Su hào - từ cây dại đến món ăn, vị thuốc Loại củ "xù xì" không chỉ là món ăn ngon, còn là thực phẩm tốt cho sức khoẻ Huyết áp cao và thấp - bệnh nào nguy hiểm hơn? |
Tụt huyết áp là huyết áp thấp mới xuất hiện đột ngột, đặc biệt khi kèm theo triệu chứng thiếu máu nuôi các cơ quan như lơ mơ, lú lẫn, da xanh tái, toát mồ hôi, đi tiểu ít,… có thể gặp trong bệnh mất máu cấp, sốc giảm thể tích, sốc nhiễm trùng hoặc sốc tim, cần phải nhập viện cấp cứu ngay vì sẽ diễn tiến đến suy đa cơ quan nếu xử trí chậm trễ.
Vậy khi tụt huyết áp nên ăn uống gì để mau hồi phục?
Uống đủ nước
Mất nước làm giảm thể tích máu, khiến huyết áp giảm. Uống đủ 1,8-2 lít nước mỗi ngày để ổn định huyết áp và hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.
Bổ sung muối
Ăn muối sẽ làm tăng huyết áp vì muối ảnh hưởng tới các hormone kiểm soát sự cân bằng nước của cơ thể.
Bạn có thể uống nhanh một cốc nước muối pha loãng hoặc nhấm nháp một món ăn mặn nào đó khi bị tụt huyết áp.
Người huyết áp thấp có thể ăn món mặn như súp đóng hộp, cá hun khói, phô mai, đồ muối chua.
Tuy nhiên đây chỉ là cách cải thiện tạm thời. Sau khi vượt qua cơn tụt huyết áp bằng muối, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục.
Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết lượng muối ăn vào phù hợp, tránh quá nhiều không tốt cho sức khỏe.
Nho khô
Nho khô là một trong những loại đứng đầu về top các thực phẩm có vai trò điều hoà huyết áp hiệu quả. Để cho tác dụng cao nhất thì buổi tối bạn nên ngâm 10 quả nho khô rồi sử dụng chúng vào sáng hôm sau. Ăn nho khô trong khoảng 1 tháng, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt về chứng tụt huyết áp của bản thân.
Thực phẩm giàu folate (vitamin B9)
Hàm lượng folate trong cơ thể quá ít cũng có thể góp phần gây thiếu máu, dẫn đến giảm huyết áp. Một số thực phẩm giàu folate bao gồm măng tây, đậu lăng, trái cây họ cam quýt, bông cải xanh, rau xanh, trứng và gan.
Gan
Nếu bạn chưa biết tụt huyết áp nên ăn gì để ổn định sức khoẻ thì đừng bỏ qua gan động vật. Thông thường, thiếu Vitamin B12 và Folate là nguyên nhân dẫn đến hạ huyết áp. Do đó, bạn có thể bù đắp lại lượng thiếu cho cơ thể bằng cách bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu 2 chất này trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Ngoài ra, cá hồi, thịt, sữa và chế phẩm từ sữa, ngũ cốc, các loại rau lá xanh, trái cây họ cam quýt, măng tây, mầm lúa mì,… cũng là thực phẩm có nguồn Vitamin B12 tuyệt vời mà bạn nên sử dụng.
Uống cà phê
Dùng đồ uống nhiều caffeine như cà phê có thể làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, bạn cần dung nạp ở mức điều độ, khoảng 1-2 tách mỗi ngày để tránh mất nước.
Hạnh nhân
Nếu trong nhà có sẵn hạnh nhân, bạn hãy ngâm 5 đến 6 quả qua đêm. Sáng hôm sau, bạn bóc vỏ, tán thành bột và đun thành nước uống để cải thiện huyết áp.
Hạnh nhân rất giàu axit béo omega-3 và ít chất béo bão hòa. Nhờ đó, hạnh nhân không chỉ giúp bạn ổn định huyết áp mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Người bị huyết áp thấp cũng nên thường xuyên uống sữa hạnh nhân để kiểm soát triệu chứng.
Rễ cam thảo
Rễ cam thảo được xem là thảo dược có lợi cho người đang điều trị bệnh huyết áp thấp nhờ khả năng hỗ trợ chức năng tuyến thượng thận và điều hòa huyết áp.
Tuy nhiên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nếu bạn đang mang thai hoặc sử dụng các loại thuốc làm loãng máu, kali hay các thuốc làm hạ huyết áp khác.
Cà rốt
Cà rốt là thực phẩm có khả năng cải thiện lưu thông máu, điều hoà huyết áp. Bạn có thể sử dụng cà rốt trong chế độ ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước uống.
Mẹo nhỏ dành cho bạn là hãy sử dụng nước ép cà rốt pha với mật ong nguyên chất vào buổi sáng sớm trước khi ăn để đạt hiệu quả cao nhất.
Thực phẩm giàu vitamin B12
Nồng độ vitamin B12 trong cơ thể quá ít có thể dẫn đến thiếu máu, gây tụt huyết áp và mệt mỏi. Thực phẩm giàu B12 nên ăn thường xuyên như trứng, ngũ cốc tăng cường, thịt động vật và men dinh dưỡng.
Nước ép trái cây
Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày là điều tất yếu mà bất kể ai cũng cần phải thực hiện không chỉ riêng người bị tụt huyết áp. Để ổn định sức khoẻ và bổ sung dưỡng chất thì bạn có thể dùng nước ép từ các loại trái cây, rau củ.
Nếu không ép nước thì bạn có thể sử dụng trực tiếp các loại quả tươi, ngon. Ngoài ra thì trái cây kết hợp với sữa chua hoặc kem cũng là gợi ý lý tưởng để cải thiện tình tình trạng tụt huyết áp.
Không chỉ những loại thực phẩm, thức uống nói trên mà người bị tụt huyết áp còn có thể dùng trà gừng, cà phê, nước dừa, hạt hướng dương, bí ngô muối,… để kiểm soát tình trạng sức khoẻ.
Lưu ý
Bên cạnh việc tìm hiểu tụt huyết áp nên ăn gì? Uống gì tốt thì bạn cũng cần chú ý đến một số vấn đề sau:
Không nên ăn một lúc quá nhiều mà chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không bỏ bữa và nhất là không để thời gian nghỉ giữa các bữa ăn quá lâu để hạn chế khả năng gây tụt đường huyết.
Luyện tập thể dục thường xuyên với những động tác nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khoẻ hiện tại.
Bổ sung đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày nhằm làm ổn định lượng đường huyết.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Ngủ đủ giấc và tránh các căng thẳng thần kinh kéo dài, giải tỏa bớt những áp lực bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh và chăm sóc bản thân nhiều hơn.
Không giữ ở một tư thế quá lâu hay thay đổi một cách đột ngột khi nằm, đứng, ngồi.
Không hoạt động mạnh hay đi dưới trời nắng gắt. Nếu bạn tập thể dục ngoài trời với nhiệt độ quá cao, hãy nghỉ giải lao thường xuyên và đảm bảo tăng cường cung cấp nước cho cơ thể.
Không ăn các loại thực phẩm có hại như đồ chiên, dầu mỡ, bia, rượu, thuốc lá, nước có gas, nước ngọt,…
Hạt tiêu đen giúp phòng ngừa bệnh ung thư |
Bị huyết áp thấp nên kiêng gì để bảo vệ sức khỏe? |
Loại củ “đa năng” cực tốt cho tim mạch và huyết áp |