Thay cơm trắng bằng thực phẩm nào để giảm cân hiệu quả? Những tác dụng tuyệt vời của nước gạo lứt đối với sức khoẻ Uống nước gạo lứt rang mỗi ngày có tốt? |
Gạo lứt là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, giữ lại lớp cám gạo bên ngoài nên rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và nguyên tố vi lượng. Theo USDA - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Tinh bột, chất béo, đạm, chất xơ cùng các vitamin như: B1, B2, B3, B5, B6… và các nguyên tố vi lượng như: Canxi, kali, natri, magie, selen, sắt, glutathione…
Gạo lứt thường được xếp vào nhóm thực phẩm lành mạnh cho sức khỏe bởi hàm lượng dinh dưỡng cao. Cũng chính vì lý do này mà một số người tiêu dùng đã và đang có xu hướng chuyển sang dùng hẳn gạo lứt trong các bữa ăn hàng ngày.
Thực tế, gạo lứt có tác dụng rất tốt trong giảm cân bởi vì nó chứa nhiều nguyên tố Mangan, chất xơ và Selen có tác dụng chống oxy hóa và cải thiện hệ tiêu hóa của cơ thể.
Tuy nhiên, theo Thạc sĩ Bác sĩ (ThS-BS) Đặng Ngọc Hùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng nhìn nhận, gạo lứt rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng phù hợp ăn loại gạo này.
Dưới đây là các nhóm người không nên sử dụng cũng như cần hạn chế loại thực phẩm này:
Người có chức năng tiêu hóa kém hoặc đã từng phẫu thuật đường tiêu hóa
Gạo lứt cứng và khó tiêu hóa hơn gạo trắng. Chất xơ trong gạo lứt có thể gây thêm áp lực cho hệ tiêu hóa vốn đã yếu, làm tăng khó khăn trong việc tiêu hóa. Do đó người có vấn đề về tiêu hóa nên hạn chế ăn nhiều gạo lứt để tránh nguy cơ giãn nứt tĩnh mạch hoặc xuất huyết dạ dày.
Người bị bệnh đường ruột
Những người bị viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích nên hạn chế ăn gạo lứt vì có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Người có khả năng miễn dịch kém
Những trường hợp này ăn nhiều gạo lứt có thể dẫn đến hấp thụ protein và chất béo giảm, gây ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch của cơ thể.
Người thiếu hụt canxi, sắt
Gạo lứt chứa Phytic acid, có thể kết hợp với các khoáng chất tạo thành chất kết tủa và làm giảm khả năng hấp thu canxi và sắt. Những người thiếu hụt các khoáng chất này, có mức canxi thấp hoặc vấn đề về xương nên hạn chế gạo lứt và bổ sung các thực phẩm giàu canxi và sắt như: Sữa, thịt, cá...
Người có vấn đề về răng miệng
Người bị mòn men răng, viêm lợi nên hạn chế ăn gạo lứt vì lớp vỏ cứng của gạo lứt có thể làm tổn thương răng.
Người mắc bệnh thận
Người mắc bệnh thận cũng là nhóm đối tượng không nên sử dụng gạo lứt. Bởi loại gạo này chứa phốt pho và việc tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa phốt pho có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho người có vấn đề về thận.
Trẻ em dưới 1 tuổi
Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa thích nghi được với chất xơ trong gạo lứt.
Người hoạt động thể lực nặng
Gạo lứt cung cấp ít năng lượng và thiếu chất đạm và chất béo nên không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho những người có hoạt động thể lực cao. Thay vào đó, những người này nên chọn thực phẩm giàu đạm và năng lượng.
Người gầy yếu, suy nhược cơ thể
Gạo lứt khó tiêu hóa hơn gạo trắng, có thể khiến cơ thể khó hấp thu các chất dinh dưỡng khác.
Thanh thiếu niên ở tuổi dậy thì
Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể có nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cao cùng sự hoạt động mạnh của các hormone. Chỉ ăn gạo lứt không thể cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết và lượng chất xơ nhiều có thể cản trở hấp thu dinh dưỡng, gây thiếu hụt dinh dưỡng.
Phụ nữ mang thai
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng gạo lứt, vì lượng chất xơ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt.
Người cao tuổi
Chức năng tiêu hóa của người cao tuổi đã suy yếu. Việc ăn gạo lứt có nhiều chất xơ có thể tạo gánh nặng cho dạ dày, gây khó tiêu. Do đó, nhóm đối tượng này nên chọn thực phẩm dễ tiêu hóa hơn.
Những công dụng thần kỳ của gạo lứt bạn cần biết |
Uống nước gạo lứt rang có tác dụng gì? |
3 loại gạo phù hợp với chế độ ăn của người tiểu đường |