Vương quốc Anh gia nhập CPTPP và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Theo Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, việc Vương quốc Anh gia nhập Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một cột mốc quan trọng đối với Anh và các thành viên CPTPP, cũng như mối quan hệ song phương Việt Nam-Anh.

Việc gia nhập Hiệp định CPTPP sẽ giúp tự do hóa thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Anh

Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Iain Frew và Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên Lương Hoàng Thái - Ảnh: VGP/Đỗ Cường
Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Iain Frew và Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên Lương Hoàng Thái - Ảnh: VGP/Đỗ Cường

Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Iain Frew nhấn mạnh, việc gia nhập Hiệp định CPTPP sẽ giúp tự do hóa thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Anh, giữa Anh với các thành viên còn lại của CPTPP. Điều này cũng có nghĩa là các doanh nghiệp và người tiêu dùng của hai nước giờ đây sẽ có cơ hội tiếp cận hàng hóa, dịch vụ và đầu tư một cách dễ dàng hơn.

Đại sứ bày tỏ kỳ vọng, việc gia nhập CPTPP sẽ dẫn đến gia tăng thương mại giữa Việt Nam và Anh, đồng thời cũng tạo nền tảng để hai bên tăng cường hợp tác nhằm hỗ trợ một hệ thống thương mại quốc tế mở và hiệu quả.

"Chúng tôi vô cùng biết ơn vì sự ủng hộ mạnh mẽ mà chúng tôi đã nhận được từ Chính phủ Việt Nam trong suốt quá trình đàm phán. Giờ đây khi CPTPP có hiệu lực, chúng ta có cơ hội giúp các doanh nghiệp tận dụng điều đó để thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư", ông Iain Frew bày tỏ.

Đại sứ cho biết, khi Anh gia nhập CPTPP, các quốc gia thành viên trong khối này sẽ chiếm 15% GDP toàn cầu. Đây là một khối thương mại rất quan trọng.

CPTPP cũng đề ra một số quy định và luật lệ thương mại tiên tiến, tiến bộ nhất toàn cầu. Đây là khối liên kết kinh tế quốc tế thu hút, đang phát triển và có tầm quan trọng ngày càng lớn trên thế giới. Với việc Anh gia nhập, CPTPP đang mở rộng ra ngoài khu vực Thái Bình Dương.

Do đó, đây thực sự là một cơ hội cho Anh, cho nhóm các quốc gia tham gia CPTPP, cũng như mối quan hệ giữa Anh và Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa khi hai nước đang kỷ niệm 15 năm quan hệ Đối tác Chiến lược và mối quan hệ giữa hai nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

Cùng quan điểm trên, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) bày tỏ vui mừng khi Anh đã thành công trong việc hoàn tất đàm phán gia nhập và phê chuẩn Hiệp định CPTPP.

"Đây là một bước tiến quan trọng, không chỉ mở ra cơ hội cho Anh và các quốc gia thành viên CPTPP ban đầu, mà còn đánh dấu mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam-Anh lên tầm cao mới", ông Thái nhận định.

Những quy tắc trong hiệp định này không chỉ hỗ trợ cho việc hình thành các chuỗi cung ứng hiện tại, mà còn mở ra những cơ hội mới cho các ngành tiềm năng trong tương lai, thậm chí những ngành mà chúng ta hiện tại chưa tính toán hết được. Điều này không chỉ mang lại lợi ích thương mại trước mắt, mà còn mang lại lợi ích lâu dài trong những lĩnh vực mới nổi. Việc Anh gia nhập CPTPP sẽ góp phần hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng lớn, thúc đẩy sự gắn kết giữa các quốc gia thành viên.

"Chúng tôi kỳ vọng trong thời gian tới, sự hợp tác giữa Việt Nam và Anh sẽ có bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Sau 5 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do song phương giữa Việt Nam và Anh (UKVFTA), Anh đã vươn lên trở thành một trong 3 đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam tại khu vực châu Âu. Chúng tôi hy vọng rằng với việc Anh tham gia Hiệp định CPTPP, quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai bên sẽ tiếp tục vươn lên một tầm cao mới", ông Thái nhận định.

Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Iain Frew - Ảnh: VGP/Đỗ Cường
Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Iain Frew - Ảnh: VGP/Đỗ Cường

Lợi ích nổi bật của CPTPP với doanh nghiệp

Đề cập tới lợi ích nổi bật của CPTPP với doanh nghiệp của Việt Nam và Anh, Đại sứ Iain Frew cho rằng, thỏa thuận CPTPP xây dựng trên nền tảng của UKVFTA đối với các doanh nghiệp đã hoạt động giữa hai thị trường. Vì vậy, có những lĩnh vực mà thỏa thuận CPTPP tiến xa hơn và nhanh hơn trong việc tự do hóa thuế quan.

Do đó, sẽ có những mặt hàng xuất khẩu đặc biệt từ cả hai quốc gia được hưởng lợi từ điều này. Các doanh nghiệp sẽ có thể xuất khẩu với thuế thấp hơn hoặc miễn thuế. Ví dụ, các nhà xuất khẩu gạo, hải sản, bột sắn của Việt Nam sẽ thấy thuế quan đối với những mặt hàng này giảm nhanh hơn.

Còn các nhà xuất khẩu của Anh, như xuất khẩu thịt lợn, gia cầm hoặc chocolate, sẽ nhận thấy việc tiếp cận thị trường Việt Nam và giảm thuế trở nên dễ dàng hơn.

Thêm vào đó, theo Đại sứ, có những lợi ích từ một số quy định rộng hơn trong CPTPP. Ví dụ, việc tập trung vào thương mại kỹ thuật số và nền kinh tế số trong thỏa thuận này cũng sẽ mở ra thêm cơ hội cho hai nước.

Ngoài ra, doanh nghiệp hai nước sẽ nhận nhiều lợi thế hơn đối với các chuỗi cung ứng. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp hoạt động giữa Anh và Việt Nam, mà còn cho các doanh nghiệp quốc tế giữa hai quốc gia, những doanh nghiệp có chuỗi cung ứng kéo dài đến các thành viên khác trong CPTPP.

Vì vậy, những lợi ích của việc gia nhập CPTPP sẽ tạo ra giá trị mới, tăng trưởng xuất khẩu và thu hút đầu tư lớn hơn nhờ vào những lợi ích lớn hơn từ chuỗi cung ứng.

Thỏa thuận CPTPP cũng có các tiêu chuẩn về tính minh bạch và khả năng dự đoán. Điều này thực sự tạo ra sự tự tin cho các nhà đầu tư để tăng cường đầu tư và xem xét những cơ hội mà trước đây họ chưa từng nghĩ đến.

Để hỗ trợ doanh nghiệp hai nước tận dụng được điều đó, Anh đang hợp tác với Chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp của hai quốc gia để giúp giải thích ý nghĩa của việc gia nhập CPTPP.

Đại sứ khuyến nghị, các doanh nghiệp cần tự cập nhật thông tin đầy đủ, nắm bắt các điều khoản mới, suy nghĩ xem những thay đổi đó có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp của họ như thế nào, đề ra các biện pháp để thích ứng và tận dụng cơ hội này.

Đồng thời, doanh nghiệp hai nước cũng cần xây dựng khả năng và năng lực của mình trong tổ chức, cho dù đó là đội ngũ nhân viên, hay các lĩnh vực mà sự tự do hóa đang diễn ra.

Còn đại diện của Bộ Công Thương, ông Lương Hoàng Thái cho rằng, Việt Nam đã định vị chiến lược "đi tắt, đón đầu" bằng việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) . Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang được tái định hình, đây là cơ hội hiếm có mà nhiều chuyên gia nhận định chỉ xuất hiện rất ít lần.

Nếu tận dụng tốt, Việt Nam có thể nhanh chóng tham gia vào các chuỗi cung ứng mới, từ đó từng bước nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu và mang lại giá trị gia tăng cao hơn cho nền kinh tế. Các FTA, trong đó có CPTPP, chính là công cụ quan trọng giúp Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị sản phẩm.

