Nơi bảo tồn nhiều động thực vật quý hiếm
Bàu Sấu là vùng đấy ngập nước theo mùa, có diện tích hơn 13.000 nghìn ha. Nơi đây là nơi có diện tích đất ngập nước lớn nhất Vườn quốc gia Cát Tiên với mặt bàu rộng hơn 2.500 ha vào mùa mưa, tuy nhiên mùa hè mặt bàu chỉ từ 100-150 ha dưới sự quản lý trực tiếp của trạm kiểm lâm Bàu Sấu.
Được biết, Bàu Sấu là một khu vực có tầm quan trọng quốc tế thứ 1499 của thế giới theo danh sách Ramsar đồng thời là khu Ramsar thế giới thứ hai của Việt Nam. Nơi đây được coi là ngôi nhà của cá sấu nước ngọt, ngoài ra còn tập trung rất nhiều loài động, thực vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Cũng như nhiều vùng đặc hữu khác của Vườn Quốc gia Cát Tiên, Bàu Sấu nằm trong diện bảo tồn nên được quản lý và giám sát rất chặt chẽ.
Vẻ đẹp nên thơ của Bàu Sấu |
Bàu Sấu là vùng đất khẳng định giá trị và ý nghĩa đối với cơ quan chức năng Việt Nam về việc bảo vệ, bảo tồn động vật quý hiếm. Đây là đề tài nan giải của nhiều Quốc gia trên Thế giới về nạn săn bắt thú rừng tồn tại nhiều đời qua. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn để tiếp tục phát huy các thành quả bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển cộng đồng, phát huy các lợi ích về bảo vệ môi trường, về khoa học, gắn liền với các lợi ích về kinh tế, văn hoá và xã hội.
Nơi lãnh địa mà cá sấu làm chủ hoàn toàn
Quãng đường đặt chân đến Bàu Sấu là quá trình gian nan với khoảng 9km đường xe và cuốc bộ hơn 5km đường xuyên rừng. Thế nhưng khi đến nơi, mọi mệt mỏi dường như tan biến, ai cũng lặng đi vì vẻ đẹp quá đỗi nên thơ trước khung cảnh thiên nhiên nơi đây. Không còn sự ồn ào náo nhiệt, xô bồ của cuộc sống bên ngoài; ở đây chỉ còn vẻ đẹp bình yên của thiên nhiên cây cỏ, thú rừng.
Dưới mặt hồ phẳng lặng là nơi sinh sống của nhiều chú cá sấu Xiêm |
Cá sấu nước ngọt (hay còn gọi cá sấu xiêm) có tên khoa học là Crocodylus siamensis thuộc họ cá sấu Crocodylidae, bộ cá sấu Crocodylia. Tại Việt Nam hay trên Thế giới nạn săn bắt và khai thác cá sấu xiêm bị khai thác quá mức nhằm lấy da, thịt, trứng và ảnh hưởng của môi trường, khí hậu; đồng thời người dân đánh bắt để bán vào các trang trại nuôi. Từ đó, loại cá sấu nước ngọt này đã đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng đến mức cảnh báo.
Vào khoảng năm 1992, loài này được tin là đã tuyệt chủng hoặc gần như tuyệt chủng trong tự nhiên. Sách đỏ IUCN xếp cá sấu nước ngọt vào danh sách các loài cực kỳ nguy cấp. Nhận ra tầm quan trọng của việc cần phải bảo tồn cá sấu Xiêm, Vườn quốc gia Cát Tiên đã triển khai dự án Phục hồi Cá sấu nước ngọt tại Bàu Sấu.
Một thoáng bình yên trên mặt Bàu Sấu |
Quả không sai khi gọi Bàu Sấu chính là lãnh địa của cá sấu Xiêm. Chia sẻ với Phóng viên, ông Vũ Văn Khôi – Phó trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Bàu Sấu cho biết: “Tính đến tháng 12 năm 2021, Bàu Sấu ghi nhận hiện nay có khoảng hơn 600 con cá sấu Xiêm, con to nhất rơi vào khoảng 1,5 tạ, dài khoảng hơn 3m. Từ năm 2000 – 2004, Vườn Quốc Gia Cát Tiên có nhận được nguồn tiền hỗ trợ của Chính phủ Hà Lan về dự án phục hồi cá sấu về đây.
Cá sấu ngày xưa ở Bàu Sấu đã có nhưng do nạn săn bắt, chiến tranh đồng thời người dân thương mại hóa, bán cá sấu xuống các khu du lịch, các trang trại. Trong quá trình công tác bảo tồn, tháng 9/2005 đã ghi nhận được ở đây có cá sấu con. Điều này chứng minh cá sấu xiêm đã được phục hồi, đặc biệt là nơi duy nhất tại Việt Nam mình là phục hồi cá sấu nước ngọt thành công, hiện giờ là không có nơi thứ 2 phục hồi được”.
Ông Vũ Văn Khôi – Phó Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Bàu Sấu chia sẻ về công tác bảo tồn cá sấu nước ngọt |
Chia sẻ về quá trình khôi phục, bảo vệ bảo tồn động thực vật tại Bàu Sấu, ông Khôi tâm sự rằng: “Trong công tác tuần tra bảo vệ rừng ở đây, thành công lớn nhất là đưa các con vật trở nên gần gũi với môi trường, không có sự đe dọa của con người. Khi người dân không tác động trực tiếp lên các con vật, thực vật sẽ không có biến đổi khí hậu nhiều. Hiện giờ theo ghi nhận của cá nhân tôi, số lượng con công sinh sống tại khu vực này từ 5 – 7 cá thể.
Không gian tuyệt tác được coi là lãnh địa của cá sấu nước ngọt |
“Để bảo tồn và bảo vệ được động thực vật nơi đây là cả một quá trình gian nan và vất vả của lực lượng kiểm lâm, cơ quan chức năng ban ngành tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ngoài công tác tuần tra rừng ngày đêm, tuyên truyền đến bà con về công tác giao rừng bảo vệ rừng. Đối với những dân làng xung quanh, bảo vệ rừng được đưa vào hương ước, hằng năm bà con được trả tiền phí rừng, nếu vi phạm sẽ trừ vào chi phí đó”, ông Khôi cho hay.
Quy trình mỗi lần tuần tra của Kiểm lâm Bàu Sấu là thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng từ đầu tháng và đã được thông qua buổi họp trạm, mọi người có ý kiến và phân công kiểm lâm viên phụ trách địa bàn thực hiện. Mỗi đợt tuần tra ban ngày sẽ đi từ 2-3 người, khoảng cách di chuyển từ 5-10 km. Trong quá trình tuần tra phải im lặng, dùng ký hiệu để trao đổi thông tin và theo chỉ đạo của nhóm trưởng, ngoài công tác bảo vệ rừng ra thì kiểm lâm phải giám sát đa dạng sinh học các loài động, thực vật.
Đi mât phục ban đêm phải đi từ sớm để thuận tiện di chuyển đến vị trí cần mai phục chuẩn bị nhu yếu phẩm, quân tư trang, vũ khí, công cụ hỗ trợ, khi vào vị trí mât phục sẽ không dùng điện thoại, đèn pin, hút thuốc, hắt xì hơi và giữ im lặng để quan sát và lắng nghe tiếng động để xác định phương hướng.
Quá trình bảo tồn và phục hồi bản năng tự nhiên của cá sấu Xiêm là một thành quả vô cùng to lớn trong dự án bảo tồn động vật hoang dã khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Đây là một tín hiệu cho thấy Việt Nam đang cố gắng bảo vệ sự đa dạng sinh học đối với thiên nhiên Việt Nam.