4 loại rau ngon - bổ - rẻ ít bị phun thuốcTỏi đen giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thưTỏi tây - Thực phẩm đa công dụng cho sức khỏe |
Trong tỏi sống có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trung bình cứ 100g tỏi sống sẽ có chứa 6,36g protein, khoảng 33g carbohydrates và 150g calo. Bên cạnh đó, trong tỏi cũng có chứa nhiều dưỡng chất thuộc vitamin nhóm B (như B1, B2, B3 và B6). Một số khoáng chất tự nhiên khác cũng có trong tỏi như Fe, Ca, K, Ma, Mg, P,...
Nhờ những hàm lượng dinh dưỡng trên, tỏi có thể giúp làm giảm cholesterol xấu, giải độc kim loại nặng, giúp giảm cân, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm viêm, ngăn ngừa lão hóa sớm, thư giãn các mạch máu và bảo vệ chúng khỏi bị hư hại. Tuy nhiên, việc sử dụng tỏi cũng có những lưu ý mà bạn cần quan tâm.
Nguy cơ chảy máu
Trong tỏi có chứa chất allicin với tác dụng ức chế hình thành cục máu đông nên khi ăn quá nhiều tỏi sẽ tăng nguy cơ chảy máu. Đặc biệt với những người đang dùng thuốc kháng đông, người sau phẫu thuật, ăn tỏi nhiều có thể gây chảy máu trong, xuất huyết.
Người bệnh đang sử dụng thuốc chống đông máu và đang có lịch dự kiến phẫu thuật thì nên thăm hỏi bác sĩ về chế độ ăn uống để tránh sự tương tác giữa thuốc các thực phẩm như tỏi.
Gây tổn thương gan
Dùng tỏi quá mức có thể ảnh hưởng đến gan. Mặc dù tỏi sống có khả năng chống oxy hóa nhưng ăn quá nhiều có thể dẫn đến nhiễm độc gan. Theo nghiên cứu trên chuột, tiêu thụ tỏi với liều lượng cao (0,5 gram tỏi/kg trọng lượng cơ thể) có thể gây tổn thương gan. Tuy nhiên, dùng tỏi liều thấp (0,1 gam đến 0,25 gam cho mỗi kg trọng lượng cơ thể) hàng ngày thì vẫn ở ngưỡng an toàn
Làm hôi miệng
Bản thân tỏi chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh làm hơi thở có mùi hôi. Điều này gây khó chịu với người bạn đang nói chuyện và làm giảm sự tự tin. Vì thế, khi có các cuộc hẹn quan trọng, bạn nên hạn chế ăn các món có quá nhiều tỏi.
Ngoài ra, bạn có thể giảm mùi hôi miệng sau khi ăn tỏi bằng cách nấu chín chúng, vì khi chín lượng hợp chất lưu huỳnh trong tỏi sẽ giảm đi.
Gây buồn nôn, nôn và ợ nóng
Nhiều bằng chứng cho thấy ăn tỏi tươi khi bụng đói có thể gây trào ngược axit, buồn nôn, nôn và ợ chua. Một số nghiên cứu quan sát cũng cho thấy dùng tỏi có thể gây ợ nóng và buồn nôn. Ăn quá nhiều tỏi cũng có thể gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) ở một vài người.
Gây vấn đề về tiêu hóa
Nhiều người xuất hiệu các triệu chứng như đầy bụng, chướng khí, thậm chí đau dạ dày sau khi ăn tỏi quá nhiều. Việc này được lý giải do thành phần fructan có trong tỏi.
Fructan là một loại đường đa. Trong quá trình tiêu hóa, có một phần nhỏ fructan không được hấp thu sẽ bị lên men trong ruột non, sinh ra khí nên ăn nhiều tỏi dẫn đến chướng bụng, đầy hơi.
Tiêu chảy
Dùng tỏi tươi quá mức có thể gây tiêu chảy. Tỏi có thể gây tiêu chảy vì nó có thể gây đầy hơi.
Chóng mặt
Bên cạnh việc gây hại cho hệ tiêu hóa, ăn quá nhiều tỏi có thể gây chóng mặt. Tỏi làm hạ huyết áp, khi huyết áp giảm, não không nhận đủ oxy từ máu nên gây chóng mặt.
Làm hạ huyết áp quá nhiều
Tiêu thụ tỏi có thể làm giảm huyết áp, nếu bạn đang dùng thuốc điều trị huyết áp cao, nó có thể dẫn đến hạ huyết áp quá nhiều (huyết áp thấp).
Ảnh hưởng thị lực
Dùng tỏi quá nhiều có thể làm giảm thị lực, nếu nghiêm trọng nguy cơ cao sẽ làm mất thị lực. Nguyên nhân do xảy ra hiện tượng xuất huyết trong khoang trước của mắt (khoảng trống giữa mống mắt và giác mạc).
Người đang bị bệnh về mắt, thị lực yếu thì nên hạn chế ăn tỏi và cần tư vấn y tế khi mắt cảm thấy khó chịu hay dấu hiệu bất thường.
Đổ nhiều mồ hôi
Một số nghiên cứu cho thấy, tỏi cũng có thể gây đổ mồ hôi nhiều ở một số người.
Bệnh chàm hoặc phát ban
Khi tiếp xúc lâu dài với tỏi có thể gây kích ứng da. Một số enzyme cụ thể trong tỏi có thể dẫn đến tình trạng kích ứng này. Bệnh chàm cũng có thể là một trong những tình trạng đi kèm với chứng dị ứng này.
Theo một nghiên cứu, việc thường xuyên sử dụng tỏi để nấu ăn có thể dẫn đến phát ban da, nổi mề đay và ngứa.
Tương tác với một số loại thuốc
Theo một nghiên cứu, tỏi được phát hiện có tương tác với các loại thuốc, chẳng hạn như chlorpropamide, fluindione, ritonavir và warfarin.
Lượng tỏi nên dùng trong ngày
Bạn nên dùng 1 - 2 tép tỏi (khoảng 3 - 6 gam) mỗi ngày là tốt nhất cho cơ thể. Tuy nhiên, khi ăn với lượng khuyến cáo mà bạn vẫn mắc các triệu chứng trên thì bạn nên giảm lượng tỏi đang dùng.
Công dụng của tỏi sẽ tăng lên 4 lần nếu ăn kèm thứ này |
Tác dụng của tỏi sống đối với sức khỏe |
Công dụng đặc biệt của tỏi Lý Sơn |