Bộ GTVT: Xem xét phê duyệt quy hoạch sân bay Côn Đảo Bay thẳng Côn Đảo cùng Bamboo Airways Vũng Tàu: Bảo vệ, giữ gìn nguồn nước tại huyện Côn Đảo |
Vùng biển Côn Đảo có sự đa dạng sinh học biển vào nhóm bậc nhất Việt Nam với rạn san hô đóng vai trò quan trọng. Nghiên cứu gần đây cho thấy, nhiều rạn san hô Côn Đảo đã có sự phục hồi khá tốt sau khi bị suy thoái. Tuy nhiên, một số vùng rạn không thể phục hồi sau khi suy thoái hay có diện tích hẹp do thiếu nền đáy cứng để san hô phát triển. Vì vậy, vấn đề phục hồi san hô cứng đã được Vườn Quốc gia Côn Đảo đề xuất và được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt.
Ban Quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo đã phối hợp với Viện Hải dương học Nha trang thực hiện dự án "Lựa chọn mô hình ứng dụng phục hồi san hô cứng tại Khu ramsar Vườn quốc gia Côn Đảo". Dự án được thực hiện từ tháng 5/2018 - 4/2021 nhằm phục hồi, tái tạo các rạn san hô bị ảnh hưởng do các tai biến thiên nhiên mà không thể phục hồi tự nhiên.
Dự án phục hồi san hô trên vùng biển Côn Đảo cho kết quả rất khả quan (ảnh VQG Côn Đảo) |
Dự án có 6 nội dung được xác định, trong đó có khảo sát lựa chọn địa điểm, xác định quy mô phục hồi san hô cứng tại Khu ramsar Vườn quốc gia Côn Đảo; đánh giá hiện trạng rạn san hô tại khu vực đã được chọn lựa trước và sau khi phục hồi, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả phục hồi; tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn và đào tạo kỹ năng phục hồi rạn san hô cho cán bộ địa phương và cộng đồng. Dự án cũng phục hồi rạn san hô trên nền đáy tự nhiên và mô hình nạn nhân tạo; theo dõi, giám sát xu thế thay đổi, khả năng phát triển của các loài san hô phục hồi, nguồn lợi sinh vật tại vị trí phục hồi; xây dựng quy trình phục hồi, quy mô chăm sóc và bảo vệ san hô cứng.
Theo đó, việc phục hồi rạn san hô được thực hiện tại 3 khu vực là: Đất Dốc, Tây Nam hòn Tài (phục hồi trên nền đáy tự nhiên) và Bãi Cát lớn (phục hồi trên nền đáy nhân tạo).
Dự án triển khai các hoạt động đánh giá hiện trạng, di dời và cố định san hô, theo dõi tỷ lệ sống và tăng trưởng (tiến hành 5 lượt trong thời gian 2 năm).Theo đó, có 7 loại san hô thuộc 3 giống: Acopora, Montipora và Pocillopora được lựa chọn phục hồi ở vùng biển Côn Đảo. Ngoài ra, một số loại có hình thái và màu sắc đẹp như: Echinophyllia echinoporoides, Oxypora glabra, Echinophyllia cehinoporoides cũng được thử nghiệm nhằm tạo các sinh cảnh đa dạng phục vụ du lịch sinh thái.
Tại những hu vực phục hồi san hô trên nền đáy nhân tạo, các nhà khoa học đã pháp tách mảnh sau đó cố định san hô vào 150 bồn bê tông dạng vòm. Ở các khu vực có nền đáy tự nhiên bảo đảm cho san hô phát triển tốt, các nhà khoa học thực hiện cố định trực tiếp trên nền san hô chết bằng dây cước hoặc dây rút. Để tạo sự chắc chắn, nhóm đã dùng cọc sắt 35cm hoặc đinh thép 10cm đóng trên nền san hô chết làm điểm tựa.
Hiện Côn Đảo đang có quần thể san hô vào loại đẹp nhất Việt Nam, cần phải quản lý việc khai thác một cách hợp lý các tài nguyên san hô (ảnh VQG Côn Đảo) |
Sau 2 năm (từ tháng 10/2018 đến tháng 9/2020) triển khai thực nghiệm phục hồi san hô tại vùng biển Côn Đảo cho thấy, san hô đã phục hồi tốt.
Cụ thể, theo đánh giá chi tiết hiện trạng nền đáy khu vực phục hồi san hô vào tháng 9/2020 cho thấy, lượng san hô đã được cải thiện rõ rệt thông qua các số liệu độ phủ của san hô sống. Theo đó, tại khu vực Bãi Cát Lớn độ phủ san hô cứng thay đổi từ 0-13,1%. Khu vực Hòn Tài độ phủ của san hô cứng tăng từ 3,8% lên 13,1%. Tương tự đối với khu vực Đất Dốc độ phủ của san hô cứng tăng từ 0,6% lên 10%.
Như vậy sau 2 năm phục hồi san hô, độ phủ của san hô cứng trung bình tại ba điểm phục hồi tăng từ 1,5 lên 12% với số lượng hơn 4.400 tập đoàn san hô đã được phục hồi trên nền đáy tự nhiên và 1.600 tập đoàn san hô đã được phục hồi trên rạn nhân tạo.