Đặc biệt, với các ngành mới nổi, như sản xuất điện tử, chip bán dẫn, các lĩnh vực công nghệ cao khác, Việt Nam được đánh giá là một trong những ví dụ thành công. Các quốc gia và tổ chức quốc tế đang muốn phổ biến kinh nghiệm của Việt Nam cho các thành viên khác đang nghiên cứu và học hỏi.

"Chúng tôi rất vui mừng khi cam kết hội nhập kinh tế của Việt Nam tiếp tục được khẳng định mạnh mẽ, mang lại những kết quả cụ thể và tích cực giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời mở ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế của đất nước", ông Lương Hoàng Thái bày tỏ.

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên - Ảnh: VGP/Đỗ Cường
Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên - Ảnh: VGP/Đỗ Cường

Tận dụng được tối đa lợi thế của CPTPP để tăng cường thúc đẩy thương mại, đầu tư

Đại sứ Ian Frew cho biết, thương mại giữa Việt Nam và Anh liên tục tăng trưởng trong suốt thập kỷ qua, từ 3 tỷ bảng Anh lên 6 tỷ bảng Anh. Đại sứ bày tỏ kỳ vọng, xu hướng sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Mặc dù UKVFTA mới chỉ có hiệu lực trong vài năm qua, nhưng các doanh nghiệp hai nước đã bắt đầu tận dụng cơ hội.

"Chúng tôi tin rằng còn nhiều cơ hội để các doanh nghiệp có thể làm được nhiều hơn nữa và CPTPP sẽ xây dựng trên nền tảng đó. Những kinh nghiệm mà chúng ta đã rút ra trong suốt thời gian qua, sẽ thực sự giúp ích hai nước trong giai đoạn tiếp theo, bao gồm quá trình đàm phán một thỏa thuận thương mại và quá trình xác định lợi ích của mỗi quốc gia, cũng như cách thức thúc đẩy những lợi ích đó", ông Iain Frew bày tỏ.

Đại sứ hoan nghênh Chính phủ hai nước đã hợp tác chặt chẽ trong việc chia sẻ thông tin về các ưu tiên, về doanh nghiệp và các lĩnh vực khác nhau. Điều này đã giúp hai bên hiểu rõ hơn về sự bổ sung lẫn nhau giữa nền kinh tế của hai quốc gia.

Anh và Việt Nam sản xuất những hàng hóa rất khác nhau, và người tiêu dùng có thể tiếp cận các sản phẩm theo những cách rất khác biệt từ hai quốc gia. Vì vậy, sự bổ sung này mang lại tiềm năng lớn. Chẳng hạn như người tiêu dùng ở Anh sẽ hưởng lợi từ các sản phẩm điện tử và hải sản được sản xuất tại Việt Nam, trong khi người tiêu dùng Việt Nam có thể tiêu thụ các sản phẩm như dược phẩm từ Anh, rượu whisky hoặc thịt gia cầm. Đây là những lĩnh vực mà doanh nghiệp hai nước cần tận dụng thêm.

Đối với những bài học từ UKVFTA mà hai quốc gia rút ra để sẵn sàng cho CPTPP, Đại sứ cho rằng, hai nước có thể rút kinh nghiệm trong xây dựng khả năng của các doanh nghiệp để hiểu các điều khoản mới của một thỏa thuận thương mại.

"Chúng ta cần hiểu rõ hơn các lĩnh vực nào đã tận dụng được các điều khoản mới và những lĩnh vực nào có thể cần thêm sự hỗ trợ để phát triển, hiểu biết và tận dụng tối đa cơ hội. Đây là một trong những bài học mà chúng ta đã có cho đến nay. Tôi hy vọng chúng ta sẽ sử dụng điều đó một cách hiệu quả trong năm nay", ông Iain Frew chia sẻ.

Trong năm tới, một số sự kiện đã được lên kế hoạch, bao gồm các hội thảo với doanh nghiệp và các buổi đào tạo để nâng cao kỹ năng để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách họ có thể tận dụng tối đa những cơ hội đó.

