Bụi mịn nguy hiểm đến mức nào?

Bụi mịn là “kẻ thù” vô hình đe dọa sức khỏe của bạn và gia đình. Bạn đã biết gì về nó chưa? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.
Ô nhiễm không khí có thể "hủy hoại" những lợi ích của việc tập luyện buổi sáng? Quy định ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Đổi mới mô hình tăng trưởng từ "nâu" sang "xanh"

Đặc điểm của bụi mịn

Bụi mịn là thuật ngữ mô tả các hạt lơ lửng trong không khí, có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet (µm). Vì siêu nhỏ, hạt bụi PM2.5 không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng gồm các phân tử vô cơ hoặc hữu cơ ở dạng lỏng hoặc rắn bay lơ lửng trong không khí.

Bụi mịn nguy hiểm đến mức nào?

Nguồn gốc của bụi mịn đến từ bụi, đất, bồ hóng,... Nhưng nó chủ yếu là do khói của việc đốt cháy các nhiên liệu hữu cơ trong hoạt động công nghiệp hay khí thải từ các phương tiện giao thông, rác thải, cháy rừng,...

Bụi hay hợp chất có trong bụi được gọi chung là Particulate Matter, ký hiệu pm. Kích thước của nó rất đa dạng và thường được ghi phía sau cụm từ PM với đơn vị đo là µm (micromet).

Bụi mịn PM2.5

Chắc hẳn nhiều người chưa từng nghe và không biết bụi mịn pm2.5 là gì và nó ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe. Giải thích về vấn đề này, giới chuyên môn định nghĩa bụi mịn pm2.5 là những hạt bụi li ti có trong không khí với kích thước 2,5 micron trở xuống (so với sợi tóc con người thì nó nhỏ hơn khoảng 30 lần). Bụi mịn pm2.5 được hình thành từ các chất như nitơ, carbon và các hợp chất kim loại khác.

Khi nồng độ bụi mịn pm2.5 trong không khí ở ngoài trời tăng lên thì sẽ làm cho không khí bị mờ đi và tầm nhìn bị giảm trông giống như sương mù. Bụi mịn pm2.5 có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp và gây nên một số bệnh nguy hiểm như đột quỵ, tim mạch, ung thư....

Người thường xuyên phải tiếp xúc với bụi mịn có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe như hắt hơi, sổ mũi, khó thở, khô mắt...khi tiếp xúc lâu dài thì sẽ làm gia tăng tỷ lệ giảm chức năng phổi, viêm phế quản mãn tính và tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi và bệnh tim ở người bệnh. Theo thống kê thì mỗi năm, bụi mịn pm2.5 có thể tăng 10μg/m3, đồng nghĩa với việc số bệnh nhân cấp cứu vì bệnh cao huyết áp sẽ tăng 8% và các bệnh về tim mạch cũng tăng lên đáng kể.

Bụi mịn nguy hiểm đến mức nào?

Bụi mịn PM1.0

Bụi mịn PM1.0 hay còn được biết đến là bụi siêu mịn được các nhà khoa học phát hiện gần đây.

Chúng có kích thước siêu nhỏ, nhỏ hơn 1.0µm. Khi chúng xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ dễ dàng tấn công phế nang, thậm chí ảnh hưởng xấu đến tế bào hay ADN của cơ thể người.

Chúng thường xuất hiện vào những ngày có không khí khô hay nhiệt độ thấp, gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm cho phổi.

Tác hại của bụi mịn

Gây các bệnh về đường hô hấp

Bụi mịn chứa hàm lượng khí CO, SO2 hay NO2 cao, khiến cho tế bào thiếu oxy, gây ảnh hưởng xấu đến phổi.

Nếu chúng ta tiếp xúc lâu dài với môi trường có bụi mịn thì sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, chẳng hạn như viêm phế quản mãn tính, bệnh hen suyễn, suy nhược chức năng của phổi, thậm chí là ung thư phổi.

