![]() |
Cây Dạ cẩm trong dân gian thường được gọi với những cái tên khác là cây Loét mồm, đát lượt, đứt lượt, chị khẩu cắm ngón lợn, dây ngón cúi,… . Tên khoa học là Hedyotis capitellata Wall. Ex G.Don, thuộc Họ Cà phê – Rubiaceae.
Đây là dòng cây leo, thân quấn dài khoảng 1 – 4m. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, gốc tròn hay nhọn, đầu nhọn. Phiến lá nguyên có 4 – 5 cặp gân nổi rõ ở mặt dưới, lõm ở mặt trên. Mặt trên lá mà xanh sẫm bóng, mặt dưới màu lục nhạt. Lá kèm chia 4 – 5 thùy hình sợi.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành xim phân đôi hay rẽ ba, có lá bắc nhỏ. Đài 4 thùy hình giáo nhọn nhẵn, tràng hợp hình ống, 4 cánh hoa có lông ở mặt ngoài, ống tràng có lông ở họng, nhị 4, chỉ nhị ngắn, bao phấn hình dải, vượt ra ngoài ống tràng. Qủa nang có nhiều hạt nhỏ. Toàn cây có lông mịn.
Dạ cẩm thường mọc hoang ở các vùng núi phía Bắc Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Thái Nguyên,… . Ngoài ra người ta còn thấy ở một số vùng ở phía Nam như Kom Tum, Lâm Đồng, Đồng Nai,… .
![]() |
Bộ phận Dạ cẩm dùng làm thuốc
Phần trên mặt đất của cây (Herba Hedyotidis Capotellatae): thường được thu hái toàn cây nhất là lá và ngọn gần như quanh năm, sau đó được đem về phơi hay sấy khô.
Theo đông y, Dạ cẩm có vị ngọt, hơi đắng, tính bình có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, làm dịu cơn đau, lợi tiểu. Chủ trị các bệnh viêm loét dạ dày, đau dạ dày, chữa lở loét, viêm họng.
Vào năm 1962, tại bệnh viện Lạng Sơn đã đưa dược liệu Dạ cẩm vào để điều trị bệnh đau dạ dày, kết quả thu được khá tốt, hầu hết các bệnh nhân sử dụng nước sắc Dạ cẩm trong điều trị đều không còn bị đau như trước, nội soi thấy vết loét đang có xu hướng lành lại.
Qua nghiên cứu từ các nhà khoa học cho thấy dạ cẩm còn có tác dụng giảm đau, trung hòa acid dạ dày, bớt ợ chua, giúp các vết loet se lại.
![]() |
Tác dụng – công dụng chung của cây Dạ cẩm
Dùng làm thuốc chữa viêm loét dạ dày, giảm đau, chống viêm cấp, viêm mạn, giảm thể tích dịch vị, chống loét. Còn dùng chữa lở loét miệng, lưỡi, viêm họng, lở loét ngoài da, chữa vết thương chóng lên da non.
Dược liệu thường được chỉ định dùng ở những đối tượng dưới đây:
Người mắc bệnh viêm hang vị dạ dày, viêm loét dạ dày
Bệnh nhân bị loét miệng hoặc lở mồm
Người bị đầy bụng, trào ngược dạ dày, ợ chua hoặc đầy hơi
Cách dùng: Ngày dùng 20 – 40 lá khô, chia làm 2 lần, dạng thuốc sắc hoặc hãm, thuốc cao, thuốc bột hoặc cốm, uống vào lúc đau và trước khi ăn. Làm chóng lên da non: Lá tươi giã với chút muối tinh, đắp nơi đau.
![]() |
Một số bài thuốc có cây Dạ cẩm
Chữa loét lưỡi họng hoặc viêm lưỡi
Cách 1: Sử dụng 1 nắm lá dạ cẩm, rửa sạch, thái nhỏ, chờ cháo chín cho vào và ăn. Mỗi ngày ăn một bát cháo lá cẩm cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Cách 2: Dùng nước sắc lá dạ cẩm trộn với mất ong và đem nấu cô cho đến khi thành cao lỏng. Mỗi ngày sau khi vệ sinh miệng sạch sẽ, lấy một ít cao thoa đều lên vết loét ở lưỡi và miệng. Thực hiện thường xuyên để đạt được hiệu quả cao
Cách 3: Sử dụng 30 gram bột cam thao trộn đều với 200 gram bột lá dạ cẩm. Mỗi ngày lấy 30 gram hãm với nước sôi và uống
Điều trị đau dạ dày bằng cây dạ cẩm
Cách 1: Chuẩn bị 5 kg dạ cẩm và 1 kg cam thảo đem xay mịn và trộn đều với nhau. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần lấy 10 – 15 gram hòa tan nước sôi và uống. Để dễ uống, bạn có thể thêm ít đường
Cách 2: Dùng 30 gram dạ cẩm đem sắc thuốc. Chia thuốc ra uống 2 – 3 lần trong ngày. Nên uống trước khi ăn hoặc vào lúc đau để tăng tác dụng chữa trị.
Cách 3: Chuẩn bị 1000 ml mật ong, 5 kg lá dạ cẩm và 2 kg đường phèn. Lá dạ cẩm đem rửa sạch và cho vào nồi nấu với nước cho đến khi rục thành cao. Tiếp đó, cho đường phèn vào, khuấy đều cho đường hòa tan và cô lại. Sau đó, cho mật ong vào, chờ nguội vào đóng chai. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần và mỗi lần sử dụng khoảng 20 – 30 ml. Nên uống cao lỏng dạ cẩm lúc đau hoặc uống trước khi ăn.
![]() |
Làm lành vết thương
Dùng lá dạ cẩm tươi, rửa sạch, giã nát và đắp lên vết thương. Thường xuyên đắp 2 lần mỗi ngày giúp lên da non, chữa lành vết thương nhanh.
Cây dạ cẩm là thuốc nam, có tác dụng cải thiện một số vấn đề liên quan đến sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng dược liệu, bạn nên chú ý về liều lượng và cách dùng để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Phụ nữ mang thai và người có bệnh nền, người đang dùng thuốc khác nên nhận tư vấn của bác sĩ trước khi dùng.