Bí quyết để sầu riêng Đắk Lắk xuất khẩu 20 nước, liên tục mở rộng mã số vùng trồng

Đắk Lắk là tỉnh có diện tích sầu riêng lớn thứ 2 tại Việt Nam. Trái sầu riêng Đắk Lắk đã xuất khẩu sang 20 nước. Hiện Đắk Lắk cũng đã xuất khẩu những lô sầu riêng sang Trung Quốc theo đường chính ngạch. Để có được thành công này là nhờ bí quyết trong xây dựng mã số vùng trồng sầu riêng.
Sầu riêng xuất khẩu Trung Quốc, người Thái lo ngại trước 'cuộc chiến' thị phần Sầu riêng xuất khẩu Trung Quốc: Việt Nam lấy gì tạo vị thế khi vẫn còn vô danh Bí quyết để sầu riêng Đồng Nai rộng cửa xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Sầu riêng xuất khẩu chính ngạch được kiểm tra kỹ lưỡng tại cơ sở đóng gói của Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Dũng Thái Sơn .
Sầu riêng xuất khẩu chính ngạch được kiểm tra kỹ lưỡng tại cơ sở đóng gói của Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Dũng Thái Sơn .

Xây dựng mã vùng trồng là một trong những khâu then chốt quyết định đến việc xuất khẩu chính ngạch sầu riêng của Đắk Lắk. Tuy nhiên, đây một câu chuyện khá mới mẻ cho người sản xuất và quản lý nên rất cần sự chung tay của các “mắt xích” trong chuỗi giá trị ngành hàng sầu riêng.

Duy trì và mở rộng mã số vùng trồng sầu riêng

Đắk Lắk có diện tích sầu riêng lớn thứ hai cả nước, với 15.250 ha, sản lượng đạt 156.392 tấn. Sau khi Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chính thức được ký thì Đắk Lắk đã được phê duyệt 23 mã số vùng trồng, với diện tích khoảng 1.500 ha và 4 mã cơ sở đóng gói.

Ngày 17/9/2022, Đắk Lắk đã xuất khẩu chuyến hàng sầu riêng chính ngạch đầu tiên theo Nghị định thư sang thị trường Trung Quốc. Đây là một trong những lợi thế rất lớn để sầu riêng của Đắk Lắk trở thành sản phẩm chủ lực xuất khẩu sang thị trường này.

Tuy nhiên, đây cũng chính là thách thức đối với các ngành, các cấp, doanh nghiệp và nông dân, bởi vì muốn xuất khẩu trái sầu riêng, các bước chuẩn bị phải làm rất kỹ càng từ tất cả các khâu.

Ông Nguyễn Hữu Chiến, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Tân Lập Đông (huyện Krông Búk) cho biết, yêu cầu của nước nhập khẩu vô cùng khắt khe, đòi hỏi mỗi nông dân phải tuân thủ tuyệt đối. Do đó, các thành viên HTX coi mã vùng trồng được cấp như tài sản quý, hướng dẫn, chia sẻ, hỗ trợ nhau trong việc thiết lập, giám sát mã vùng trồng tại địa phương.

Điều này để tránh trường hợp phía nước bạn kiểm tra không bảo đảm yêu cầu, trả hàng ngược lại thì mất mát không chỉ của nông dân mà còn là uy tín, thương hiệu sầu riêng của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Đắk Lắk là tỉnh có diện tích sầu riêng lớn thứ 2 tại Việt Nam.
Đắk Lắk là tỉnh có diện tích sầu riêng lớn thứ 2 tại Việt Nam.

Theo bà Ngô Tường Vy, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, thương hiệu sầu riêng Dona, sầu riêng Ri6 - một cái tên sầu riêng của Việt Nam đã được thị trường Trung Quốc chấp nhận bằng hình thức chính ngạch là một tín hiệu rất đáng mừng.

Tuy nhiên, hiện nay sản lượng sầu riêng có mã số vùng trồng đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu sang thị trường này cũng còn ít. Khi công ty đầu tư nhà máy tại Đắk Lắk với công suất 70.000 tấn/năm thì mỗi ngày cần đến 300 – 400 tấn sầu riêng (trong thời điểm chính vụ) để cung ứng tối đa cho công suất của nhà máy.

