Xanh hoá là xu thế tất yếu của ngành dệt may

Xanh hóa là xu hướng bắt buộc, là con đường phải đi đối với các ngành sản xuất trong đó có dệt may, các doanh nghiệp bắt buộc phải triển khai nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững.
Thúc đấy ngành dệt may phát triển theo xu hướng xanh và bền vững Việt Nam nhập khẩu bông lớn thứ 3 thế giới Ngành dệt may có những dấu hiệu xuất khẩu tích cực
Xanh hoá là xu thế tất yếu của ngành dệt may
Xanh hóa là xu hướng bắt buộc, là con đường phải đi đối với các ngành sản xuất trong đó có dệt may

Xu hướng tất yếu

Trong bối cảnh doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu vẫn đối mặt với nhiều thách thức, những tiêu chuẩn ngày càng cao của người tiêu dùng và thị trường, sản xuất xanh được xem là một trong những giải pháp dài hạn. Như với các doanh nghiệp trong ngành dệt may, đẩy nhanh tốc độ "xanh hóa" đang trở thành mục tiêu của ngành để tìm kiếm đơn hàng.

Các nước phát triển đều đặt ngành dệt may vào "tầm ngắm" về giảm phát thải. Do đó, muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, bắt buộc doanh nghiệp phải "xanh hóa" dệt may, từ đó mới có cơ hội tiếp cận đơn hàng lớn từ các thị trường như: EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,...

Với cam kết của Chính phủ tại COP26 và những yêu cầu từ các nhà nhập khẩu, xanh hóa được xác định là yếu tố mang tính chiến lược đối với các doanh nghiệp. Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) đặt mục tiêu đến năm 2023, giảm 15% tiêu thụ năng lượng, 20% tiêu thụ nước; đến 2030, chuyển đổi "xanh hóa" ngành dệt may, đồng thời xây dựng được 30 thương hiệu mang tầm quốc tế.

Trao đổi với báo chí, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam Vũ Ðức Giang cho biết, xanh hóa và phát triển bền vững là những tiêu chí cạnh tranh mà các thị trường lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản,... yêu cầu ở các nhà cung cấp bên cạnh yếu tố về giá cả, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng. Xanh hóa trong ngành dệt may không phải câu chuyện định hướng tương lai, thực tế các doanh nghiệp đã bắt tay vào làm trong vài năm trở lại đây. Ðơn cử như những sản phẩm may mặc xuất khẩu vào châu Âu bắt buộc phải được sản xuất từ sợi cotton, sợi polyester pha với sợi tái chế được làm từ các sản phẩm thiên nhiên, phế phẩm hoặc sản phẩm dệt may dư thừa.

Ông Giang khẳng định, xanh hóa là xu hướng bắt buộc, là con đường phải đi đối với các ngành sản xuất trong đó có dệt may. Năm 2024, bên cạnh dự báo nền kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, ngành dệt may còn đối diện với hàng loạt khó khăn từ áp dụng cơ chế EPR và CBAM cũng như chiến lược “thời trang bền vững” thay cho “thời trang nhanh”, chỉ thị tra soát chuỗi cung ứng của OECD của EU; luật thẩm định chuỗi cung ứng của Đức...

Nói một cách tổng quát, các nhà nhập khẩu lớn đang tập trung vào các chỉ số phát triển bền vững ESG (môi trường, xã hội và quản trị) và tiêu chuẩn LEED (định hướng thiết kế về năng lượng và môi trường), nhà cung cấp nào có lợi thế này sẽ có sức cạnh tranh và nhiều đơn hàng hơn. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải quyết liệt triển khai lộ trình xanh hóa trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

Bên cạnh đó, dưới góc độ doanh nghiệp, Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 Thân Ðức Việt khẳng định, xanh hóa trong hoạt động sản xuất không chỉ là yêu cầu đối với doanh nghiệp mà còn của toàn ngành trong việc thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26 là giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới tiên phong cam kết phát triển bền vững với việc sản xuất xanh, tạo ra các sản phẩm xanh,...

