Xuất khẩu nông lâm thủy sản tiếp đà tăng trưởng ấn tượng

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một trong những “điểm sáng” của xuất khẩu nông lâm thủy sản 4 tháng đầu năm là giá trị xuất khẩu tới các thị trường đều tăng. Giá trị xuất khẩu năm nay tăng hơn 32% so với cùng kì năm ngoái.

Cán cân thương mại thặng dư 4,74 tỷ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 4 đạt 5,14 tỷ USD, tăng 19,7% so với tháng 4/2023.

Cụ thể, xuất khẩu nông sản chính 2,83 tỷ USD (tăng 29,2%), lâm sản 1,39 tỷ USD (tăng 18,6%), chăn nuôi 40,8 triệu USD (tăng 5,9%), đầu vào sản xuất 157 triệu USD (tăng 0,5%). Riêng thủy sản 730 triệu USD (giảm 1,5%).

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tiếp đà tăng trưởng ấn tượng
Các nhóm hàng xuất khẩu nông lâm thủy sản đều tăng

Tính chung 4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, xuất khẩu cà phê có mức tăng trưởng cao nhất, đạt 2,5 tỷ USD, tăng hơn 54% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là mặt hàng gạo, sau 4 tháng đã xuất khẩu được 3 triệu tấn, với kim ngạch 1,93 tỷ USD, tăng 13,5% về lượng và tăng 23,7% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm có nhu cầu tiêu thụ lớn về sản lượng.

Giá trị xuất siêu 4 tháng đầu năm đạt 4,74 tỷ USD, tăng 71,5% và chiếm trên 50% giá trị xuất siêu toàn nền kinh tế.

Xét theo nhóm hàng, lâm sản, thủy sản và nông sản là 3 nhóm hàng có cán cân thương mại 4 tháng đầu năm ở trạng thái thặng dư. Cụ thể, nhóm lâm sản ước đạt thặng dư 4,36 tỷ USD, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2023; nhóm thủy sản thặng dư 1,86 tỷ USD, tăng 8,4%; nhóm sản phẩm trồng trọt thặng dư 1,45 tỷ USD, tăng mạnh 3043%...

Giá trị xuất khẩu tới các thị trường đều tăng

Theo tính toán của Bộ NN&PTNT, với kết quả xuất khẩu 4 tháng vừa qua (cao nhất tính trong 4 tháng đầu năm từ trước tới nay), nếu cả năm vẫn duy trì 750 nghìn tấn/tháng thì dư địa thị trường xuất khẩu có thể lên tới 9 triệu tấn gạo.

Cùng với cà phê và lúa gạo, rau quả cũng là mặt hàng nông sản có mức tăng trưởng ấn tượng trong 4 tháng đầu năm 2024, với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá trị xuất khẩu theo nhóm sản phẩm 4 tháng đầu năm 2024
Giá trị xuất khẩu theo nhóm sản phẩm 4 tháng đầu năm 2024

Theo nhận định của ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp Hội rau quả Việt Nam, triển vọng xuất khẩu ngành rau quả trong năm 2024 tiếp tục có diễn biến tích cực, đặc biệt từ thị trường Trung Quốc.

“Ngành rau quả đang được kì vọng lập lên kỷ lục xuất khẩu mới trong năm nay khi lần đầu tiên, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt và vượt 1 tỷ USD ngay trong những tháng đầu của năm. Đây chính là bước chạy đà quan trọng giúp ngành hàng này sẽ đạt kỷ lục mới trong xuất khẩu”, ông Đặng Phúc Nguyên nhấn mạnh.

Đáng chú ý, một trong những điểm sáng của xuất khẩu nông lâm thủy sản 4 tháng đầu năm là giá trị xuất khẩu tới các thị trường đều tăng. Giá trị xuất khẩu năm nay tăng hơn 32% so với cùng kì năm ngoái.

Trong đó, xuất khẩu sang châu Á tăng 19,8%; châu Mỹ tăng 24,6%; châu Âu tăng 38,6%; châu Đại Dương tăng 26% và châu Phi 332 triệu USD, tăng 33,3%.