Do đó, doanh nghiệp mong muốn Đắk Lắk có sự quan tâm đặc biệt cho sự phát triển mã số vùng trồng, đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc liên kết, xây dựng mã số vùng trồng đối với các huyện để thành lập các vùng nguyên liệu sầu riêng bền vững; tuyên truyền cho các HTX, nông dân nâng cao nhận thức để giữ vững thương hiệu sầu riêng Việt Nam.

Công khai, minh bạch mã số vùng trồng

Hiện nay diện tích sầu riêng của Đắk Lắk chưa được cấp mã vùng trồng còn rất lớn, do đó Đắk Lắk đang tiếp tục xây dựng thêm các vùng nguyên liệu đạt chuẩn để được phía đối tác cấp mã vùng trồng thêm hàng nghìn héc ta nữa thì mới đáp ứng được yêu cầu về sản lượng xuất khẩu.

Và quan trọng hơn là cơ quan chuyên môn, địa phương, nông dân phải duy trì được các mã vùng trồng đã được phê duyệt để bảo đảm giữ được uy tín cho ngành hàng sầu riêng của Việt Nam thì mới có thể xuất khẩu lâu bền và hiệu quả.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắl-ông Nguyễn Tuấn Hà: Để bảo vệ những thành quả đã đạt được và phát huy lợi thế sản xuất, xuất khẩu sầu riêng, cơ quan chức năng, chính quyền các cấp phải tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp xuất khẩu với phương châm “đi cùng nhau” để cùng tạo dựng và giữ gìn hình ảnh một nền nông nghiệp chất lượng, an toàn, minh bạch, trách nhiệm đối với người tiêu dùng…”.

Để khai thác được các thị trường xuất khẩu tiềm năng, công tác quản lý mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói của Đắk Lắk đang dần hoàn thiện một cách chặt chẽ. Các vùng trồng, cơ sở đóng gói tuân thủ đầy đủ, nghiêm ngặt các quy định, chuẩn mực từ thị trường đối tác.

Đặc biệt, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch “Triển khai công tác thiết lập, quản lý, giám sát, phát triển mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu nhằm thúc đẩy phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng của tỉnh theo quy mô sản xuất hàng hoá đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu”.

Trong đó, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở ngành, địa phương, HTX chung tay cùng hướng về nền sản xuất mặt hàng sầu riêng đạt chuẩn nông sản sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Đồng thời, tỉnh giao Sở NN-PTNT là cơ quan đầu mối quản lý mã vùng trồng sầu riêng theo quy định.

Thu hoạch sầu riêng tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Tân Lập Đông (huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk).
Thu hoạch sầu riêng tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Tân Lập Đông (huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk).

Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đắk Lắk cho biết, mục tiêu của Kế hoạch là tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả và kịp thời, đồng bộ các quy định của nước nhập khẩu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; tăng cường năng lực quản lý, kiểm tra, đánh giá, giám sát, kiểm soát chất lượng, quản lý sinh vật gây hại tại những mã số vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu.

Qua đó nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp, HTX sản xuất nông nghiệp trong việc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn trong nước và quốc tế về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm.

Để thực hiện tốt các yêu cầu đề ra, trong Kế hoạch đã xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các sở, ngành, đến UBND cấp huyện, xã và nông dân, HTX như thế nào trong xây dựng, phát triển mã vùng trồng. Do đó, trong thời gian tới, các địa phương phải công khai thông tin các mã vùng trồng để người dân hiểu quyền lợi và nghĩa vụ. Doanh nghiệp và người dân phải có cam kết về khâu tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo quyền lợi, lợi nhuận của đôi bên…

Theo các doanh nghiệp, việc liên kết trong sản xuất sầu riêng vẫn đang gặp nhiều khó khăn, bất cập. Điều này liên quan đến sự đồng bộ trong quản lý. Trong thời gian tới, tỉnh Đắk Lắk cần có sự minh bạch trên tinh thần trách nhiệm chung để làm sao việc quản lý mã số vùng trồng sẽ là một trong những lợi thế để cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính./.