Ông Lương Hoàng Thái chia sẻ thêm, khi Quốc hội Việt Nam thông qua việc Anh gia nhập CPTPP, một kế hoạch cụ thể đã được phê duyệt nhằm đảm bảo thực thi Hiệp định một cách hiệu quả. Chính phủ cũng đã triển khai một chương trình hành động chi tiết, với các nhiệm vụ cụ thể được giao cho từng bộ, ngành.

Trước mắt, việc đầu tiên cần thực hiện là sửa đổi các quy định pháp luật để phù hợp với Hiệp định, và công việc này đã hoàn thành. Bước tiếp theo là cung cấp thông tin để doanh nghiệp có thể nắm rõ các quy định của Hiệp định, từ đó tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho mình.

Những thông tin này đã được xây dựng đầy đủ, không chỉ dưới dạng các tài liệu chung về Hiệp định mà còn được đăng tải trên trang website của Bộ Công Thương, cũng như các bộ, ngành liên quan. Bên cạnh đó, các cơ quan thương vụ của Việt Nam cũng đã tích cực vào cuộc, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Đã có những nghiên cứu chuyên sâu về một số ngành hàng cụ thể mà Việt Nam có cơ hội phát triển, nhằm giúp doanh nghiệp nắm bắt được thông tin chi tiết hơn về tiềm năng và thế mạnh của mình.

"Chúng tôi cũng đang nỗ lực xây dựng một hệ sinh thái phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và địa phương để hỗ trợ doanh nghiệp một cách toàn diện", đại diện Bộ Công Thương cho biết.

Trong quá trình doanh nghiệp nỗ lực khai thác và tận dụng các ưu đãi từ CPTTP, nếu gặp phải rào cản hay vướng mắc, các bộ, ngành và địa phương sẵn sàng vào cuộc để hỗ trợ. Chính phủ cũng đang chỉ đạo quyết liệt nhằm xây dựng một hệ thống hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp.

"Đến nay, chúng ta đã bước đầu hình thành một hệ thống hoạt động cơ bản để hỗ trợ doanh nghiệp khai thác các FTA nói chung, và đặc biệt là các FTA thế hệ mới như CPTPP", ông Thái nhấn mạnh.

Vương quốc Anh gia nhập CPTPP, Việt Nam có lợi gì? Vương quốc Anh gia nhập CPTPP, Việt Nam có lợi gì?
ĐBQH thống nhất cao việc Quốc hội ban hành Nghị quyết phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh ĐBQH thống nhất cao việc Quốc hội ban hành Nghị quyết phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh
Nhất trí đề xuất Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh Nhất trí đề xuất Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh
Theo VGP

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đề xuất Mỹ miễn trừ thuế đối với một số nhóm hàng nông sản

Đề xuất Mỹ miễn trừ thuế đối với một số nhóm hàng nông sản

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất Bộ Nông nghiệp Mỹ và các cơ quan thẩm quyền của Mỹ, xem xét miễn trừ một số nhóm hàng nông thủy sản không cạnh tranh trực tiếp từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.
90 ngày không dài, nhưng quyết tâm làm chúng ta có thể thay đổi tình thế

90 ngày không dài, nhưng quyết tâm làm chúng ta có thể thay đổi tình thế

Ngày 9/4/2025, mức thuế đối ứng Mỹ ban hành với gần 90 quốc gia, vùng lãnh thổ dao động từ 10-50% có hiệu lực. Tuy nhiên, ngay sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định tạm hoãn 90 ngày và mức thuế đối ứng trong thời gian này khoảng 10%. Nhiều chuyên gia cho rằng, thời gian tạm hoãn sẽ là cơ hội cho Việt Nam và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác tiến hành đàm phán.
Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với nhiều nước: Một sự thay đổi tích cực

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với nhiều nước: Một sự thay đổi tích cực

Giữa bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gây bất ngờ lớn khi thông báo tạm hoãn kế hoạch áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày đối với phần lớn các đối tác thương mại đồng thời giảm đáng kể mức thuế xuống 10% trong giai đoạn này.
Chỉ số sản xuất công nghiệp xác lập kỷ lục 5 năm

Chỉ số sản xuất công nghiệp xác lập kỷ lục 5 năm

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý I/2025 ước tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự kiến đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Mỹ trong 45 phút

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự kiến đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Mỹ trong 45 phút

Cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Bessent dự kiến kéo dài 45 phút, diễn ra tại trụ sở Bộ Tài chính Mỹ ở Washington vào lúc 20h GMT - tương ứng với 3h sáng ngày 10/4 theo giờ Việt Nam, theo Reuters.
Trước giờ G thuế đối ứng, Tổng thống Trump nói gì?