Thị trường Trung Quốc tiếp tục là điểm sáng

Về thị trường, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất nông lâm thủy sản Việt Nam. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 20,1%, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm 2023; thị trường Trung Quốc chiếm 18,9%, tăng 15,1% và thị trường Nhật Bản chiếm 6,9%, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Nhận định chung về tình hình xuất khẩu nông lâm thủy sản trong 4 tháng đầu năm, Thứ trưởng NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng ngành nông nghiệp đã có tăng trưởng rất đáng khích lệ, trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là thặng dư xuất khẩu vượt trội.

Quý II/2024, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng 2,9 - 3%, xuất khẩu khoảng 14 tỷ USD, cao hơn kết quả đạt được trong quý I/2024.

Đáng chú ý, “cơ cấu thị trường cho thấy, xúc tiến thương mại đang có kết quả tích cực theo hướng chất lượng cao và sản phẩm truy xuất được nguồn gốc theo chuỗi. Như vậy sau nhiều năm tái cơ cấu, các ngành hàng đang đi vào chiều sâu theo chuỗi từ nguyên liệu, chế biến, đóng gói và truy xuất nguồn gốc, sản xuất theo kinh tế tuần hoàn. Với kết quả đạt được này, từ các đối tượng chủ lực, Bộ NN&PTNT sẽ mở rộng các đối tượng khác, kết hợp với việc xúc tiến thương mại quyết liệt hơn, tích cực hơn”, ông Phùng Đức Tiến nói.

Để tiếp tục duy trì tốt đà tăng trưởng trong xuất khẩu, Thứ trưởng cho biết Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục xử lý các vấn đề thị trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, thủy sản, nhất là sang các thị trường: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU; đồng thời, mở cửa các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng như: Halal, Trung Đông, châu Phi...; phối hợp các bộ, ngành hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, hiện Bộ NN&PTNT đang đẩy mạnh các chương trình xúc tiến, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản chủ lực, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng xuất khẩu mới.

Song song với đó, Bộ NN&PTNT cũng đang phối hợp với các bộ, ngành hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản quý II được dự báo sẽ còn sôi động hơn quý I, do nhiều mặt hàng nông sản, đặc biệt là các loại rau quả chủ lực như vải thiều, nhãn, xoài, thanh long sẽ bước vào vụ thu hoạch. Do đó, các doanh nghiệp đang tập trung, dồn sức để chuẩn bị nguồn lực, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, ký kết thêm các đơn hàng mới.

Việt Nam chi hơn 14 tỷ USD nhập khẩu nông lâm thủy sản

Theo Bộ NN&PTNT, trong 4 tháng đầu năm, mặt hàng nông lâm thủy sản nhập khẩu 14,32 tỷ USD, tăng 13,2%. Trong đó: Nông sản gần 9 tỷ USD, tăng 13,5%; sản phẩm chăn nuôi 1,1 tỷ USD, tăng 4,3%; thuỷ sản 820 triệu USD, giảm 4,3%; lâm sản 817 triệu USD, tăng 22,8%; đầu vào sản xuất 2,58 tỷ USD, tăng 21,1%; muối 9,5 triệu USD, giảm 28,1%.

9 mặt hàng xuất khẩu cán mốc 1 tỷ USD trong hai tháng đầu năm 9 mặt hàng xuất khẩu cán mốc 1 tỷ USD trong hai tháng đầu năm
Xuất khẩu nông lâm thủy sản quý I/2024: Cà phê, gạo, rau quả tăng trưởng ấn tượng Xuất khẩu nông lâm thủy sản quý I/2024: Cà phê, gạo, rau quả tăng trưởng ấn tượng
Điểm tên 5 mặt hàng vào top Điểm tên 5 mặt hàng vào top "câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD"
Ngành nông nghiệp tự tin Ngành nông nghiệp tự tin "cán đích" mục tiêu xuất khẩu 54-55 tỷ USD
Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chuyên gia kinh tế chỉ ra 5 lý do cần tăng trưởng xanh

