Không phải nguyên nhân nhiễm khuẩn như ho có đờm, ho khan thường là phản ứng của cơ thể trước một yếu tố nào đó kích thích cổ họng của bạn, chẳng hạn như phấn hoa, hóa chất, không khí ô nhiễm.
Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp gây ho khan đau tức ngực:
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Có vẻ bất thường khi một bệnh lý đường tiêu hóa lại gây ra triệu chứng ho và đau tức ngực?
Tuy vậy nó thực sự liên quan mật thiết đến nhau đấy. Khi cơ tròn giữa thực quản và dạ dày không được “thắt chặt” đúng cách, dịch tiêu hóa có tính chất axit sẽ từ dạ dày chảy ngược lên thực quản và kích thích niêm mạc thực quản cũng như các cấu trúc trong cổ họng của bạn.
Và điều này gây ra ho khan.
Một số triệu chứng khác bạn có thể gặp khi bị trào ngược dạ dày thực quản, bao gồm: Vị chua trong miệng; Ợ nóng.
Hen suyễn – Hen phế quản
Hen suyễn là một căn bệnh mạn tính và không còn lựa chọn nào khác, bạn phải chung sống với nó suốt đời.
Khi bị hen suyễn, tình trạng viêm sẽ khiến đường hô hấp bị phù nề, trở nên rất nhạy cảm và có xu hướng phản ứng mạnh với một số chất gây kích ứng. Khi hít phải các chất này, các cơ trơn đường hô hấp bị thắt chặt lại, đường dẫn khí bị thu hẹp, ngăn cản không khí đi ra vào phổi và gây khó thở, thở khò khè, đau tức ngực.
Triệu chứng ho của bệnh hen suyễn có thể là ho khan, hoặc ho cơ đờm. Nếu là ho có tiết đờm nhầy, bị đờm chiếm chỗ nên đường thở càng thu hẹp hơn và như thế triệu chứng đau tức ngực sẽ nặng hơn.
Tràn khí màng phổi
Ho khan kèm theo đau rát ngực lại là triệu chứng điển hình của tràn dịch màng phổi và tràn khí màng phổi.
Tràn khí màng phổi xảy ra khi không khí đi vào không gian xung quanh phổi của bạn. Không khí có thể “tìm đường” vào không gian màng phổi khi bạn có vết thương hở ở thành ngực hoặc rách hoặc vỡ mô phổi của bạn, phá vỡ áp lực khiến phổi bạn căng phồng.
Nếu chỉ có một lượng nhỏ không khí bị mắc kẹt trong khoang màng phổi, như trường hợp tràn khí màng phổi tự phát, nó thường có thể tự lành nếu không có biến chứng gì thêm.
Các trường hợp nghiêm trọng hơn liên quan đến thể tích không khí lớn hơn có thể gây tử vong nếu không được điều trị.
Các triệu chứng của tràn khí màng phổi do chấn thương thường xuất hiện tại thời điểm chấn thương ngực hoặc ngay sau đó. Sự khởi đầu của các triệu chứng của tràn khí màng phổi tự phát thường xảy ra khi nghỉ ngơi. Một cơn đau ngực đột ngột thường là triệu chứng đầu tiên.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm: Đau ngực; Khó thở; Toát mồ hôi lạnh; Tức ngực; Da xanh hoặc tím tái; Nhịp tim nhanh
Tràn khí màng phổi là biến chứng thường gặp nhất của bệnh nhân mắc COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), có trường hợp không cấp cứu kịp thời có thể gây xẹp phổi, suy hô hấp dẫn đến tử vong.
Để giảm thiểu nguy hiểm, tốt nhất khi nhận thấy có các triệu chứng của tràn khí màng phổi cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại các bệnh viện có uy tín để hút hết khí khoang màng phổi và dự phòng tái phát.
Tràn dịch màng phổi
Tràn dịch màng phổi (TDMP) là tình trạng xuất hiện dịch trong khoang màng phổi nhiều hơn mức bình thường (khoảng 14ml).
Ho khan kèm đau tức ngực có thể do bệnh tràn dịch màng phổi
Người mắc TDMP thường có biểu hiện đau ngực sườn lưng, đau tăng lên khi hít thở sâu, ho khan khi thay đổi tư thế, khó thở xuất hiện và ngày một tăng khi lượng dịch nhiều…
Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và có nguy cơ tử vong rất cao, bởi vậy ngay khi phát hiện những hiện tượng bất thường giống như triệu chứng của căn bệnh này, cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay. Thông thường người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa hô hấp thực hiện phương pháp hút dịch để bệnh nhân có thể dễ thở. Bên cạnh đó việc hút dịch màng phổi cũng giúp làm các xét nghiệm y tế cần thiết.
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả. Nếu bệnh tràn dịch màng phổi nguyên nhân do nhiễm trùng thì người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Còn nếu nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi là do bệnh lý khác thì cần được can thiệp bằng các liệu pháp cần thiết và điều trị lâu dài.
Suy tim
Suy tim là khi tim không có khả năng bơm một lượng máu cung cấp đầy đủ cho cơ thể. Không có đủ lưu lượng máu, tất cả các chức năng chính của cơ thể bị phá vỡ.
Suy tim có thể ảnh hưởng đến bên phải hoặc bên trái tim của bạn, hoặc cả hai cùng một lúc. Nó có thể là một tình trạng cấp tính hoặc mạn tính.