"Bản thân May 10 đã chuyển dịch theo hướng xanh hóa từ khoảng 5 năm trở lại đây bằng việc đầu tư các thiết bị sử dụng tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện; đầu tư năng lượng tái tạo như: điện mặt trời áp mái, chuyển hệ thống dùng lò hơi than sang nồi điện nhằm chống ô nhiễm không khí...", Tổng Giám đốc May 10 nhấn mạnh.

Ông Phạm Văn Việt, Phó chủ tịch Hội Dệt may Thêu Đan TP.HCM cho rằng, nếu doanh nghiệp dệt may không có lộ trình xanh hóa từ sản xuất đến tiêu thụ sẽ bị đào thải. “Kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế bao gồm tất cả các công đoạn thiết kế, sản xuất, phân phối. Trong đó, sử dụng nguyên liệu đầu vào đảm bảo tính môi trường, giảm thiểu tác động đến môi trường và có các lợi ích cơ bản cho nền kinh tế”, ông Việt nói.

Nói về xanh hóa ngành dệt may trong bối cảnh kinh tế tuần hoàn, PGS. TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Kinh tế tuần hoàn, Đại học quốc gia Tp.HCM cho biết, dệt may là một trong những ngành tiêu thụ tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, có cường độ phát thải nhà kính cao. Thế nhưng, nguồn cung nguyên phụ liệu của Việt Nam lại chủ yếu là nhập khẩu khoảng 70%. Điều này khiến doanh nghiệp khó kiểm soát được chất lượng và tính bền vững của chuỗi cung ứng. Riêng khâu dệt nhuộm, chưa có quy hoạch về không gian phát triển nên chưa hình thành được các khu công nghiệp dệt may lớn có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các dự án dệt, nhuộm đang nỗ lực để phát triển bền vững nhưng chưa ghi nhận được sự chia sẻ từ một số địa phương”, ông Quân cho biết.

Trong khi đó, TS. Huỳnh Thanh Điền, chuyên gia kinh tế nhận định: “Xuất khẩu dệt may ngày càng khó hơn. Nguyên nhân chủ yếu, Việt Nam đã và đang tham gia đàm phán, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, trong đó có các hiệp định thế hệ mới, trong đó đặt ra nhiều tiêu chuẩn về xanh hoá”.

Ngành dệt may chuyển từ trọng tâm phát triển nhanh sang trọng tâm phát triển bền vững

Xanh hoá là xu thế tất yếu của ngành dệt may
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam. Ảnh: Trọng Hiếu

Phát triển kinh tế tuần hoàn được coi là chiến lược trọng tâm giúp ngành dệt may Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu và có những thương hiệu ngang tầm quốc tế. Cùng với đó các thị trường nhập khẩu lớn của ngành dệt may Việt Nam đã đặt ra lộ trình và mục tiêu cụ thể về sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường. Thực tiễn bắt buộc dệt may phải tuân thủ các tiêu chuẩn xanh hóa trong sản xuất, thực hiện trách nhiệm xã hội, môi trường.

Ông Vương Đức Anh, Chánh Văn phòng HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, Tập đoàn Dệt may Việt Nam xác định phát triển bền vững sẽ là một câu chuyện về chiến lược đường dài, không thể một sớm một chiều, ngay lập tức chuyển đổi toàn bộ. Do đó, DN phải bám rất sát theo yêu cầu của khách hàng, cũng chính là yêu cầu của thị trường.

“Những thách thức nhưng cũng đặt ra những cơ hội, nếu chúng ta bắt kịp được sẽ nâng cao giá trị trên mỗi đầu lao động. Đối với ngành dệt may, lao động phổ thông có thể giảm đi nhưng những lao động có chất lượng phải tăng lên, đáp ứng được yêu cầu mới về phát triển bền vững. Để làm được những sản phẩm xanh, yêu cầu theo thiết kế sinh thái mới đó cũng là cơ hội, vì cơ hội xuất phát từ trong những thách thức. Dệt may phải xác định phát triển bền vững là một xu thế không thể đảo ngược, từ đó chủ động nắm bắt để cố gắng bắt nhịp cùng với thị trường, bắt sớm quá cũng sẽ không hiệu quả, nhưng phải bắt đúng”, ông Vương Đức Anh nói.