Chuyên gia kinh tế chỉ ra 5 lý do cần tăng trưởng xanh

TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế nhấn mạnh biến đổi khí hậu là thách thức toàn cầu, đòi hỏi nguồn lực khổng lồ để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Các giải pháp bao gồm chuyển đổi ngành công nghiệp, tăng cường quy định ESG (môi trường, xã hội, quản trị) và các cam kết quốc tế như COP26, COP27, COP28.
Tuần lễ thương mại điện tử chính thức diễn ra từ hôm nay (25/11)

Tuần lễ thương mại điện tử chính thức diễn ra từ hôm nay (25/11)

Với thông điệp “Tự hào hàng Việt Nam” trên môi trường trực tuyến, Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024) sẽ diễn ra từ ngày 25/11 và kéo dài đến 1/12/2024.
Cơ hội để nông sản Việt tiến vào thị trường Halal

Cơ hội để nông sản Việt tiến vào thị trường Halal

Thị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
Rút ngắn thời gian nộp tiền trúng đấu giá đất tránh trục lợi, bỏ cọc

Rút ngắn thời gian nộp tiền trúng đấu giá đất tránh trục lợi, bỏ cọc

Đó là kiến nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ̣Đỗ Đức Duy tại Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" được tổ chức tại Hà Nội sáng 24/11.
Giá gạo Việt cao nhất thế giới dù Ấn Độ quay lại thị trường

Giá gạo Việt cao nhất thế giới dù Ấn Độ quay lại thị trường

Khảo sát thị trường xuất khẩu ngày 23/11, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ và dẫn đầu khu vực.
Xuất khẩu cá ngừ lập đỉnh sau hơn 2 năm

Xuất khẩu cá ngừ lập đỉnh sau hơn 2 năm

Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có khả năng kết thúc năm 2024 với tổng kim ngạch đạt khoảng 1 tỷ USD, tăng 18%.
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Trong 10 tháng đầu năm 2024, Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam, chiếm 59,2% trong tổng lượng và chiếm 57,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước.
Xuất khẩu tôm năm 2024 hoàn toàn có thể đạt 4 tỷ USD

Xuất khẩu tôm năm 2024 hoàn toàn có thể đạt 4 tỷ USD

Xuất khẩu tôm của Việt Nam mặc dù còn đối mặt với những thách thức nội tại và khách quan nhưng cũng đã ghi nhận kết quả xuất khẩu đáng khích lệ.
Xuất khẩu rau quả được kỳ vọng đạt 7 tỷ USD trong năm nay

Xuất khẩu rau quả được kỳ vọng đạt 7 tỷ USD trong năm nay

Hiệp hội Rau quả Việt Nam ước tính trong 11 tháng năm nay, xuất khẩu rau quả đạt hơn 6,6 tỷ USD, dự báo cả năm 2024 sẽ vượt mốc 7 tỉ USD. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu rau quả Việt Nam vượt mốc 6 tỷ USD/năm.
Thị trường Carbon: Việt Nam có đang quá thận trọng?

Thị trường Carbon: Việt Nam có đang quá thận trọng?

Tín chỉ carbon (Carbon credit) là một loại hình giấy phép hoặc chứng chỉ có thể giao dịch, có giá trị mua bán và cung cấp cho người nắm giữ tín chỉ quyền phát thải một tấn CO2 hoặc loại khí thải khác nằm trong danh sách khí thải nhà kính.
Biến đổi khí hậu để lại “vị đắng” cho ngành cà phê

Biến đổi khí hậu để lại “vị đắng” cho ngành cà phê

Biến đổi khí hậu đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành sản xuất cà phê - loại cây trồng nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, nhất là nhiệt độ.
Tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt trên sàn thương mại điện tử

Tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt trên sàn thương mại điện tử

Thời gian gần đây, sự đổ bộ của các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới (như Taobao, Tamu…) đã làm bộc lộ rõ hơn năng lực sản xuất lẫn thương mại của doanh nghiệp trong nước. Hệ lụy là các doanh nghiệp trong nước đã và đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp quốc tế với nhiều lợi thế về chi phí vận hành, logistics, giá cả, đầu tư kho bãi...
Xuất khẩu thuỷ sản đang diễn biến thế nào mà được dự báo về đích 10 tỷ USD?

