5 kiến nghị để thủy sản Việt Nam hướng tới mục tiêu 16 tỷ USD

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) kiến nghị 5 vấn đề để tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt mốc hai con số.

Xuất khẩu thủy sản chỉ cầm chừng 8-10 tỉ USD

5-6 năm qua, kết quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng chỉ cầm chừng 8-10 tỷ USD/năm
5-6 năm qua kết quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng chỉ cầm chừng 8-10 tỷ USD/năm.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam năm 2024, nhiều khó khăn và thách thức từ tác động của lạm phát, chi phí sản xuất gia tăng, nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu khan hiếm, cạnh tranh quốc tế, biến đổi khí hậu - ngành thủy sản Việt Nam với nhiều nỗ lực đã đạt được kết quả xuất khẩu khích lệ.

Kết quả xuất khẩu thủy sản năm 2024 là ấn tượng, song ông Nguyễn Hoài Nam cho rằng ngành thủy sản Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức lớn trong bối cảnh toàn cầu thay đổi nhanh chóng và bất định.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, một trong những vấn đề nổi bật cần xem xét đó là 5-6 năm qua, kết quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng chỉ cầm chừng 8-10 tỷ USD/năm – ngoại trừ 2022, trong khi chiến lược phát triển ngành đến 2030 (ban hành theo QĐ 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021) với mục tiêu mong muốn là 14-16 tỷ USD/2030. Tức là phải giữ được tốc độ tăng trưởng 2 con số (10-15%/năm).

"Nhìn từ góc độ tăng trưởng của ngành rau quả, đặc biệt là trái sầu riêng, cảm giác là xuất khẩu thủy sản cần có động lực tăng trưởng mới trong bối cảnh thế giới quá nhiều bất định, thay đổi nhanh trong kỷ nguyên số.

Dự báo tăng trưởng tiêu thụ thủy sản toàn cầu chỉ đạt mức 5-6%/năm, trong khi ngành thủy sản Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 2 con số trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu này, ngành không chỉ cố gắng giữ vững thị phần, tăng hàm lượng chế biến giá trị gia tăng mà ngành cần nghiên cứu để có một mô hình tăng trưởng mới phù hợp”, ông Nguyễn Hoài Nam nói.

Đề xuất lập chợ đấu giá

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)

Trước thực tế trên, ông Nguyễn Hoài Nam cho rằng vấn đề cốt lõi quan trọng và vấn đề nguyên liệu cho xuất khẩu và tiêu dùng. "Nông-ngư dân là lực lượng lớn tham gia trong ngành, nhưng không ít trong số đó vẫn còn khó khăn, còn những bất cập khác nhau. Chúng tôi đề xuất lập chợ đấu giá để ngư dân bán được hàng với giá tốt nhất, Nhà nước truy xuất được dữ liệu.

Thứ hai là soát xét, sửa đổi phù hợp các quy định liên quan đến vùng khai thác (bờ, lộng, khơi). Thứ ba là soát xét, sửa đổi phù hợp các quy định liên quan đến kích thước khai thác tối thiểu của một số loài - đặc biệt là cá ngừ vằn, ngừ vây vàng và các loài di cư", ông Nam nói.

VASEP kiến nghị Chính phủ, Bộ NN&PTNT có chiến lược xây dựng mô hình các Tập đoàn/ doanh nghiệp lớn về khai thác biển để hợp tác khai thác với các quốc gia có biển - không chỉ mở rộng phạm vi hoạt động mà còn tạo động lực mới cho ngư dân khai thác biển, cho nguồn nguyên liệu dồi dào bền vững hơn.

Đối với ngư dân, VASEP kiến nghị rà soát các quy định pháp luật để người dân nuôi trồng thủy sản có thể thế chấp, có thể vay vốn ngân hàng một cách bình thường; Cấp giấy phép mặt nước cho người dân (như dạng "sổ đỏ") để người dân có thể vay vốn từ các quỹ hoặc ngân hàng.