Bình Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chưa hết vụ, sầu riêng xuất khẩu đã vượt 1,3 tỷ USD xuất hiện thêm những thị trường mới ngoài Trung Quốc

Chưa hết vụ, sầu riêng xuất khẩu đã vượt 1,3 tỷ USD xuất hiện thêm những thị trường mới ngoài Trung Quốc

Dù chưa hết vụ nhưng có thể khẳng định một năm thắng lợi của sầu riêng xuất khẩu. Tới nay kim ngạch xuất khẩu sầu riêng chuẩn bị cán mốc 1,3 tỷ USD vượt xa kỳ vọng khi từ đầu năm đặt ra mục tiêu lần đầu tiển trái cây vua chạm tới ngưỡng tỷ đô. Bên cạnh thị trường Trung Quốc vẫn là chủ đạo, sầu riêng Việt Nam đã có mặt ở nhiều thị trường tiềm năng với kim ngạch tăng gấp 3 đến 4 lần.
Chưa kịp vui vì độc tôn thị trường, sầu riêng Việt đã nhận cảnh báo về xuất khẩu trái non

Chưa kịp vui vì độc tôn thị trường, sầu riêng Việt đã nhận cảnh báo về xuất khẩu trái non

Sầu riêng xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc liên tục bị phản ánh, cảnh báo về chất lượng không đảm bảo khi múi bị sống sượng, quả thối hỏng không thể chín vì trái bị cắt non. Tình trạng này đang khiến loại trái cây xuất khẩu tỉ USD của VN bị giảm uy tín, nguy cơ khó giữ được thị trường xuất khẩu bền vững.
Những lợi thế khi chỉ sầu riêng tươi Việt Nam giữ vị trí độc tôn trên thị trường xuất khẩu

Những lợi thế khi chỉ sầu riêng tươi Việt Nam giữ vị trí độc tôn trên thị trường xuất khẩu

Ở thời điểm hiện tại, chỉ mình VN còn sầu riêng tươi để bán nên giá xuất khẩu vẫn đang rất thuận lợi. Dây là cơ hội để sầu riêng Việt Nam tiếp tục gia tăng kim ngạch tạo những kỷ lục xuất khẩu mới. Hiện nay, mọi sự chú ý đều tập trung vào những diễn biến của vụ sầu riêng Tây Nguyên đang tới kỳ thu hoạch.
Thủ phủ cá lồng miền Bắc, nơi những nông dân để gia tài tiền tỷ dưới lòng sông sâu

Thủ phủ cá lồng miền Bắc, nơi những nông dân để gia tài tiền tỷ dưới lòng sông sâu

Với lợi thế ven sông, nghề nuôi cá lồng nhanh chóng phát triển nở rộ, đưa Hải Dương trở thành "thủ phủ" cá lồng ở miền Bắc. Nơi đây, người nuôi cá lồng đã không ngừng đổi mới kỹ thuật, lựa chọn những giống cá chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Sự kiên trì, sáng tạo của những nông dân đã tạo nên cơ nghiệp tiền tỷ dưới lòng sông sâu.
Trái cây tỷ đô giờ bán rẻ bèo ngoài chợ đã tới lúc tìm hướng đi mới cho thanh long?

Trái cây tỷ đô giờ bán rẻ bèo ngoài chợ đã tới lúc tìm hướng đi mới cho thanh long?