Yêu cầu về bền vững và cạnh tranh đã thúc đẩy các DN dệt may Việt Nam chuyển đổi xanh. Trên thực tế, nhiều DN đã định hướng phát triển bền vững từ nhiều năm trước. Cụ thể như Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công đã đầu tư cho nghiên cứu và phát triển kinh doanh, tạo ra những sản phẩm mới có tính năng đặc thù, thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hay như nhà máy Dệt Bảo Minh được đầu tư nhiều thiết bị công nghệ cao, triển khai Giải pháp tích hợp các hệ thống điều hành mang lại hiệu quả và sự chính xác, đồng bộ cho hoạt động sản xuất.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết, để phát triển bền vững, từ nay đến năm 2030, ngành dệt may sẽ chuyển dần từ trọng tâm phát triển nhanh sang trọng tâm phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn. Giai đoạn từ 2031-2035, phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Xuất khẩu và tiêu thụ trong nước bằng các thương hiệu riêng mang tầm khu vực và thế giới.

Giải pháp chính của ngành dệt may sẽ đến từ việc đầu tư cho phát triển bền vững, phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực. Trong đó, thu hút các dự án dệt, nhuộm hoàn tất công nghệ cao vào các khu công nghiệp; đầu tư sản xuất các loại nguyên liệu mới có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường; chuyển đổi số, đầu tư phát triển ngành thời trang dệt may...

Ông Giang nhấn mạnh, xanh hóa là xu thế tất yếu của ngành dệt may. Cần tích ứng sản phẩm tuần hoàn vào sản phẩm dệt may, đây là điều bắt buộc chứ không còn chỉ nằm trên giấy. Vì thế, Chính phủ phải đồng hành cùng doanh nghiệp để xây dựng “chiến lược xanh hóa”, đầu tư các nhà máy có hạ tầng đạt các chuẩn mực đánh giá của các nhãn hàng như môi trường làm việc, nước thải, khí thải, năng lượng tái tạo bằng điện mặt trời áp mái.

Làm rõ hơn về vấn đề "xanh hóa", Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinatex Lê Tiến Trường khẳng định: "Xanh hóa" của dệt may Việt Nam có ba yếu tố cơ bản là sử dụng năng lượng xanh, dùng nguyên liệu sạch và môi trường lao động xanh. Đối với doanh nghiệp dệt may, lượng điện sử dụng rất lớn. Các doanh nghiệp trong Tập đoàn đã lắp đặt điện mặt trời trên mái của các xưởng, có thể đáp ứng khoảng 20% tổng lượng điện tiêu thụ của ngành sợi và 35% tổng lượng tiêu thụ đối với ngành may.

Về nguyên liệu, từ hóa chất, thuốc nhuộm, đến các nguồn nguyên liệu như bông, xơ,... các doanh nghiệp đều sử dụng nguồn nguyên liệu có nguồn gốc và chứng nhận sạch. Điều này giúp sản phẩm dệt may được truy xuất là sản phẩm xanh. Tiếp đến, các đơn vị thành viên luôn bảo đảm cho người lao động môi trường làm việc đạt tiêu chuẩn về điều kiện vệ sinh an toàn công nghiệp, đáp ứng yêu cầu của hệ thống các nhà mua hàng trên thế giới theo từng chu kỳ,...