Gây bệnh về tâm lý

Ô nhiễm môi trường không khí, khói bụi... khiến môi trường thêm ngột ngạt, khó thở, từ đó khiến cho sinh hoạt của người dần bị ảnh hưởng và dẫn đến tâm lý thay đổi bất thường.

Gây độc cho các hệ cơ quan khác

Trong khi hệ hô hấp là hệ cơ quan chịu nhiều ảnh hưởng bởi bụi mịn nhất thì các hệ cơ quan khác như hệ thần kinh, hệ tuần hoàn,... cũng chịu tác động không kém.

Đối với hệ thần kinh, ô nhiễm không khí tạo cảm giác khó chịu, ngột ngạt và khó thở, ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt của chúng ta. Không những thế, chúng còn ảnh hưởng đến não bộ, tăng nguy cơ đột quỵ, giảm trí nhớ, trầm cảm,...

Bụi mịn nguy hiểm đến mức nào?

Đối với hệ tuần hoàn, bụi mịn đi vào phế nang, qua vách ngăn khí - máu rồi đi vào hệ tuần hoàn, chúng sẽ làm vỡ mạch máu, dẫn đến tắc nghẽn mạch, gây nhồi máu cơ tim.

Ảnh hưởng xấu đến tế bào hay ADN của cơ thể người

Bụi mịn còn làm cho cơ thể sản sinh ra các gốc tự do. Những gốc tự do này sẽ tấn công các tế bào và các phân tử đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, trong đó có ADN.

Điều này sẽ làm cho cơ thể sinh ra những biến đổi, tăng nguy cơ đột biến và thậm chí hình thành các khối u ung thư.

Gây hại cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Đối với phụ nữ mang thai, nếu tiếp xúc lâu dài với bụi mịn sẽ gây hại đến sức khỏe của thai nhi, dẫn đến các tình trạng sụt cân, tự kỷ, suy nhược thần kinh,... khi trẻ mới sinh ra.

Các bệnh khác

Bụi siêu mịn PM2.5 còn được mệnh danh là "sát thủ âm thầm" bởi có thể thúc đẩy bệnh xơ gan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa, rối loạn chức năng gan. PM2.5 gây kháng insulin, viêm và tăng biến chứng bệnh tiểu đường. Bụi mịn còn tấn công vào phế nang, vượt qua vách ngăn khí - máu để đi vào hệ tuần hoàn và gây bệnh, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.

Làm gì để bảo vệ bản thân trước ô nhiễm

Hà Nội và TP HCM là một trong những thành phố có chất lượng không khí thấp nhất châu Á. Trong đó, Hà Nội được cho là thành phố ô nhiễm thứ 10 thế giới, chỉ số bụi PM2.5 liên tục ở mức kém. Ước tính hơn 40% dân số thành phố đang phơi nhiễm với nồng độ bụi PM2.5 cao gấp đôi quy chuẩn quốc gia.

Trạm đo của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cũng cho thấy trong sáng 18/11/2024 chỉ số bụi PM 2.5 liên tục ở mức kém. Trang tổng hợp dữ liệu hàng nghìn trạm đo chất lượng không khí trên toàn thế giới IQAir lúc 12h xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 10 thế giới với chỉ số 155, đứng đầu là Delhi của Ấn Độ chỉ số 1.660.

Bụi mịn nguy hiểm đến mức nào?

Để hạn chế tối đa bụi mịn, các bác sĩ khuyến cáo mọi người ngoài đeo khẩu trang khi ra ngoài thì nên tránh khu vực thường bị ô nhiễm như khu công nghiệp, đường cao tốc. Người làm việc trong môi trường nguy cơ cao ô nhiễm cần trang bị bảo hộ lao động đúng tiêu chuẩn.

Hạn chế đeo kính áp tròng vì các hạt bụi có thể kẹt giữa con ngươi và mắt kính, từ đó làm hỏng giác mạc. Nên rửa tay sạch khi về nhà, uống đủ nước, dùng dung dịch nước muối để làm sạch mũi.