Xuất khẩu thuỷ sản đang diễn biến thế nào mà được dự báo về đích 10 tỷ USD?

Xuất khẩu thuỷ sản cả nước trong tháng 10 ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế qua 10 tháng, xuất khẩu thủy sản đã mang về 8,27 tỷ USD. Các chuyên gia kỳ vọng lĩnh vực này sẽ về đích hơn 10 tỷ USD trong năm nay.
Mặt hàng “báu vật” của Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường thế giới

Mặt hàng “báu vật” của Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường thế giới

Hoa hồi được coi là “báu vật” trời ban khi chỉ cực ít quốc gia trên thế giới may mắn sở hữu. Hoa hồi được mệnh danh là "cánh hoa nghìn tỷ" bởi giá trị kinh tế cao, nhiều quốc gia săn đón.
Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Hoa Kỳ ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste. Quyết định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 23/11/2024.
Có đơn hàng đến quý 1/2025, ngành dệt may đặt mục tiêu 48 tỷ USD năm tới

Có đơn hàng đến quý 1/2025, ngành dệt may đặt mục tiêu 48 tỷ USD năm tới

Mặc dù tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp nhưng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2024 ước đạt 44 tỷ USD như dự kiến, năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD.
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Mặc dù tiềm năng xuất khẩu sang EU là rất lớn nhưng các chuyên gia lo ngại những điều chỉnh, quy định mới đây của EU ban hành đã, đang và sẽ tác động tới xuất khẩu của Việt Nam.
Đưa hàng Việt vươn tầm thế giới, chinh phục mọi thị trường

Đưa hàng Việt vươn tầm thế giới, chinh phục mọi thị trường

Hàng triệu người tiêu dùng cả nước sắp chứng kiến một không gian độc đáo hoành tráng - nơi hội tụ tinh hoa hàng Việt, trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc và khẳng định cam kết của Bộ Công Thương trong việc đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường.
Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè, với sản phẩm được xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên, giá bán chè Việt Nam hiện vẫn đang ở mức thấp, thời gian tới người làm chè cần thay đổi tư duy để tìm con đường thương mại mới cho chè Việt.
Cua ghẹ của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng

Cua ghẹ của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng

Trung Quốc & HongKong, Nhật Bản, Mỹ, Canada và Hàn Quốc đang là 5 thị trường đơn lẻ nhập khẩu nhiều nhất cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam.
Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Người tiêu dùng tại Hà Lan luôn ý thức về sức khỏe và quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh và họ lựa chọn cá tra Việt Nam là một trong những thực phẩm trên bàn ăn hàng ngày.
Cơ hội nào cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ?

Cơ hội nào cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ?

Nhiều chuyên gia dự báo, với vị trí địa lý ngay sát Trung Quốc, Việt Nam bị coi là cửa ngõ để hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ, chính quyền Mỹ có thể cố gắng ngăn chặn lỗ hổng này và áp thuế lên hàng từ Việt Nam. Do đó, ngành thuỷ sản Việt Nam, trong đó có cá ngừ, cũng có thể đối mặt với khó khăn khi nhu cầu từ thị trường Mỹ giảm vì hàng hóa nhập quá đắt đỏ vì bị áp thuế cao.
Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Sự kiện Tổng thống mới của Mỹ sẽ mang lại cả cơ hội và thách thức cho xuất khẩu tôm của Việt Nam, phụ thuộc vào mức thuế hàng hóa mà Chính quyền ông Trump sẽ áp dụng.
Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Các đại biểu đồng tình tăng thuế với đồ uống có cồn, đồng thời nhấn mạnh cần đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện để có lộ trình và mức tăng phù hợp, bảo đảm các mục tiêu đề ra.
Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Dù logistics Việt Nam đã có những bước tiến dài nhưng con đường phía trước không hề dễ dàng. Theo các doanh nghiệp, các mặt hàng cồng kềnh hay tươi sống vẫn là bài toán khó để đưa lên sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động