Theo đánh giá của Tổng Giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu, nguồn nguyên liệu chính của ngành công nghiệp dệt may từ cây bông sẽ không phát triển được ở nước ta vì điều kiện tự nhiên không phù hợp. Việt Nam chỉ có thể phát triển nguồn nguyên liệu tự nhiên như tơ tằm, đay gai, một số giống bông màu,... để làm hàng thời trang với quy mô nhỏ. Xơ polyester-nguyên liệu chính thứ hai, quy mô cũng đang ở mức rất nhỏ bé. Giai đoạn này, việc kêu gọi sử dụng nguyên liệu tái chế (xơ polyester tái chế) thì các nhà máy tái chế xơ ở Việt Nam chưa nhiều và cũng chưa được quan tâm. Cả hai loại nguyên liệu xơ polyester và xơ tái chế đều chưa được quan tâm đầu tư và con người chưa thật sự làm chủ được công nghệ là những thách thức trong mục tiêu "xanh hóa" dệt may ở Việt Nam.

Vì vậy, muốn phát triển bền vững ngành dệt may theo hướng "xanh hóa", đòi hỏi các doanh nghiệp phải đẩy mạnh đầu tư, đổi mới trang thiết bị hiện đại, đồng thời tự chủ được nguồn cung nguyên phụ liệu, đa dạng hóa thị trường,... nhằm nâng cao sức cạnh tranh. Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ đặc thù, chính sách cụ thể về quỹ đất, khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ, quỹ tài chính về môi trường,... để các doanh nghiệp theo hướng xanh có thể tiếp cận quỹ, giúp doanh nghiệp có nguồn tài chính thuận lợi, giá hợp lý hơn, đẩy nhanh quá trình đầu tư và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Ngành dệt may nỗ lực hướng tới mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD trong năm 2024 Ngành dệt may nỗ lực hướng tới mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD trong năm 2024
Doanh nghiệp dệt may bắt tay vào sản xuất, tận dụng cơ hội thị trường Doanh nghiệp dệt may bắt tay vào sản xuất, tận dụng cơ hội thị trường
Hơn 400 doanh nghiệp tham dự Triển lãm quốc tế ngành dệt may và công nghệ dệt may 2024 (VIATT 2024) Hơn 400 doanh nghiệp tham dự Triển lãm quốc tế ngành dệt may và công nghệ dệt may 2024 (VIATT 2024)
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá cau tươi bất ngờ trở thành "câu chuyện thời sự" ở nhiều vùng quê

Giá cau tươi bất ngờ trở thành "câu chuyện thời sự" ở nhiều vùng quê

Không chỉ những mặt hàng nông sản xuất khẩu tỷ USD như sầu riêng, cà phê, hồ tiêu được bàn tán mà những ngày này giá cau tươi tăng chóng mặt đã trở thành câu chuyện thời sự ở nhiều vùng quê Việt Nam.
Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu chốt bảng giá đất mới vào chiều 16/10

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu chốt bảng giá đất mới vào chiều 16/10

Chủ tịch UBND TP.HCM, Chủ tịch Hội đồng thẩm định bảng giá đất Phan Văn Mãi yêu cầu hoàn thiện bản thẩm định bảng giá đất TP.HCM trước 14 giờ ngày 16/10.
Từ chuyện tôm hùm bông, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định thị trường luôn có sự thay đổi bất ngờ

Từ chuyện tôm hùm bông, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định thị trường luôn có sự thay đổi bất ngờ

Chuyện con tôm hùm bông, đùng một cái người ta không mua cỡ lớn, chỉ mua con cỡ nhỏ, vậy phải làm sao? Câu chuyện thị trường luôn có sự thay đổi bất ngờ như thế. Người nông dân phải học hỏi để tăng cường khả năng thích ứng.
Kỳ vọng lạm phát cả năm 2024 sẽ trong ngưỡng mục tiêu

Kỳ vọng lạm phát cả năm 2024 sẽ trong ngưỡng mục tiêu

Đến thời điểm này, lạm phát ở Việt Nam vẫn đang nằm trong phạm vi kiểm soát rất thuận lợi và cả năm chỉ trong khoảng 4%. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong những tháng cuối năm nay, vẫn cần theo dõi thận trọng.
Hàng hóa Việt Nam sẽ tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân

Hàng hóa Việt Nam sẽ tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam, từ ngày 12 - 14/10, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Chuyến thăm lần này của Thủ tướng Trung Quốc được kỳ vọng sẽ giúp hàng hóa Việt Nam, nhất là nông sản, tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân.
Hàn Quốc công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Hàn Quốc công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Chính phủ Hàn Quốc đã công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão Yagi ở Việt Nam, trong khuôn khổ sáng kiến “Phục hồi sớm và tái thiết sau bão Yagi” của UNDP.
Hà Nội “siết” phân lô, tách thửa: Ai sẽ bị tác động?

