Vi khuẩn gây bệnh luôn là mối đe dọa đối với sức khỏe con người. Kháng sinh chính là "lá chắn" bảo vệ chúng ta. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực như vi khuẩn kháng thuốc, ảnh hưởng hệ miễn dịch,... Do đó, việc tìm kiếm các giải pháp thay thế như kháng sinh tự nhiên đang trở thành xu hướng hiện nay.
Hippocrates - ông tổ của ngành Y học đã từng nói: “Hãy để thức ăn là thuốc và thuốc là thức ăn của bạn”. Và thậm chí sau nhiều thế kỷ, câu nói này vẫn còn nhiều giá trị.
Một số loại cây sản sinh ra chất kháng khuẩn tự nhiên có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm và vi khuẩn. Chúng được xem như giải pháp an toàn, ít tác dụng phụ so với kháng sinh hóa học.
Cà rốt
![]() |
Trong cà rốt chứa Beta carotene, là tiền chất của vitamin A, chất chống oxy hóa mạnh trong cà rốt tốt cho mắt, góp phần phòng ngừa ung thư. Nó cũng có khả năng duy trì cân bằng axit - kiềm trong cơ thể. Uống nước ép cà rốt có lợi trong việc chống nhiễm trùng, ngăn ngừa nhiễm trùng cổ họng, mắt và xoang.
Mật ong
Mật ong có tác dụng chống nhiễm trùng, giúp hình thành hàng rào bảo vệ và làm ẩm vết thương. Có nhiều yếu tố liên quan đến đặc tính kháng khuẩn của mật ong. Một trong những yếu tố đó là sự sản xuất tự nhiên của hydrogen peroxide. Tuy nhiên, mật ong Manuka - loại mật ong không chứa peroxide cũng có tác dụng kháng khuẩn đáng kể.
Trong môi trường y tế, mật ong có thể dùng để hỗ trợ lành thương sau phẫu thuật; bệnh ngoài da, loét, bỏng và hoại tử, những căn bệnh về mắt, vấn đề về niêm mạc miệng (màng nhầy trong miệng).
Không có sự thống nhất về loại và nồng độ mật ong có thể có hiệu quả đối với một loại vết thương hoặc nhiễm trùng cụ thể. Và thực tế có rất nhiều tác nhân khiến mật ong bị nhiễm khuẩn. Do đó, không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi uống mật ong vì có nguy cơ bị ngộ độc. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bôi mật ong từ lọ lên vết thương.
Tỏi với hoạt chất allicin, glucogen, aliien và fitonxit có tác dụng chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh, điều trị cảm cúm và tăng cường sức đề kháng. Hợp chất Ajoene trong tỏi có khả năng làm suy yếu các quần thể vi khuẩn giúp tăng tác dụng kháng khuẩn và diệt khuẩn của kháng sinh.
Tỏi là một kháng sinh tự nhiên từ thực vật an toàn khi dùng để ăn nhưng khi sử dụng với liều lượng lớn để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng có thể gây xuất huyết nội. Với người bệnh đang sử dụng thuốc chống đông cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tỏi như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên để đảm bảo an toàn.
Nghệ
![]() |
Hợp nhất Cucumin trong nghệ có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh trong củ nghệ.
Một nghiên cứu cho thấy hoạt chất Curcumin trong nghệ có khả năng chống lại vi khuẩn Helicobacter Pylori tác nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày.
Nghệ pha với sữa là thức uống lành mạnh giúp chống lại vi khuẩn, hỗ trợ sức khỏe miễn dịch, đồng thời giảm viêm nhiễm trong cơ thể.
Gừng
Ngoài các lợi ích sức khỏe khác, một số hợp chất trong gừng còn cung cấp phổ kháng khuẩn rộng giúp bảo vệ chống lại các vi sinh vật khác nhau. Gừng cũng có thể giúp bảo vệ chống lại vi khuẩn gây bệnh nha chu, nhiễm trùng E. coli và tụ cầu khuẩn.
Bạn có thể dùng gừng tươi, chiết xuất gừng, dầu và viên nang uống. Bạn cũng có thể bổ sung gừng trong thực phẩm và đồ uống như trà, nước trái cây, kẹo và viên ngậm. Tuy nhiên, không cho trẻ dưới 2 tuổi ăn gừng và người lớn nên tiêu thụ gừng ở mức 4 gram mỗi ngày hoặc 1 gram nếu đang mang thai.
Hành
Hành lá chứa hoạt chất Allicine có tác dụng diệt khuẩn được sử dụng để điều trị một số bệnh như thương hàn, lỵ, trực khuẩn, vi trùng tả, bệnh bạch hầu. Allicine dễ bị mất tác dụng ở nhiệt độ cao nên khi chế biến nên cho hành vào sau cùng.
Hành lá còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất đặc biệt là Vitamin A, C giúp mắt, niêm mạc khỏe mạnh và tăng cường miễn dịch.
Hành lá còn được sử dụng để tiêu đờm và ngăn chặn đờm trong cơ thể.
Húng quế
Đây là loại thảo mộc có thể giảm triệu chứng cảm lạnh, cúm nhờ đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ. Uống trà lá húng quế góp phần chống nhiễm trùng, hạ sốt và tăng khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
Hoa cúc tím
Hoa cúc tím là một loài thực vật có hoa thân thảo lâu năm. Chiết xuất hoa cúc tím có đặc tính kháng khuẩn. Loài hoa này từ lâu đã được sử dụng để hỗ trợ điều trị vết thương và nhiễm trùng như nhiễm trùng tiểu. Nghiên cứu cho thấy cúc tím cũng có thể có hiệu quả chống lại vi khuẩn đường hô hấp.