Trong suy tim cấp tính, các triệu chứng xuất hiện đột ngột nhưng hết khá nhanh. Tình trạng này thường xảy ra sau một cơn đau tim. Nó cũng có thể là kết quả của một vấn đề với các van tim kiểm soát lưu lượng máu trong tim.
Tuy nhiên, trong suy tim mạn tính, các triệu chứng liên tục và không cải thiện theo thời gian. Phần lớn các trường hợp suy tim là mãn tính.
Các triệu chứng của suy tim bao gồm: Ho dai dẳng; Khó thở; Sưng chân và mắt cá chân; Tim đập nhanh; Giãn tĩnh mạch cổ; Chán ăn; Tăng cân đột ngột; Mệt mỏi quá sức
Suy tim là một tình trạng y tế nghiêm trọng cần điều trị. Điều trị sớm làm tăng cơ hội phục hồi lâu dài với ít biến chứng hơn.
Bệnh hen phế quản
Hen phế quản là một căn bệnh mãn tính ở đường hô hấp có điểm đặc trưng là tình trạng sưng viêm, phù nề ở niêm mạc đường thở. Những người mắc căn bệnh này thường khá nhạy cảm với các chất gây kích ứng như phấn hoa, khói bụi, mùi thuốc lá. Chất chất này khi được hít vào sẽ gây kích thích cơ trơn trong đường hô hấp co thắt mạnh. Điều này có thể gây thu hẹp đường dẫn khí, cản trở đường lưu thông không khí ra vào phổi.
Dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản: Ho khan tức ngực; Khó thở; Thở khò khè; Hơi thở ngắn; Hụt hơi; Lồng ngực co thắt mạnh; Nặng ngực; Vã mồ hôi
Trường hợp cơn hen kéo dài, lượng oxy trong máu giảm khiến cho người bệnh bị thiếu máu não dẫn đến mất ý thức, ngất xỉu hoặc thậm chí là tử vong. Người bệnh thường phải mang theo bên mình chai thuốc xịt để sử dụng kịp thời mỗi khi lên cơn hen khó thở.
Viêm phổi do virus
Nhiễm trùng virus là nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi. Nhiều loại virus khác nhau có thể gây nhiễm trùng phổi, chẳng hạn như virus cúm hay virus cảm lạnh. Chúng xâm nhập vào trong phổi và khiến cho các tổ chức ở cơ quan này bị viêm. Ở mức độ nặng, bệnh viêm phổi có thể đe dọa đến tính mạng.
Bệnh viêm phổi do virus có thể gây ho khan tức ngực
Triệu chứng nhận biết viêm phổi do virus: Sốt cao; Ớn lạnh trong người hoặc có cảm giác rét run; Ho khan; Đau tức ngực; Chảy nhiều nước mũi; Nhức đầu; Đau cơ; Cơ thể mệt mỏi, yếu sức
Trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn có thể xuất hiện cơn ho có đờm.
Có nguy hiểm không?
Triệu chứng ho khan tức ngực không chỉ xảy ra khi có các yếu tố kích thích xâm nhập vào trong đường thở mà đây còn là một biểu hiện của bệnh lý. Một số bệnh gây ho khan tức ngực khá nguy hiểm, chẳng hạn như suy tim, viêm phổi, tràn dịch màng phổi hay ung thư phổi. Chúng có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Chính vì vậy, nếu bị ho khan tức ngực mà không rõ nguyên nhân, bạn nên nhanh chóng tìm tới các chuyên khoa Hô hấp khám để được chẩn đoán chính xác bệnh lý và được điều trị kịp thời. Tránh để kéo dài gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Mẹo dân gian
Một số bài thuốc dân gian cũng được nhiều bệnh nhân sử dụng để hỗ trợ điều trị ho khan tức ngực và các bệnh lý liên quan như:
Dùng bột nghệ: Lấy 1/2 thìa bột nghệ pha chung với 1/4 thìa bột tiêu đen và 1 ly sữa ấm. Dùng thìa khuấy đều rồi uống hết trong 1 lần. Bài thuốc này có tác dụng giảm ho khan, xoa dịu cơn đau tức ngực, chống viêm, giảm đờm, làm nhanh lành tổn thương trong đường thở.
Xông tinh dầu bạch đàn: Lấy vài giọt tinh dầu bạch đàn nhỏ vào trong tô nước sôi. Sau đó trùm chăn kín đầu và hít hơi nước bốc lên để giảm nghẹt mũi, làm thông thoáng đường thở và bớt ho.
Bài thuốc từ hoa đu đủ đực: Dùng 20g hoa (dạng khô) đem hấp cách thủy chung với đường phèn. Chắt nước uống có tác dụng giảm ho tức ngực, hỗ trợ điều trị viêm phế quản, viêm phổi.
Ngoài ra, người bị ho, tức ngực, khó thở cũng cần lưu ý:
- Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi điều độ; tránh làm việc quá sức của mình.
- Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học; tránh xa thực phẩm cay nóng vì chúng dễ kích thích cổ họng, làm trầm trọng hơn các triệu chứng mà bạn đang gặp phải.
- Không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc, không dùng chất kích thích.
- Tăng cường bổ sung nước để làm dịu cổ họng, loãng đờm, hạn chế đau rát,...
- Chọn bài tập thể dục nhẹ nhàng, không quá sức để tăng cường sức khỏe.
- Giữ tinh thần ổn định và thoải mái, tránh thức khuya hay căng thẳng.