Hà Nội “siết” phân lô, tách thửa: Ai sẽ bị tác động?

Hà Nội “siết” phân lô, tách thửa sẽ tạo cơ chế ngăn chặn tình trạng tách thửa phân lô tràn lan, phá vỡ quy hoạch đô thị tại khu vực trung tâm nhưng có thể tạo áp lực lớn cho người dân có nhu cầu về nhà.
9 tháng năm 2024, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam giảm 54,5%

9 tháng năm 2024, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam giảm 54,5%

Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài 9 tháng năm 2024 đạt 189,6 triệu USD, giảm 54,5% so với cùng kỳ năm trước.
Giá điện Việt Nam tăng 4,8% đắt hay rẻ so với khu vực?

Giá điện Việt Nam tăng 4,8% đắt hay rẻ so với khu vực?

Mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT). Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân trước đó.
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng “xanh”

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng “xanh”

Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Ấn Độ thúc đẩy xuất khẩu trở lại đã tác động mạnh đến giá gạo

Ấn Độ thúc đẩy xuất khẩu trở lại đã tác động mạnh đến giá gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong tuần đầu tháng 10, giá gạo xuất khẩu của một số nước châu Á đã giảm mạnh sau khi Ấn Độ nới lỏng hạn chế xuất khẩu gạo, đồng thời làm gia tăng cạnh tranh giữa các nước trong khu vực.
Xuất khẩu cá ngừ đông lạnh của Việt Nam tiếp tục bứt phá

Xuất khẩu cá ngừ đông lạnh của Việt Nam tiếp tục bứt phá

Trong số các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thịt/loin cá ngừ đông lạnh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị xuất khẩu.
Nghêu là sản phẩm xuất khẩu chủ lực nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam

Nghêu là sản phẩm xuất khẩu chủ lực nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam

Theo các doanh nghiệp, nhu cầu tiêu thụ nghêu, sò trên thế giới gia tăng đang tạo động lực cho ngành xuất khẩu sản phẩm nghêu của Việt Nam.
Xuất khẩu cá tra tăng trưởng khá khả quan

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng khá khả quan

Xuất khẩu cá tra 9 tháng đầu năm nay được cho là khá khả quan so với cùng kỳ năm ngoái, khi cả kim ngạch xuất khẩu liên tục ghi nhận tăng trưởng dương. Theo đó, tính đến ngày 15/9/2024 xuất khẩu cá tra đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 lên 7%

HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 lên 7%

Với kết quả tăng trưởng GDP quý III của Việt Nam tới 7,4% bất chấp ảnh hưởng bão Yagi, HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam từ 6,5% lên 7%.
Công ty mẹ Cirkle K muốn "thâu tóm" chuỗi cửa hàng 7-Eleven

Công ty mẹ Cirkle K muốn "thâu tóm" chuỗi cửa hàng 7-Eleven

Công ty mẹ của Circle K nâng đề nghị mua lại chuỗi cửa hàng 7-Eleven lên 47 tỉ USD, sau khi đề nghị thâu tóm trị giá 38,7 tỉ USD trước đó bị từ chối.
Vì sao giá vé xe buýt tại Hà Nội điều chỉnh tăng sau 10 năm giữ nguyên?

Vì sao giá vé xe buýt tại Hà Nội điều chỉnh tăng sau 10 năm giữ nguyên?

