Loại rau xưa mọc bạt ngàn không ai hái, giờ thành đặc sản nổi tiếng không có để bán Cây cỏ trông thì tầm thường nhưng chữa dạ dày cực nhạy Lá mơ là "bí kíp dân gian" chữa đau dạ dày, bạn biết chưa |
Đau dạ dày là tình trạng khá nhiều người gặp phải và ngày càng có xu hướng gia tăng trong xã hội. Nguyên nhân dẫn đến bệnh chủ yếu là do sự gia tăng của vi khuẩn HP – một loại vi khuẩn sinh sống trong dạ dày và các loại thực phẩm bẩn. Trong giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp giảm đau dạ dày tại nhà, trong đó sử dụng lá trầu không chữa bệnh dạ dày là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng.
Đau dạ dày là bệnh thường gặp khi dạ dày bị tổn thương như viêm, loét. Người bệnh thường gặp một số triệu chứng như buồn nôn và nôn, chán ăn, ợ nóng, ợ chua, đau rát vùng thượng vị... Những triệu chứng trên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Việc dùng thuốc chữa đau dạ dày thường không mang lại tác dụng khả quan vì chỉ điều trị được triệu chứng bệnh, một thời gian sau bệnh lại tác phát. Do đó, nhiều người có xu hướng tìm đến bài thuốc thiên nhiên vì sự an toàn, lành tính, tiện lợi, trong đó có bài thuốc dùng lá trầu không chữa bệnh đau dạ dày.
Từ lâu, lá trầu không được dùng như một vị thuốc. Theo Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, kháng khuẩn. Nhờ những đặc tính trên mà lá trầu không được ứng dụng tiêu viêm, loét trong dạ dày, cân bằng nồng độ PH, hạn chế tiết axit, dịch vị, kích thích quá trình co thắt và giãn nở cơ vòng, đẫy khí ra ngoài, ngăn chặn tình trạng trào ngược axit thường gặp ở những người mắc bệnh dạ dày.
Ngoài ra, y học hiện đại cũng cho thấy, trong lá trầu không có chứa chất tanin. Tinh chất này có tác dụng làm se lành vết thương, vết loét ở niêm mạc dạ dày công hiệu. Ngoài ra, trong lá trầu không còn chứa betel-phenol là đồng phân của chavicol và eugenol với nhiều hợp chất phenolic khác. Những chất này được xem như một loại kháng sinh tự nhiễn mạnh, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, tụ cầu, những tác nhân gây loét dạ dày.
Qua những phân tích trên, có thể thấy được công dụng của lá trầu không trong việc giảm triệu chứng và chữa đau dạ dày hiệu quả.
Dưới đây là một số công dụng của lá trầu không trong việc chữa bệnh dạ dày:
Làm giảm các cơn đau dạ dày nhanh chóng
Lá trầu có chứa các thành phần hoạt chất oxy hóa có tác dụng loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể và cân bằng nồng độ pH trong dạ dày. Nhờ đó mà lá trầu giúp làm dịu các cơn đau dạ dày nhanh chóng. Bên cạnh đó nó có khả năng chuyển hóa các chất trong cơ thể và thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh chóng.
Giảm tình trạng khó tiêu
Thức ăn không thể tiêu hoá là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các cơn đau dạ dày. Thông thường, khó tiêu đi kèm với triệu chứng đầy hơi, chướng bụng. Trong trường hợp này, người bệnh có thể tận dụng lá trầu không để khắc phục rất hiệu quả. Bởi các hoạt chất có trong lá trầu không có khả năng cải thiện khả năng chuyển hóa trong cơ thể, giúp kích thích sự tuần hoàn bên trong ruột để ruột hấp thu các khoáng chất và vitamin từ thức ăn tốt hơn. Đồng thời các chất thải bên trong ruột sẽ dễ dàng được loại bỏ nhờ công dụng kích thích đối với cơ vòng của lá trầu không.
Làm giảm và hạn chế các cơn đau do đầy hơi
Lá lốt giúp điều trị chứng đầy hơi hiệu quả. Đầy hơi có thể kèm theo các triệu chứng đau ngực, ợ nóng, khó nuốt, nôn,… là những biểu hiện của bệnh trào ngược thực quản dạ dày gây cho người bệnh cảm giác khó chịu. Khi đó, dùng lá trầu không sẽ như một vị thuốc giúp kiểm soát bệnh và làm giảm các triệu chứng một cách nhanh chóng mà vô cùng đơn giản, an toàn.