Bác sĩ lưu ý ăn uống sạch, vệ sinh mũi họng hàng ngày. Tăng cường tập thể dục nâng cao sức khỏe, cải thiện sức đề kháng. Bổ sung vitamin, khoáng chất từ rau xanh, trái cây, nước ép... để tăng cường miễn dịch.

Do bụi mịn rất nhỏ và gần như tàng hình nên không chắc rằng trong nhà của chúng ta không có bụi mịn. Do đó, chúng ta nên trang bị một chiếc máy lọc không khí nhằm nâng cao chất lượng không khí trong nhà.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể trồng thêm các loại cây cảnh trong nhà để cải thiện chất lượng không khí dù hiệu suất lọc của chúng không bằng máy móc.

Lựa chọn sống nơi thoáng nhất có thể, nhiều cây xanh càng tốt và bảo vệ cơ thể trước khi ra đường. Những người làm việc trong môi trường có nguy cơ cao nhiễm ô nhiễm nặng như hầm mỏ, đan dệt, xi măng cán thép, các cửa hàng xăng-dầu... cần có bảo hộ lao động đúng tiêu chuẩn.

Hà Nội: Kiểm soát ô nhiễm không khí trên địa bàn Thành phố Hà Nội: Kiểm soát ô nhiễm không khí trên địa bàn Thành phố
Giải pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường? Giải pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường?
Ô nhiễm không khí trong nhà - Mối nguy hiểm tiềm ẩn Ô nhiễm không khí trong nhà - Mối nguy hiểm tiềm ẩn
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Công bố báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2023

Công bố báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2023

Bộ Tài ngu'yên và Môi trường vừa công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 với chủ đề “Môi trường nông thôn - Thực trạng và giải pháp”.
Tác hại của việc nhai một bên và cách khắc phục

Tác hại của việc nhai một bên và cách khắc phục

Nhai một bên là thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ khuôn mặt.
Virus HMPV gây bệnh ở Trung Quốc từng xuất hiện tại TP.HCM

Virus HMPV gây bệnh ở Trung Quốc từng xuất hiện tại TP.HCM

Sở Y tế TP.HCM cho biết virus HMPV chỉ là một trong số các tác nhân gây viêm đường hô hấp ở trẻ em, đã được ghi nhận tại TP.HCM trong thời gian qua.
Lợi ích khi uống cà phê đen

Lợi ích khi uống cà phê đen

Cà phê đen không chỉ là thức uống khởi đầu ngày mới hoàn hảo mà còn mang đến nhiều lợi ích đáng ngạc nhiên cho sức khỏe.
Những lợi ích của việc đi bộ leo dốc

Những lợi ích của việc đi bộ leo dốc

Bạn có muốn sở hữu một thân hình săn chắc, khỏe mạnh và một trái tim khỏe mạnh? Đi bộ leo dốc chính là câu trả lời hoàn hảo cho bạn.
Bệnh do virus HMPV không lạ, không mới

Bệnh do virus HMPV không lạ, không mới

Một loại dịch bệnh mới vừa xuất hiện ở Trung Quốc, với những triệu chứng tương tự cúm gây quá tải ở các bệnh viện. Đây là các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường gia tăng vào thời điểm cuối năm.
Cơ sở sản xuất chia sẻ chi tiết quy trình làm bánh cốm

Cơ sở sản xuất chia sẻ chi tiết quy trình làm bánh cốm

Với hương vị ngọt thanh, dẻo thơm đặc trưng của cốm mới, bánh cốm không chỉ là món ăn mà còn là một phần hồn của Hà Nội, gợi nhớ về những giá trị truyền thống.
Chuyên gia chỉ cách “đánh bay” cơn ho khi thời tiết giao mùa

Chuyên gia chỉ cách “đánh bay” cơn ho khi thời tiết giao mùa

Quả lê không chỉ là món quà mùa thu được nhiều người yêu thích, nếu thêm một bước còn là vị thuốc rất tốt cho cơ thể, nhất là khi thời tiết đang chuyển mùa.
Những người nên hạn chế ăn cải xoong