Trái thanh long từng giữ thế thượng phong trên thị trường xuất khẩu khi thu về tỷ USD mỗi năm nay tràn ra chợ, giá rẻ bèo. Thị trường ngày càng bó hẹp do Trung Quốc dần tự cung tự cấp, thanh long Việt Nam không còn “một mình một chợ”. Nhiều người đặt câu hỏi liệu thanh long có quay trở lại thời hoàng kim và đâu là hướng đi bền vững cho trái cây tỷ đô một thời này?
Vua gà Tiên Yên lên sàn đấu giá với kỷ lục 80 triệu đồng, toàn bộ kinh phí làm từ thiện

Vua gà Tiên Yên lên sàn đấu giá với kỷ lục 80 triệu đồng, toàn bộ kinh phí làm từ thiện

Sau khi tổ chức thành công Hội thi Vua gà Tiên Yên năm 2023, chiều 26/8, Ban Tổ chức đã tổ chức phiên đấu giá vua gà, hoa hậu gà. Trong đó nổi bật là "vua gà" được đấu giá lên tới 80 triệu đồng. Được biết số tiền đấu giá sẽ được sử dụng vào việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng yếu thế.
Cảnh báo nguy cơ thương lái làm hại vườn sầu riêng, chuyên gia chỉ bí quyết chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc

Cảnh báo nguy cơ thương lái làm hại vườn sầu riêng, chuyên gia chỉ bí quyết chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc

Còn ít ngày nữa là đến kỳ thu hoạch sầu riêng, nhiều thương lái chốt giá từ khi quả còn non và yêu cầu các chủ vườn, vùng trồng đã chốt giá tăng cường sử dụng phân, thuốc để sầu riêng có năng suất cao hơn. Để xuất khẩu sầu riêng bền vững sang Trung Quốc, chuyên gia chỉ ra 3 vấn đề mà người sản xuất, kinh doanh cần hiểu chắc, nắm rõ.
Thu hoạch 250 cây sầu riêng đã có lời 1,7 tỷ, nơi này có 500 ha đếm không xuể tỷ phú sầu riêng

Thu hoạch 250 cây sầu riêng đã có lời 1,7 tỷ, nơi này có 500 ha đếm không xuể tỷ phú sầu riêng

Vụ sầu riêng năm 2023 khép lại, gia đình ông Nguyễn Hữu Hùng (xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) có 250 cây sầu riêng cho thu hoạch. Với sản lượng 25 tấn quả, sau khi trừ chi phí, lãi 1,7 tỷ đồng. Ông Hùng chỉ là một trong số rất nhiều nông dân ở Chư Păh năm nay trở thành tỷ phú sầu riêng. Toàn huyện có 500 ha cây tiền tỷ này và xu hướng trồng sầu riêng hữu cơ, liên kết sản xuất được đẩy mạnh để nâng tầm trái sầu riêng.
Ngỡ ngàng trước vườn bơ trĩu quả xen trong vườn vải, quả to đẹp như bơ Tây Nguyên

Ngỡ ngàng trước vườn bơ trĩu quả xen trong vườn vải, quả to đẹp như bơ Tây Nguyên

Cây bơ both vốn được trồng phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên nhưng bất ngờ một nông dân ở Lục Nam (Bắc Giang) đã đưa về trồng 2ha. Trồng bơ ở miền Bắc đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng được thị trường ưa chuộng. Hiện những cây bơ được trồng xen vải ở Lục Nam cho quả to, mã đẹp không thua kém gì so với bơ được trồng ở Tây Nguyên.
'Thủ phủ' nuôi yến đang hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để đưa 'vàng trắng' sang Trung Quốc

'Thủ phủ' nuôi yến đang hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để đưa 'vàng trắng' sang Trung Quốc

Là địa phương có số lượng nhà nuôi yến lớn nhất cả nước, dự kiến đến tháng 3/2024, yến sào của tỉnh Kiên Giang có thể xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Đây là tin vui với người nuôi yến trong bối cảnh thị trường tiêu thụ khó khăn và giá tổ yến giảm sâu hiện nay.
Sầu riêng loạn giá và nỗi lo khi quá đắt đỏ người tiêu dùng sẽ "quay lưng"

Sầu riêng loạn giá và nỗi lo khi quá đắt đỏ người tiêu dùng sẽ "quay lưng"

