̀̀5 lưu ý khi ăn bánh chưng trong ngày Tết để không "rước họa vào thân" Bất ngờ với những loại bánh chưng độc lạ ở Việt Nam Đẻ mổ có được ăn bánh chưng không? |
Bánh chưng bị mốc lá hoặc mới bị mốc một góc thì không nên ăn |
Vào tháng Giêng, thời tiết thường nắng nóng kèm theo độ ẩm cao, thêm vào đó bánh chưng là món ăn có độ ẩm cao, có chứa thịt và chất béo nên là môi trường thích hợp giúp vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
Nhiều người nghĩ rằng bánh chưng mốc chỗ nào thì cắt chỗ đó và vẫn có thể sử dụng được. Tuy nhiên theo TS. BS Trương Hồng Sơn cho biết, với loại thực phẩm có tính mao mạch dẫn như hoa quả, bánh chưng thì khi có một phần bị hỏng các mao mạch đã dẫn vi khuẩn sang phần lành khác, do vậy dù cắt phần hỏng nhưng thực ra phần lành cũng đã bị nhiễm nấm mốc.
Do vậy, với bánh chưng bị mốc lá hoặc mới bị mốc một góc thì không nên ăn vì độc tố aflatoxin do nấm mốc sinh ra vẫn có thể xâm nhập vào bên trong bánh gây ngộ độc.
Thêm vào đó, một số loại vi khuẩn, nấm mốc sau khi chết vẫn tiết ra độc tố gây ra ngộ độc cho người sử dụng. Nếu ăn bánh chưng bị thiu, chua, mốc có thể bị đau bụng, tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm gây hại cho sức khoẻ. Vì vậy để đảm bảo an toàn thực phẩm khi bánh chưng có dấu hiệu bị mốc nên bỏ cả cái bánh đi.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: "Những chiếc bánh nào mốc nhiều, chua, vữa, đắng… bạn phải kiên quyết bỏ. Những chiếc mới bị mốc chút ít bên ngoài cũng phải cắt bỏ rộng ra xung quanh, chỉ lấy phần bánh còn nguyên lành, đem hấp hoặc rán cẩn thận trước khi ăn".
Song, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe thì dù bánh chưng bị mốc lá, mốc một góc bánh bạn cũng không nên ăn mà nên đem bỏ đi. Bởi nấm mốc có thể sinh ra độc tố aflatoxin xâm nhập vào trong bánh, thậm chí khi nấm mốc đã chết cũng có thể tiết ra những chất độc khác gây hại sức khỏe.
Cách bảo quản bánh chưng để hạn chế nấm mốc
Bảo quản bánh chưng với điều kiện thường
Để bảo quản bánh chưng ở môi trường bên ngoài, bạn hãy để bánh ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Như vậy bạn sẽ bảo quản bánh được tầm 7 - 10 ngày. Tốt nhất bạn nên treo bánh lên cao để hạn chế các loại côn trùng ăn.
Ngoài ra, nếu bánh chưng do tự làm thì sau khi nấu chín, bạn có thể rửa sơ bánh với nước sạch cho lá bớt nhựa, sau đó mang đi hong khô bề mặt lá, dùng một tấm bìa gỗ đặt lên nhằm ép nước ra ngoài. Từ đó bánh sẽ khô ráo hơn, giữ được độ dẻo và cũng tăng thời gian sử dụng.
Bảo quản bánh chưng trong ngăn mát tủ lạnh
Nếu nhà bạn có tủ lạnh, bạn có thể bảo quản bánh chưng trong ngăn mát. Khi bảo quản bạn cũng cần nhớ thường xuyên kiểm tra xem bánh có bị mốc hay không để xử lí kịp thời.
Mỗi lần ăn bánh chưng bạn nên hâm nóng bánh bằng lò vi sóng hoặc hấp, chiên. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chiên bánh chưng từ 1 đến 2 lần để đảm bảo cho sức khỏe.
Nếu muốn bảo quản lâu hơn, bạn cũng có thể bảo quản bánh chưng trong ngăn đông. Thời gian bảo quản có thể lên đến 20 ngày. Khi cần dùng bạn chỉ cần rã đông bánh chưng ở nhiệt độ thường rồi mang đi hấp lại là có thể thưởng thức.
Độc đáo món bánh chưng nhân cá chép ở Bắc Kạn |
Bất ngờ với những loại bánh chưng độc lạ ở Việt Nam |
Bất ngờ, lá gói bánh chưng cũng là loại dược liệu để chữa bệnh |