Tỏi tây - Thực phẩm đa công dụng cho sức khỏe Tỏi đen giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư Tác hại khôn lường khi sử dụng tỏi không đúng cách |
Tỏi là thực vật thuộc họ Hành, được sử dụng nhiều làm gia vị để chế biến món ăn. Tỏi có vị cay, hăng, tính ấm có tác dụng giải cảm; giải độc; tiêu đờm… và nhiều tác dụng khác
Trong tỏi chứa thành phần chất allicin, một hợp chất sulfur tạo mùi vị đặc trưng như lưu huỳnh. Các hợp chất lưu huỳnh này không chỉ giải phóng ở trong khoang miệng mà còn lan tỏa ra ruột, phổi, gan. Điều này sẽ khiến hơi thở của bạn có mùi hôi sau khi ăn tỏi.
Mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại gây hôi miệng, điều này khiến nhiều người rất e ngại. Những cách dưới đây sẽ giúp bạn loại bỏ hoàn toàn vấn đề đó.
Ăn rau thơm
Lưu huỳnh có trong tỏi không chỉ lưu lại trong khoang miệng mà còn đi vào sâu trong ruột. Vì thế, để hết mùi hôi từ tỏi, làm sạch miệng là chưa đủ.
Trong khi đó, các chất có trong mùi tây như chlorophyll và polyphenols sẽ giúp trung hòa lưu huỳnh trong tỏi, giúp miệng trở nên thơm tho.
Một số loại rau thơm khác như húng quế, bạc hà, xạ hương, … cũng có tác dụng tương tự.
Ăn táo
Táo giúp giảm hơi thở có mùi tỏi nhờ các enzyme polyphenol oxidase (PPO) có tác dụng khử mùi. Táo cứng nên khi nhai hỗ trợ làm sạch răng, kéo theo các mảng bám dính trong kẽ răng ra ngoài. Nên ưu tiên táo giòn, ăn cả vỏ để tận dụng lợi ích giảm mùi hơi thở tốt hơn.
Nhai kẹo cao su
Đây là giải pháp được nhiều người áp dụng và thành công. Bởi kẹo cao su chứa thành phần xylitol có tác dụng kích thích sản xuất nước bọt. Từ đó giúp làm giảm mùi hôi miệng do tỏi gây ra hiệu quả.
Ăn một lát chanh
Ăn một lát chanh cũng sẽ giúp “đánh bay” mùi hôi miệng, vì axit từ chanh sẽ vô hiệu hóa alliinase, một loại enzym gây mùi được tiết ra từ tỏi băm.
Trà xanh hoặc trà bạc hà
Uống trà xanh hoặc trà bạc hà sau khi ăn tỏi hỗ trợ át mùi hôi khó chịu. Trà xanh chứa nhiều chống chống oxy hóa, catechin, làm giảm mảng bám hiệu quả như nước súc miệng sát trùng, nước trà ức chế mùi hôi do tỏi, ngăn ngừa khô miệng.
Uống mật ong hoặc nước chanh
Bên cạnh việc nhai 1 lát chanh thì uống một ít nước pha mật ong hoặc chanh sau khi ăn tỏi sẽ giúp bạn khử mùi hôi trong khoang miệng rất tốt.
Uống sữa
Sữa giúp giảm mùi tỏi hiệu quả nếu bạn uống trước hoặc trong suốt bữa ăn. Lý do là nước ở trong sữa có tác dụng như nước súc miệng, còn chất béo sẽ trung hòa lưu huỳnh.
Uống cà phê
Cà phê có mùi thơm mạnh và đậm, có thể thể xử lý hiệu quả tình trạng ăn tỏi hôi miệng. Tuy nhiên, cách này chỉ cho hiệu quả tạm thời trong thời gian ngắn. Hơn thế sau khi uống cà phê để trị mùi hôi miệng, bạn cần vệ sinh răng miệng cẩn thận để răng không bị ố vàng hay phát sinh các bệnh lý về răng miệng.
Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng
Thành phần chất khử mùi có trong nước muối, nước súc miệng sẽ giúp giảm mùi hôi của tỏi nhanh chóng.
Sử dụng que cạo lưỡi
Rất nhiều vi khuẩn gây mùi tích tụ ở dưới lưỡi, khu vực hầu hết mọi người bỏ qua khi đánh răng. Sử dụng que cạo lưỡi kết hợp bàn chải đánh răng sẽ giúp loại bỏ mùi hôi từ các vi khuẩn này.
Dùng baking soda
Dùng baking soda (hay còn gọi là bột nở) có thể giúp giảm mùi hôi miệng tạm thời sau khi ăn tỏi. Baking soda có khả năng tương tác với các hợp chất sulfur và làm giảm mùi hôi của tỏi. Theo đó, sau khi ăn thức ăn có tỏi, bạn có thể nhai một ít baking soda hoặc pha loãng baking soda trong nước để rửa miệng.
Lưu ý, dù là nhai hay súc miệng với dung dịch baking soda pha loãng thì bạn đều cần cần súc miệng lại bằng nước sạch để loại bỏ cả mùi tỏi và mùi baking soda.
Đánh răng loại bỏ mùi hôi do ăn tỏi
Đánh răng là một trong những biện pháp đơn giản và hiệu quả xử lý ăn tỏi hôi miệng. Khi đánh răng, các mảng bám thức ăn và vi khuẩn gây mùi trong miệng sẽ được loại bỏ. Tình trạng hôi miệng được loại bỏ một cách hiệu quả.
Loại củ nhỏ xíu nhưng lại có nhiều công dụng thần kỳ trong việc chữa bệnh |
Công dụng của tỏi sẽ tăng lên 4 lần nếu ăn kèm thứ này |
Tác dụng của tỏi sống đối với sức khỏe |