Ngoài ra, lá trầu có chứa các chất giúp bảo vệ dạ dày tá tràng khỏi sự tấn công của các chất độc hại và tác nhân gây bệnh, loại bỏ các gốc tự do gây hại, cân bằng lượng axit trong dạ dày. Từ đó giúp làm giảm triệu chứng bệnh hiệu quả. Tinh chất từ lá trầu không sẽ kích thích quá trình co thắt và giãn nở của cơ vòng để đẩy khí gas ra ngoài, ngăn chặn tình trạng trào ngược axit dạ dày lên thực quản. Nhờ đó sẽ giúp làm dịu các cơn đau và khắc phục tình trạng bị đầy hơi khó chịu.
Chữa táo bón
Lá trầu có tác dụng chữa táo bón hiệu quả. Nhờ có chứa nhiều chất chống oxy hóa, lá trầu không giúp loại bỏ các tác nhân gây hại dạ dày và khôi phục độ pH bình thường trong dạ dày, kích thích tiêu hóa để ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Đây là bài thuốc hữu hiệu có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ em.
Cách dùng lá trầu không chữa táo bón rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy lá trầu không rửa thật sạch, dùng để nhai nuốt lấy nước, nhả bã, dùng khi bụng đang đói. Hoặc bạn giã nát lá trầu không, đổ nước đun sôi để nguội vào để qua đem. Sáng hôm sau chắt lấy nước này để uống khi bụng đói sẽ giúp cải thiện rõ rệt tình trạng.
Cách dùng lá trầu không chữa bệnh dạ dày
Mặc dù lá trầu không có rất nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều trị đau dạ dày. Tuy nhiên, dược liệu này sẽ không thể phát huy được hiệu quả nếu không được áp dụng đúng cách. Dưới đây là bài thuốc từ trầu không chữa bệnh dạ dày mang lại hiệu quả đã được chuyên gia kiểm chứng.
Cách 1:
Nguyên liệu:
Chuẩn bị nguyên liệu gồm 4-6 lá trầu không (không nên chọn những lá quá non)
Cách thực hiện:
Rửa sạch lá trầu không, để cho ráo nước rồi đem vò nát và hãm với nước sôi, chắt lấy nước để uống hằng ngày. Ngoài ra nếu không muốn hãm, bạn có thể đun sôi lá trầu không 5 phút.
Dùng mỗi ngày sau các bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ. Kiên trì uống trong một thời gian, bạn sẽ thấy bệnh tình của mình thuyên giảm.
Cách 2:
Cách này rất đơn giản, người bệnh chỉ cần rửa sạch lá trầu không sau đó nhai trực tiếp rồi nuốt. Mỗi lần dùng từ 3 đến 4 lá rồi duy trì trong khoảng 30 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
Đây là 2 cách dùng lá trầu không chữa bệnh dạ dày khá đơn giản, người bệnh có thể tự áp dụng tại nhà.
Một số lưu ý khi dùng lá trầu không chữa bệnh dạ dày
Để bài thuốc đạt hiệu quả tốt nhất, khi thực hiện người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
Do có nguồn gốc tự nhiên nên các bài thuốc cần một khoảng thời gian nhất định mới phát huy được hiệu quả khi vào cơ thể.
Đây là bài thuốc phù hợp với những bệnh nhân đang ở giai đoạn nhẹ, khi bệnh mới khởi phát. Trong trường hợp nặng, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được một lộ trình điều trị hiệu quả nhất.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần nghe theo lời khuyên của bác sĩ trong điều trị như:
Rèn luyện thói quen ăn uống khoa học: Người bệnh không ăn đồ cay nóng, không dùng rượu bia và chất kích thích, ăn chậm nhai kỹ, chia nhỏ các bữa ăn để giảm gánh nặng cho dạ dày, ăn đồ ăn đảm bảo vệ sinh thực phẩm, bổ sung vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ quả trái cây thịt cá….
Chế độ sinh hoạt hợp lý: Không thức khuya, ăn khuya, nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, duy trì tinh thần ổn định thoải mái…
Tập luyện các bài thể dục hoặc môn thể thao để tăng cường sức đề kháng như bơi lội, đạp xe, đi bộ, yoga…
Thường xuyên đi tới bệnh viện để được thăm khám định kỳ và xác định tình trạng bệnh sớm từ đó có phương án xử lý tốt nhất.