Những người nên hạn chế ăn cải xoong

Cải xoong là loại rau phổ biến và giàu dinh dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn. Dưới đây là một số trường hợp nên hạn chế hoặc tránh ăn cải xoong.
8 cách để thanh lọc hệ tiêu hóa vào buổi sáng

8 cách để thanh lọc hệ tiêu hóa vào buổi sáng

Buổi thức dậy, hãy dành một chút thời gian để chăm sóc hệ tiêu hóa, việc này giúp bạn có sức khỏe tổng thể tốt và tâm trạng thoải mái.
Ai không nên uống nước cam?

Ai không nên uống nước cam?

Mặc dù nước cam chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng phù hợp để uống loại nước này.
Một số lợi ích đến từ quả gấc

Một số lợi ích đến từ quả gấc

Không chỉ là nguyên liệu giúp món ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn, mà gấc còn có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của bạn.
Cá cơm nhỏ bé nhưng giá trị dinh dưỡng "khổng lồ"

Cá cơm nhỏ bé nhưng giá trị dinh dưỡng "khổng lồ"

Cá cơm không chỉ là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày mà còn là một kho tàng dinh dưỡng quý giá.
Tại sao nên sắm bát đĩa mới trong dịp Tết Nguyên đán?

Tại sao nên sắm bát đĩa mới trong dịp Tết Nguyên đán?

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán, chắc hẳn mọi người đang tất bật chuẩn bị đón Tết. Một trong những thói quen không thể thiếu trong dịp Tết của nhiều gia đình là sắm bộ bát đĩa mới.
Những thực phẩm tốt cho lá phổi

Những thực phẩm tốt cho lá phổi

Với tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng, làm thế nào để bảo vệ lá phổi và tăng cường sức khỏe tổng thể là điều được rất nhiều người quan tâm?
Khi tức giận, điều gì xảy ra trong cơ thể bạn?

Khi tức giận, điều gì xảy ra trong cơ thể bạn?

Tức giận là một cảm xúc tự nhiên của con người, tuy nhiên, nếu không được kiểm soát, nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.
Một số cây cảnh  giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà

Một số cây cảnh giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà

Không khí trong nhà của bạn có thể không trong lành như bạn tưởng. Tuy vậy, bên cạnh máy lọc không khí thì một số loại cây cảnh có thể giúp cải thiện tình hình này.
Danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện

Danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 01/2025/TT-BYT ngày 1/1/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Hà Nội ô nhiễm không khí, người dân cần làm gì để bảo vệ sức khỏe?

Hà Nội ô nhiễm không khí, người dân cần làm gì để bảo vệ sức khỏe?

Thời gian qua, không khí tại Hà Nội liên tục được ghi nhận chỉ số ô nhiễm ở mức rất cao. Thậm chí, có thời điểm chỉ số ô nhiễm không khí của Hà Nội cao nhất thế giới. Vậy khi vào "mùa" ô nhiễm không khí, người dân cần làm gì để bảo vệ sức khỏe?
Người bệnh được bảo hiểm y tế hoàn tiền nếu bệnh viện hết thuốc

Người bệnh được bảo hiểm y tế hoàn tiền nếu bệnh viện hết thuốc

Từ đầu năm 2025, người bệnh sẽ được bảo hiểm y tế hoàn tiền nếu bệnh viện hết thuốc hoặc vật tư y tế mà bác sĩ đã kê đơn.
Vì sao gót chân nứt nẻ vào mùa đông?

Vì sao gót chân nứt nẻ vào mùa đông?

Mùa đông với khí hậu hanh khô khiến làn da chúng ta, đặc biệt là vùng gót chân, dễ bị mất nước và trở nên khô ráp, nứt nẻ. Vậy nguyên nhân chính là gì và làm sao để khắc phục tình trạng này?
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động