Tập trung cho vấn đề "con giống": Kiểm tra chặt hơn việc lưu thông, tiêu thụ tôm giống kém chất lượng; còn với giống cá tra cần phải có quy hoạch cho phát triển giống & có cơ chế ưu tiên cho người làm giống, thu hút các bên tham gia; các tỉnh cần ưu tiên sử dụng các quỹ đất/mặt nước cho nuôi trồng thủy sản, bao gồm cả diện tích mới và diện tích hết hạn thuê, thay vì chỉ tập trung cho du lịch, phát triển đô thị.

"Chúng tôi đề xuất Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh tín dụng xuất khẩu, gói tín dụng dành cho lâm-thủy sản như đã triển khai hiệu quả 2 năm qua sau Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với VASEP&Hiệp hội gỗ ngày 13/4/2023; đẩy mạnh bảo hiểm nông nghiệp, hỗ trợ chia sẻ rủi ro với nhà nông, kinh nghiệm bão số 3 vừa qua cho thấy rõ nhu cầu này", ông Nam nói.

Cuối cùng, đại diện VASEP kiến nghị đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, chuyển đổi số và có quy chế ràng buộc các chủ thể tham gia ngành thủy sản phải quan tâm và có giải pháp kiểm soát, hạn chế và trung hòa phát thải để ngành phát triển ổn định, bền vững.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản “về đích” trước một tháng Xuất khẩu nông lâm thủy sản “về đích” trước một tháng
Xuất khẩu tôm mang về gần 3,6 tỷ USD Xuất khẩu tôm mang về gần 3,6 tỷ USD
Xuất khẩu thủy sản Xuất khẩu thủy sản "rộng cửa" sang thị trường Trung Đông
Xuất khẩu thủy sản tự tin cán mốc 10 tỷ USD Xuất khẩu thủy sản tự tin cán mốc 10 tỷ USD
Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt 3,5-4% trong năm 2025

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt 3,5-4% trong năm 2025

Dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu năm 2025 phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt 3,5-4%, tổng kim ngạch xuất khẩu 70 tỷ USD để góp phần vào mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất trên 8% và phấn đấu đạt tăng trưởng 2 con số trong năm 2025.
Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Bộ Công Thương quyết định rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ việc áp dụng chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía.
Vui buồn xuất khẩu nông sản

Vui buồn xuất khẩu nông sản

Năm 2024, ngành nông nghiệp đã về đích ngoạn mục với nhiều kỷ lục trong xuất khẩu nông - lâm - thủy sản được xác lập, tuy nhiên số lượng các lô hàng bị cảnh báo “vượt rào” tiêu chuẩn kỹ thuật cũng tăng nhanh.
Xuất khẩu gạo năm 2024 tăng trưởng vượt bậc

Xuất khẩu gạo năm 2024 tăng trưởng vượt bậc

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị với khoảng 9 triệu tấn, đem về 5,7 tỷ USD song các chuyên gia cho rằng sẽ phải đối diện nhiều khó khăn trong năm mới.
Dệt may Việt Nam cán đích chỉ tiêu nhờ dịch chuyển đơn hàng

Dệt may Việt Nam cán đích chỉ tiêu nhờ dịch chuyển đơn hàng

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, dệt may Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 sau Trung Quốc và được kỳ vọng đạt mức 46 tỷ USD năm 2025.
Xuất khẩu lâm sản vượt 17 tỷ USD

Xuất khẩu lâm sản vượt 17 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu lâm sản năm 2024 ước đạt mức kỷ lục 17,3 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khoảng 16,3 tỷ USD, còn lại 1 tỷ USD là lâm sản ngoài gỗ.
Dự báo xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2025 sẽ bị tác động ra sao dưới thời Tổng thống Donald Trump?

Dự báo xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2025 sẽ bị tác động ra sao dưới thời Tổng thống Donald Trump?