Không chỉ ở Trung Quốc, tại Việt Nam giờ đây ăn sầu riêng cũng là xa xỉ khi loại trái cây vua này đang đứng đầu về độ đắt đỏ trên các sạp hàng trái cây. Khi giá sầu riêng tại vườn ở Tây Nguyên được đẩy lên mức 100 nghìn đồng/kg người ta bắt đầu hoang mang. Nhà vườn thì cố giữ vườn chờ đỉnh giá, doanh nghiệp xuất khẩu cũng không thể mua vì giá quá cao. Nhiều người cho rằng, giá sầu riêng không thể tăng mãi được, người ta không thể bất chấp mọi giá để ăn sầu riêng.
Xã miền núi khấm khá nhờ bưởi da xanh, cứ mỗi cây lãi gần 3 triệu đồng, gấp 4 lần trồng keo

Xã miền núi khấm khá nhờ bưởi da xanh, cứ mỗi cây lãi gần 3 triệu đồng, gấp 4 lần trồng keo

Bài toán phát triển kinh tế ở xã miền núi Hòa Ninh (huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng) đã tìm ra lời giải nhờ cây bưởi da xanh. Nhiều hộ thu lợi nhuận từ 150 - 200 triệu đồng/năm, bình quân mỗi cây bưởi da xanh cho lợi nhuận 2 đến 3 triệu đồng, cao gấp 4 lần cây keo. Hiện chính quyền địa phương và Hội nông dân hỗ trợ về vốn và liên kết sản xuất để mở rộng diện tích bưởi da xanh trên địa bàn huyện.
Đưa thương hiệu tỏi đen Yên Châu vươn xa

Đưa thương hiệu tỏi đen Yên Châu vươn xa

Tỏi là một trong những cây trồng chủ lực trong sản xuất vụ đông ở huyện Yên Châu (Sơn La), thời gian gần đây một số HTX đã đầu tư dây chuyền sản xuất sản phẩm tỏi đen đem lại giá trị kinh tế cao.
Những chiến kê lộ đòn thế đúng chất võ Bình Định tại Hội chọi gà dân gian lần đầu tiên được tổ chức

Những chiến kê lộ đòn thế đúng chất võ Bình Định tại Hội chọi gà dân gian lần đầu tiên được tổ chức

Thú chơi gà chọi, luyện gà nòi có từ xa xưa và trở thành một nét đặc sắc ở đất võ Bình Định. Nơi đây cũng nổi danh với dòng gà nòi bách chiến bách thắng. Tuy nhiên, chỉ tới Hội chọi gà dân gian 2023 những nét đặc sắc của nghệ thuật gà chọi mới lộ diện. Đây là hoạt động lần đầu tiên được tổ chức trên quy mô lớn nhằm gìn giữ và phát triển nghệ thuật chọi gà và nuôi gà chọi tại Bình Định.
Thanh long ruột đỏ chính vụ giá cao gấp đôi năm trước, có đủ sức hấp dẫn nông dân khôi phục vùng trồng?

Thanh long ruột đỏ chính vụ giá cao gấp đôi năm trước, có đủ sức hấp dẫn nông dân khôi phục vùng trồng?

Sau một thời gian giá thanh long giảm mạnh do xuất khẩu khó khăn, thời điểm này tại Tiền Giang giá thanh long ruột đỏ được thương lái mua tại vựa với giá từ 6.000-11.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng có giá từ 10.000-12.000 đồng/kg. Như vậy, giá thu mua thanh long chính vụ của năm nay cao gần gấp hai lần so với năm 2022.
Nuôi loài chim đặc sản như nuôi gà, tự leo chuồng ngủ, nữ nông dân Bến Tre có cả gia tài

Nuôi loài chim đặc sản như nuôi gà, tự leo chuồng ngủ, nữ nông dân Bến Tre có cả gia tài

Loài chim trĩ đỏ được nhiều người ưa thích nhưng cũng chỉ nuôi số lượng ít để làm cảnh. Tuy nhiên ở Bến Tre có một nữ nông dân nuôi cả đàn như gà. Chim trĩ đỏ được nuôi bán hoang dã cho thức ăn cám viên tự leo sàn ngủ. Cách nuôi đơn giản, tiết kiếm chi phí đã đem lại lợi nhuận trung bình 15 triệu đồng mỗi tháng.
Tổ yến Cần Giờ, bí quyết tạo ra thứ 'vàng trắng' tốt nhất thế giới