Sau 10 năm giữ nguyên giá, UBND TP Hà Nội vừa quyết định tăng giá vé xe buýt có trợ giá trên địa bàn từ ngày 1/11/2024.
Xuất khẩu nông sản có thể đạt trên 60 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu nông sản có thể đạt trên 60 tỷ USD trong năm 2024

"Dự kiến cả năm, xuất khẩu nông sản có thể đạt trên 60 tỷ USD”, ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho biết tại hội nghị của bộ này ngày 9/10.
Ngành Hải quan tích cực triển khai các giải pháp quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới

Ngành Hải quan tích cực triển khai các giải pháp quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang có những cơ hội phát triển rất lớn. Sự phát triển đó góp phần giúp các mục tiêu kinh tế số của Chính phủ đạt được những bước tiến xa hơn. Qua đó, góp phần giúp doanh nghiệp Việt gia tăng phạm vi tiếp cận thị trường quốc tế, đưa thương hiệu hàng Việt đến tay người tiêu dùng nhiều thị trường trên thế giới. Cùng với đó, người tiêu dùng trong nước cũng được tiếp cận với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú hơn từ thị trường nước ngoài.
Huyện Ứng Hòa chú trọng phát triển vùng sản xuất tập trung

Huyện Ứng Hòa chú trọng phát triển vùng sản xuất tập trung

Nhằm nâng cao giá trị nông sản, huyện Ứng Hòa đã định hướng phát triển các vùng nguyên liệu tập trung kết hợp với chế biến sâu.
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn hơn cho nhà đầu tư trong và ngoài nước

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn hơn cho nhà đầu tư trong và ngoài nước

Môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam được đánh giá đã có sự cải thiện liên tục trong những năm gần đây. Những cải cách về chính sách và pháp luật đã giúp Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn hơn cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tỉnh Bắc Ninh tiếp tục dẫn đầu về thu hút vốn ngoại trong 9 tháng qua

Tỉnh Bắc Ninh tiếp tục dẫn đầu về thu hút vốn ngoại trong 9 tháng qua

Trong 9 tháng qua, tỉnh Bắc Ninh thu hút được hơn 4,2 tỷ USD, tiếp tục là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI. Các nhà đầu tư chủ yếu đến từ Trung Quốc với 218 dự án; Hồng Kông (Trung Quốc) 37 dự án; Singapore 36 dự án.
Phấn đấu hết năm 2025, Việt Nam xếp hạng 31-33 thế giới về quy mô GDP

Phấn đấu hết năm 2025, Việt Nam xếp hạng 31-33 thế giới về quy mô GDP

Sáng 9/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Nước nào dự trữ vàng nhiều nhất thế giới?

Nước nào dự trữ vàng nhiều nhất thế giới?

Theo số liệu của Hiệp hội Vàng Thế giới, Mỹ hiện nắm hơn 8.100 tấn vàng, gần bằng 3 quốc gia xếp sau là Đức, Italy và Pháp cộng lại.
Giải pháp nào kích cầu tiêu dùng nội địa theo hướng bền vững?

Giải pháp nào kích cầu tiêu dùng nội địa theo hướng bền vững?

Trong bối cảnh giá cả sinh hoạt tăng, nhiều người dân chọn cách ưu tiên cho những chi tiêu thiết yếu và tìm cách cắt giảm những mặt hàng không thực sự cần thiết. Theo các chuyên gia, kích cầu tiêu dùng cần nhìn hai chiều vừa kích cầu vừa cần tạo ra việc làm, phải làm đồng bộ hai phía.
Hàng chục nghìn người bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế từ đầu năm đến nay

Hàng chục nghìn người bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế từ đầu năm đến nay

Theo Tổng cụ Thuế, tính đến hết tháng 9, cơ quan thuế đã ban hành 23.747 thông báo tạm hoãn xuất cảnh với số tiền thuế nợ là 50.665 tỉ đồng.
Khảo sát của Herbalife: 3/5 người Việt có xu hướng khởi nghiệp từ công việc kinh doanh nhỏ

Khảo sát của Herbalife: 3/5 người Việt có xu hướng khởi nghiệp từ công việc kinh doanh nhỏ

Herbalife - một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, vừa công bố kết quả Khảo sát ngành kinh doanh chăm sóc sức khỏe tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động