Bạn có thể dùng hoa cúc tím dưới nhiều hình thức, bao gồm cả thuốc mỡ. Nó cũng thường được chế biến dưới dạng chiết xuất, cồn thuốc, viên nén và viên nang, thường được dùng ba lần một ngày trong thời gian không quá 10 ngày.
Rau diếp cá
Rau diếp cá chứa decanoyl – acetaldehyd có tác dụng kháng khuẩn như ức chế tụ cầu vàng, phế cầu, liên cầu, E.coli, trực khuẩn bạch hầu.
Rau diếp cá còn chứa Quercitrin và Dioxy-flavonon giúp lợi tiểu, làm chắc thành mao mạch có hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ.
Rau diếp cá còn được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Chanh
Uống nước chanh ấm góp phần đào thải độc tố và cung cấp khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể để kháng vi khuẩn, virus. Chanh còn có hàm lượng vitamin C cao, tăng miễn dịch. Nước chanh dùng với mật ong giảm nhiễm trùng họng.
![]() |
Một dược
Các hợp chất kháng sinh trong một dược có thể giúp hỗ trợ bảo vệ, chống lại một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và viêm nướu. Một nghiên cứu cho thấy một dược có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh trichomonas (một bệnh lây truyền qua đường tình dục) mà các phương pháp điều trị khác không đáp ứng. Loại kháng sinh tự nhiên này cũng có thể giúp hỗ trợ để chống lại vi khuẩn gây bệnh Lyme.
Không giống như hầu hết các loại thuốc kháng sinh, một dược có thể hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn không phát triển. Nó cũng không gây ra hiện tượng kháng kháng sinh. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn về dược liệu này và hiện tại không có hướng dẫn rõ ràng về liều lượng và cách dùng.
Rau kinh giới
Rau kinh giới chứa 2 hoạt chất Carvacrol và Thymol có tác dụng kháng khuẩn mạnh, hiệu quả với diệt ký sinh trùng đường ruột như giun, sán gây chảy máu, ngộ độc, tắc ruột.
Rau kinh giới được sử dụng dể điều trị rối loạn tiêu hóa, chứng khó tiêu giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Rau kinh giới cũng chứa nhiều khoáng chất như kali, canxi, magie, sắt giúp tăng cường dinh dưỡng, ngăn ngừa thiếu máu.
Xạ hương
Cỏ xạ hương có thể bảo vệ chống lại các vi khuẩn như E. coli, Listeria monocytogenes, Pseudomonas putida, S. aureus, methicillin-resistant S. aureus (MRSA). Cỏ xạ hương có thể được ứng dụng trong hỗ trợ điều trị, nhưng cần nghiên cứu thêm để xác định các phương pháp thực hành tốt nhất. Không có hướng dẫn về liều lượng cho việc bổ sung cỏ xạ hương hoặc dùng cỏ xạ hương như một loại thuốc kháng sinh. Nhưng đây là một thực phẩm lành mạnh cho chế độ ăn uống cân bằng.
![]() |
Đinh hương
Đinh hương với tác dụng kháng khuẩn giúp chống lại nhiều loại vi khuẩn khác nhau bao gồm cả E.coli.
Đinh hương thường dùng để điều trị chứng khó chịu dạ dày, tiêu chảy, giúp long đờm. hoa và dầu cây đinh hương có tác dụng điều trị chứng ợ hơi, buồn nôn và nôn.
Ngoài ra, đinh hương còn dùng để bôi lên nướu răng giúp trị đau răng, giảm đau khi làm răng.
Bìm bịp vàng
Các hợp chất hoạt tính sinh học trong thảo dược bìm bịp vàng có đặc tính kháng khuẩn. Một số người sử dụng bìm bịp vàng để hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa và các bệnh về da. Nghiên cứu cho thấy rằng bìm bịp vàng có thể giúp hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiểu bằng cách ngăn chặn vi khuẩn bám vào thành bàng quang.
Nghiên cứu về lợi ích sức khỏe và rủi ro của bìm bịp vàng ở người còn hạn chế. Tuy nhiên, thảo dược này thường có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung, nhưng vẫn còn thiếu nhiều bằng chứng khoa học hướng dẫn việc sử dụng bìm bịp vàng cho bất kỳ mục đích nào liên quan đến sức khỏe.
Dầu dừa
Dầu dừa có khoảng 50% acid lauric – loại acid có thể kháng khuẩn, kháng virus, chống nấm ở mức độ nhẹ nên có thể được sử dụng như một thành phần mỹ phẩm giúp da kháng khuẩn, chống nấm.
Dầu dừa còn có tác dụng dưỡng tóc vô cùng hiệu quả. Acid lauric trong dàu dừa có thể ngấm sâu vào tóc, phủ một lớp ngoài bảo vệ giúp tóc mượt và giảm hư hại.
Dầu dừa có 90% là acid béo no nên không tốt cho tim mạch. Vì vậy, không nên dùng dầu dừa thường xuyên trong xào nấu, trộn salad dùng hàng ngày.
Rủi ro của kháng sinh tự nhiên
Ngay cả các sản phẩm tự nhiên cũng có thể gây hại, đặc biệt khi dùng liều cao, dùng quá lâu hoặc ở những người có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nhất định. Chúng có thể tạo ra tác dụng phụ và ảnh hưởng đến các chất bổ sung hoặc thuốc khác.
Do đó, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
![]() |
![]() |
![]() |