Tổ yến Cần Giờ, bí quyết tạo ra thứ 'vàng trắng' tốt nhất thế giới

Huyện Cần Giờ có 519 nhà nuôi chim yến, sản lượng mỗi năm đạt 14 -15 tấn tổ yến thô. Tổ yến Cần Giờ nói riêng và tổ yến Việt Nam đang được nhiều thị trường lớn đánh giá có phẩm chất tốt nhất, định giá cao hơn sản phẩm cùng loại đến từ các quốc gia khác. Đây là cơ sở để nâng tầm thương hiệu tổ yến Cần Giờ "tốt nhất thế giới".
Trồng sầu riêng kiểu bầu Đức, 1 vốn 5 lời thăm sầu riêng sướng hơn cả đi đánh golf

Trồng sầu riêng kiểu bầu Đức, 1 vốn 5 lời thăm sầu riêng sướng hơn cả đi đánh golf

Sau trồng chuối, tới thời điểm này cây sầu riêng lại tiếp tục đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Được coi là người sở hữu diện tích sầu riêng lớn nhất thế giới với tổng 1.200 ha sầu riêng bao gồm Musang King và Mong Thong Thái tại Việt Nam và Lào, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) chủ tịch tập đoàn này tiết lộ sầu riêng cho lợi nhuận cao "khó tin" 1 vốn 5 lời.
Tìm lại vị thế cho thanh long từ vườn tới chợ bằng giải pháp nâng chất liên kết sản xuất

Tìm lại vị thế cho thanh long từ vườn tới chợ bằng giải pháp nâng chất liên kết sản xuất

Từng giữ thế thượng phong trong số những nông sản mỗi năm đem về tỷ đô kim ngạch xuất khẩu, nhưng thời gian gần đây thanh long đánh mất dần vị thế. Chưa khi nào người trồng thanh long đối mặt với tình trạng bấp bênh như hiện nay. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là khâu liên kết sản xuất còn yếu dẫn tới sản xuất thiếu bền vững. Giải quyết được được bài toán liên kết hiệu quả con đường của trái thanh long từ vườn tới chợ sẽ bớt gập ghềnh.
Trồng mắc ca chấp nhận "được ăn cả, ngã về không", bất ngờ thu nhập 130-150 triệu đồng/vụ suốt 50 năm

Trồng mắc ca chấp nhận "được ăn cả, ngã về không", bất ngờ thu nhập 130-150 triệu đồng/vụ suốt 50 năm

Toàn tỉnh Gia Lai hiện có hơn 2.200ha cây mắc ca, riêng huyện Kbang đã có gần 2.000ha. Những vườn mắc ca sau 5 năm đã cho thu hoạch với thu nhập 130-150 triệu đồng/vụ/ha trong 50 năm. Cây mắc ca phát triển tốt ở Gia Lai nhưng vẫn còn những lo lắng bởi chưa có nhà máy chế biến sản phẩm mắc ca nên việc tiêu thụ sản phẩm mắc ca chưa ổn định, chủ yếu chế biến, xuất bán nhỏ lẻ, mang tính hộ gia đình, cá nhân.
Người sở hữu 34ha thanh long, dù thị trường biến động vẫn thu lợi nhuận 1 tỷ đồng/năm

Người sở hữu 34ha thanh long, dù thị trường biến động vẫn thu lợi nhuận 1 tỷ đồng/năm

Là người sở hữu diện tích quy mô lớn tại "thủ phủ" thanh long Bình Thuận, ông Đinh Xuân Đào luôn có những giải pháp vượt khó dù thị trường thanh long biến động, nhiều người trồng thanh long bỏ vườn. Ông Đào canh tác trên 34 ha thanh long ứng dụng công nghệ cao có hệ thống tưới phun và nhỏ giọt, cơ giới hóa trong khâu sản xuất cũng như thu hoạch sản phẩm.
Nhãn mất mùa sản lượng thấp kỷ lục "thủ phủ" nhãn lồng Hưng Yên còn "méo mặt" vì giá rẻ