Năm 2025 được kỳ vọng là thời điểm bùng nổ trong hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ song cũng gặp không ít thách thức do những chính sách mới từ sự trở lại của ông Donald Trump trong vai trò Tổng thống Hoa Kỳ thứ 47.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hướng mốc 800 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hướng mốc 800 tỷ USD

Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa sẽ khép lại năm 2024, song triển vọng từ việc đơn hàng của nhiều doanh nghiệp đã được ký kết tới quý 1 và quý 2 năm sau cho thấy việc tăng tốc xuất khẩu tháng cuối năm sẽ giúp tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có khả năng hướng tới con số gần 800 tỷ USD trong năm nay (vượt xa năm 2023 khi đạt 683 tỷ USD).
Dư địa xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ còn rất lớn

Dư địa xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ còn rất lớn

Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán về biện pháp kiểm dịch thực vật với quả chanh dây tươi. Tin vui này của trái chanh dây đã và đang kỳ vọng sẽ nối dài thành tích xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.
EU ban hành lệnh cấm mới, doanh nghiệp xuất khẩu Việt cần lưu ý gì?

EU ban hành lệnh cấm mới, doanh nghiệp xuất khẩu Việt cần lưu ý gì?

Việc Liên minh châu Âu EU chính thức cấm sử dụng BPA trong vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, bao gồm cả Việt Nam.
Tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Cá tra Việt Nam không còn “một mình một chợ"

Cá tra Việt Nam không còn “một mình một chợ"

Ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể ở các thị trường trọng điểm nhưng xuất khẩu cá tra Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ, đặc biệt là từ cá lóc nội địa Trung Quốc.
Đến lượt Tiệm trà tháng Tư thông báo đóng cửa: Ngành F&B đang gặp khó?

Đến lượt Tiệm trà tháng Tư thông báo đóng cửa: Ngành F&B đang gặp khó?

Chuỗi "Tiệm trà tháng Tư” vừa bất ngờ thông báo đóng cửa, khép lại hành trình 5 năm của thương hiệu tại chi nhánh trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3), TP.HCM.
Từ 19/12, người bán hàng online ngồi tại nhà cũng có thể kê khai, nộp thuế

Từ 19/12, người bán hàng online ngồi tại nhà cũng có thể kê khai, nộp thuế

Sáng 19/12, Tổng cục Thuế chính thức công bố “Cổng thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số”.
Một năm thắng lớn của ngành hàng rau quả

Một năm thắng lớn của ngành hàng rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam không ngừng tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2022 trở về trước lên 5,6 tỷ USD năm 2023 và năm nay sẽ đạt 7,2 tỷ USD.
Tiêu chuẩn xanh của Châu Âu: Cơ hội và thách thức cho hàng Việt

Tiêu chuẩn xanh của Châu Âu: Cơ hội và thách thức cho hàng Việt

Thỏa thuận Xanh Châu Âu đã và đang tạo ra những thay đổi lớn đối với hoạt động thương mại toàn cầu. Các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU phải đối mặt với những yêu cầu ngày càng khắt khe về môi trường. Từ các sản phẩm nông nghiệp đến công nghiệp, tất cả đều phải đáp ứng những tiêu chuẩn bền vững cao nhất. Điều này vừa là thách thức, nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường.
Chuyển đổi “kép” là yêu cầu tất yếu để ngành dệt may tiến xa hơn

Chuyển đổi “kép” là yêu cầu tất yếu để ngành dệt may tiến xa hơn

Doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tận dụng tốt các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lãi suất…để cơ cấu lại hoạt động, kiểm soát rủi ro tài chính, dòng tiền. Nắm bắt các xu hướng lớn, trong đó có phát triển xanh hóa và số hóa; tích hợp các yếu tố phát triển bền vững.
Nhận diện những thách thức của thị trường gạo trong năm 2025

Nhận diện những thách thức của thị trường gạo trong năm 2025

Việc Ấn Độ nới lỏng các quy định xuất khẩu gạo là một diễn biến quan trọng đối với thị trường quốc tế. Nó không chỉ có tác động lớn đến giá cả và nguồn cung gạo trên toàn cầu mà còn giúp duy trì an ninh lương thực cho nhiều quốc gia.
Vì sao xuất khẩu cà phê thấp kỷ lục ngay trong vụ thu hoạch?

Vì sao xuất khẩu cà phê thấp kỷ lục ngay trong vụ thu hoạch?

