần vào buổi sáng, một lần trước khi đi ngủ.
Đối với người đau đầu và mất ngủ mãn tính: 24g lá đinh lăng khô, 20g tam điệp, 20g lá vông, 15g liên nhục và 12g tâm sen. Sắc cùng 700ml nước lấy 300ml thuốc. Chia làm 2 lần uống trong 10 ngày liên tục rồi dừng 3 ngày. Nếu chưa thấy hiệu quả thì tiếp tục lặp lại cho đến khi tình trạng được cải thiện.
Chữa đau đầu bằng lá đinh lăng là một phương pháp đông y – Không mạng lại hiệu quả tức thì nhưng có tính lâu dài và an toàn. Vì vậy, khi áp dụng các bài thuốc này, người bệnh phải kiên trì và thấu hiểu tình trạng bệnh của mình để cảm nhận được những chuyển biến một cách rõ ràng.
Cây ngải cứu
Ngải cứu là một trong những loại thảo dược có thể đánh tan những cơn đau đầu vô cùng hiệu quả. Chỉ với vài nghìn đồng mua ngải cứu, và những vật dụng có sẵn trong nhà, bạn đã có được một món ăn – trị đau đầu vô cùng hiệu quả.
Ngải cứu còn có tên gọi khác là ngải diệp, thuốc cứu, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (Mông), co linh li (Thái)... Cây thường mọc hoang và cũng được trồng trong các gia đình. Ngải cứu là cây quen thuộc trong nhân dân bởi ngoài làm rau ăn ngải cứu còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Bộ phận dùng làm thuốc cành và lá ngải cứu, có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô làm thuốc.
Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết, an thai, đau bụng do lạnh, tăng cường sức khỏe sau sinh... Trong lá ngải cứu có chứa tinh dầu, chủ yếu là cineol, athuyon – có dược tính kháng khuẩn cực tốt. Từ một nắm lá ngải cứu, bạn có thể chế biến thành những món ăn, bài thuốc đẩy lùi cơn đau đầu, đau nửa đầu nhanh chóng.
Chữa đau đầu bằng ngải cứu và khuynh diệp
Nguyên liệu: 100gr lá ngải cứu, 100gr lá tía tô, 100gr lá tần dầy, 50gr lá sả.
Thực hiện: Rửa sạch ngải cứu và khuynh diệp, sau đó cho vào nồi. Thêm 1 lít nước lọc đun cho tới khi nước còn bằng một nửa là được.
Chắt lấy nước cốt và uống. Uống trong vòng từ 3-5 ngày để chữa đau đầu, đau cổ họng và cảm cúm.
Chữa đau đầu, cảm cúm, ho bằng cách xông hơi
Nguyên liệu: Lá ngải cứu, lá khuynh diệp, lá bưởi, lá sả...
Thực hiện: Tỷ lệ 3:1:1, đun sôi 1 lít nước với tất cả thảo dược trên, để sôi khoảng 20 phút là được. Dùng xông hơi trong 15-20 phút. Hiệu quả chữa bệnh có thấy rõ ngay trong lần xông hơi đầu tiên.
Hoặc nếu bạn có điều kiện có thể cho thêm các loại lá thuốc thông thường như cúc tần, tía tô, lá xả, nhánh gừng, lá ổi, lá lốt, lá tre vv…
Trứng rán ngải cứu – bài thuốc dân gian chữa đau đầu hiệu quả
Cách làm: Lá ngải cứu non (150g) rửa sạch để ráo thái nhỏ hoặc giã nát, đập trứng gà (2 quả) vào đánh tan đều, có thể thêm gia vị rồi đem rán với dầu ăn (hoặc bắc chảo nóng lên bếp.
Dùng lá chuối đã rửa sạch đặt vào chảo, cho trứng ngải cứu trên vào, làm tương tự như rán chỉ khác là không dùng mỡ). Và ăn ngay khi còn nóng.
Ngày làm 1 lần vào buổi sáng hoặc tối. Dùng liên tục trong 7-10 ngày. Hoặc mỗi tháng nên ăn trong 10 ngày có công hiệu giúp lưu thông máu lên não. Bài thuốc này dễ làm và có hiệu quả tốt để trị chứng đau đầu.
Lá ngải cứu và mật ong trị đau đầu hoa mắt
Lá ngải cứu rửa sạch và giã nát để lấy nước cốt.
Cho thêm một lượng mật ong vừa phải vào nước lá và uống.
Uống mỗi ngày và trong vòng 2 tuần sẽ giúp bạn nhanh chóng chữa khỏi những cơn đau đầu thường gặp.
Trầu không
Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm thuốc.
Trầu không còn được gọi là trầu, thược tương, bà con Buôn Mê Thuột gọi là hrùe êhang. Tên khoa học Piper betle L. (Piper siriboa L.) thuộc họ hồ tiêu Piperaceae. Là một loại cây mọc leo, thân nhẵn. Lá mọc so le, cuống có bẹ, dài 1,5 - 3,5cm, phiến lá hình trái xoan, dài 10 - 13cm, rộng 4,5 - 9cm, phía cuống hình tim (đối với những lá phía gốc) đầu lá nhọn, khi soi lên thấy rất nhiều điểm chứa tinh dầu rất nhỏ, gân lá thường 5. Hoa khác gốc mọc thành bông, quả mọng không có vòi sót lại.
Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.
Trong 100g lá trầu không chứa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính của tinh dầu trầu không thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau như: Eugenol, chavicol, chavibetol, Estragol… có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, trực khuẩn lỵ,… và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm
Chữa nhức đầu do thay đổi thời tiết: Lấy 5 lá trầu, rửa sạch giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu sẽ có tác dụng giảm đau và dịu cơn nhức đầu.
Sát khuẩn vết thương: Khi bị thương, vắt nước trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại hoặc có thể lấy lá trầu không nấu nước rửa vết thương hàng ngày vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày.
Chữa viêm họng: Khi viêm đau họng lấy 5 lá trầu không rửa sạch giã nát chắt lấy nước, thêm mật ong rồi ngậm có thể nuốt từ từ rất hiệu nghiệm.
Thông tia sữa: Sau khi sinh sản phụ cương sữa lấy lá trầu không hơ nóng bầu vú giúp sữa xuống nhanh giảm đau nhức.
Trị đau nhức, cảm cúm: Lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào rượu đánh cảm có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, nhẹ đầu, giảm các triệu chứng cảm cúm.
Chữa nước ăn chân: Lấy lá trầu không 8g, lá ráy 50g thái nhỏ, đổ ngập nước, đun sôi để nguội rồi ngâm chân. Hoặc lấy một nắm lá trầu không đun sôi để nguội ngâm chân cũng rất hiệu nghiệm.
Chữa chứng ngứa, viêm nhiễm vùng kín: Lấy lá trầu không tươi, vò nát, thêm một chút muối, đun sôi với nước rồi ngồi xông vùng kín. Nước lá trầu không để nguội, dùng rửa ngoài chống viêm, chống ngứa rất hiệu quả.