Nhãn mất mùa sản lượng thấp kỷ lục "thủ phủ" nhãn lồng Hưng Yên còn "méo mặt" vì giá rẻ

Đang là mùa thu hoạch nhãn ở Hưng Yên nhưng người dân nơi đây gọi là mùa "nhãn đắng". Vụ nhãn năm nay ở Hưng Yên mất mùa, sản lượng thấp kỷ lục so với mọi năm. Trong khi giá nhãn xuống thấp nên các nhà vườn rơi vào cảnh "ngậm trái đắng".
Giải pháp nào cứu vùng thành long Bình Thuận khi tới nay đã giảm hơn 1.350ha diện tích?

Giải pháp nào cứu vùng thành long Bình Thuận khi tới nay đã giảm hơn 1.350ha diện tích?

Cây thanh long được xác định là cây lợi thế và đặc sản của tỉnh Bình Thuận, sản xuất thanh long đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên gần đây giá thanh long bấp bênh khiến nhiều người dân quay lưng bỏ thanh long để chuyển đổi cây trồng khác. Trước tình trạng diện tích thanh long giảm hơn 1.350ha, tỉnh Bình Thuận đang khẩn trương tìm giải pháp.
Sầu riêng xuất khẩu đạt kỷ lục cán đích 1 tỷ đô trước 4 tháng, biến số từ sầu riêng Tây Nguyên

Sầu riêng xuất khẩu đạt kỷ lục cán đích 1 tỷ đô trước 4 tháng, biến số từ sầu riêng Tây Nguyên

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu sầu riêng 7 tháng đầu năm nay đã thu về 1,1 tỷ USD, “đánh bật” thanh long – loại quả đã 10 năm liền đứng đầu trong top các loại trái cây xuất khẩu của nước ta để vươn lên chiếm vị trí top đầu. Với con số này, sầu riêng chính thức lọt vào “câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD” của ngành nông nghiệp. Đây cũng là mức kim ngạch cao nhất của loại trái cây này từ trước đến nay.
Nuôi loài chim tạo ra 'vàng trắng' nhưng sao ở Kiên Giang người dân đau đầu vì thua lỗ?

Nuôi loài chim tạo ra 'vàng trắng' nhưng sao ở Kiên Giang người dân đau đầu vì thua lỗ?

Tổ yến có giá trị kinh tế cao và được ví như "vàng trắng" đã tạo sức hút người dân ồ ạt tổ chức nuôi yến. Tại tỉnh Kiên Giang, nơi có số lượng tổ yến đứng đầu cả nước lại đang đối mặt với khó khăn. Chim yến đẻ kém năng suất thấp trong khi giá tổ yến xuống thấp và ế ẩm.
Mua quả dưa lưới thấy ngon bớt ít hạt trồng thử giờ có hẳn vườn dưa lưới công nghệ cao

Mua quả dưa lưới thấy ngon bớt ít hạt trồng thử giờ có hẳn vườn dưa lưới công nghệ cao

Vốn không phải là nông dân, trong một lần đi siêu thị mua dưa lưới và ăn thấy ngon, chị Nguyễn Thị Mỹ, ở thôn Bàu Ốc (xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, Quảng Nam) nảy ra ý tưởng trồng loại quả hấp dẫn này. Chị tìm hiểu kỹ thuật rồi đầu tư hơn 200 triệu đồng để lắp đặt quạt gió, điện sáng, nhà lưới, đường dẫn tưới nước cho vườn dưa lưới gần 400m2. Những quả dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP được ưa chuộng tại các nhà hàng, khách sạn.
Tìm đầu ra cho đặc sản nhãn Sơn Thuỷ Hoà Bình

Tìm đầu ra cho đặc sản nhãn Sơn Thuỷ Hoà Bình

Bắt đầu thu hoạch từ đầu tháng 8, các nhà vườn trồng nhãn Sơn Thủy trên địa bàn xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi (Hoà Bình) ngao ngán bởi nông sản tiêu thụ chậm, tư thương thu mua nhỏ lẻ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
bidv-1
partner-vingroup
Phiên bản di động