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 11 đạt 63.019 tấn, kim ngạch 351,7 triệu USD, giảm mạnh 47% về lượng và 1,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu cá tra đang trên đường về đích 2 tỷ USD

Xuất khẩu cá tra đang trên đường về đích 2 tỷ USD

Cá tra Việt Nam đang trên đường về đích 2 tỷ USD như dự báo hồi đầu năm. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất và xuất khẩu cá tra vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức.
Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa 11 tháng đạt 715,55 tỷ USD

Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa 11 tháng đạt 715,55 tỷ USD

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 11 tháng năm 2024 đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% (tương ứng tăng 95,32 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu nông sản lập nhiều kỷ lục mới

Xuất khẩu nông sản lập nhiều kỷ lục mới

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước ước đạt trên 62 tỉ USD, tăng trên 18% so năm 2023; đáng chú ý, xuất siêu đạt kỷ lục với 18,6 tỉ USD.
Ngành dừa sẵn sàng chinh phục cột mốc tỷ đô

Ngành dừa sẵn sàng chinh phục cột mốc tỷ đô

Ngành dừa đã phát triển mạnh mẽ thời gian qua. Năm 2010, xuất khẩu dừa chỉ đạt 180 triệu USD nhưng đến năm 2023 đã đạt hơn 900 triệu USD, kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024.
Ngành cao su kỳ vọng mang về 11 tỉ USD trong năm 2025

Ngành cao su kỳ vọng mang về 11 tỉ USD trong năm 2025

Dự báo, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành cao su sẽ đạt trên 11 tỉ USD. Trong đó, cao su thiên nhiên dự kiến đạt khoảng 3,5 tỉ USD, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường quốc tế, sản phẩm cao su đạt khoảng 5 tỉ USD, nhờ vào việc đẩy mạnh sản xuất sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe.
4 “biến số” đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2025

4 “biến số” đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2025

Tỷ giá, xuất nhập khẩu, tình hình địa chính trị thế giới và các vấn đề nội tại của kinh tế Việt Nam được cho là 4 biến số chính đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2025, theo TS Nguyễn Trí Hiếu.
Ngành điều cần chính sách bảo vệ

Ngành điều cần chính sách bảo vệ

Điểm đặc biệt của ngành điều so với các ngành nông sản khác là 90% nguyên liệu phải nhập khẩu, chủ yếu từ châu Phi và Campuchia, trong khi nguồn cung trong nước rất hạn chế. Điều đáng nói, các quốc gia châu Phi đã đưa ra các chính sách nhằm giữ lại nguồn nguyên liệu để chế biến trong nước, qua đó gia tăng giá trị gia tăng (GTGT).
Xuất khẩu sầu riêng dự kiến thu về trên 3,2 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu sầu riêng dự kiến thu về trên 3,2 tỷ USD trong năm 2024

Năm nay, xuất khẩu sầu riêng dự kiến thu về trên 3,2 tỷ USD, tăng hơn 1 tỷ USD so với năm ngoái, đáng chú ý dù ngành sầu riêng Việt Nam mới phát triển từ năm 2023 đến nay nhưng đã khiến các đối thủ cạnh tranh lớn phải dè chừng tại thị trường Trung Quốc.
Xuất khẩu gỗ và lâm sản dự kiến về đích trên 17 tỉ USD, tăng 18,9%

Xuất khẩu gỗ và lâm sản dự kiến về đích trên 17 tỉ USD, tăng 18,9%

Ước cả năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt trên 17,2 tỉ USD, tăng 18,9% so với năm 2023, vượt 13,1% so với kế hoạch năm 2024.
ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025 lên 6,6%

ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025 lên 6,6%

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên 6,4% năm 2024 (so với dự báo trước đây là 6%) và lên 6,6% năm 2025 (so với mức dự báo 6,2%).
Việt Nam chi gần 1,6 tỷ USD nhập khẩu thịt và phụ phẩm

Việt Nam chi gần 1,6 tỷ USD nhập khẩu thịt và phụ phẩm

11 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi khoảng 1,55 tỷ USD để nhập khẩu thịt và các loại phụ phẩm từ thịt từ các thị trường như Ấn Độ, Mỹ, Nga và Đức.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động