Trước giờ G thuế đối ứng, Tổng thống Trump nói gì?

Bản tin mới nhất của Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ vẫn thông báo chính sách thuế mới sẽ chính thức có hiệu lực từ 0h01 ngày 9/4 theo giờ miền Đông (tức 11h01 giờ Việt Nam), theo Reuters.
Sản lượng thủy sản quý I/2025 tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước

Sản lượng thủy sản quý I/2025 tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung quý I/2025, sản lượng thủy sản ước đạt 1.993,4 nghìn tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ ủng hộ việc xóa bỏ tất cả các rào cản thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ ủng hộ việc xóa bỏ tất cả các rào cản thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) Hà Nội, ủng hộ việc xóa bỏ tất cả các rào cản thương mại giữa hai quốc gia và tin rằng, bằng cách mở cửa thị trường cho nhiều hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ, Việt Nam có thể giúp điều chỉnh cán cân thương mại có lợi cho cả hai bên.
Tin vui cho hàng Việt Nam đang trên đường đến Mỹ

Tin vui cho hàng Việt Nam đang trên đường đến Mỹ

Theo thông báo mới từ Cơ quan Hải quan Mỹ, hàng hóa đang trên đường đến Mỹ sẽ không bị áp thuế đối ứng.
Mỹ áp thuế 46% gây áp lực và thách thức cho xuất khẩu

Mỹ áp thuế 46% gây áp lực và thách thức cho xuất khẩu

Tại họp báo Chính phủ chiều 6/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết mức thuế đối ứng 46% từ Mỹ sẽ tác động không tốt đến hoạt động xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, thu hút FDI, dịch vụ và lao động...
Nâng kịch bản tăng trưởng cho 3 quý cuối năm

Nâng kịch bản tăng trưởng cho 3 quý cuối năm

Tăng trưởng quý I/2025 đạt 6,93%, Bộ Tài chính đã xây dựng kịch bản tăng trưởng cao hơn cho 3 quý cuối năm, cụ thể: quý II đạt khoảng 8,3%; quý III, quý IV lần lượt là 8,3% và 8,4%...
Chỉ số CPI giảm, lạm phát quý I/2025 tăng 3,01%

Chỉ số CPI giảm, lạm phát quý I/2025 tăng 3,01%

Giá xăng dầu, giá gạo trong tháng 3 giảm theo giá thế giới đã kéo CPI bình quân quý I/2025 xuống còn 3,22%, thấp hơn mức tăng bình quân của 2 tháng đầu năm. Bình quân quý I/2025, lạm phát cơ bản tăng 3,01% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất nhập khẩu quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD

Xuất nhập khẩu quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,16 tỷ USD.
Xuất siêu sang Mỹ: Việt Nam xứng đáng được đối xử công bằng

Xuất siêu sang Mỹ: Việt Nam xứng đáng được đối xử công bằng

Trong thế giới hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau ngày nay, các con số thống kê – nếu không được đặt đúng trong bối cảnh, hoàn cảnh – đôi khi có thể dẫn đến những ngộ nhận tai hại.
Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng: Linh hoạt chính sách ứng phó thuế quan đối ứng

Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng: Linh hoạt chính sách ứng phó thuế quan đối ứng

Cùng với việc chủ động và linh hoạt trong việc thực thi chính sách, để giảm thiểu tác động do chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ đối với kinh tế nước ta, Chính phủ cần tiếp tục thực thi các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng

Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đề nghị Chính phủ đàm phán với Mỹ điều chỉnh thuế đối ứng cho thủy sản, đồng thời muốn Việt Nam giảm thuế nhập hàng Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.
Phấn đấu đến 2030-2045, Việt Nam phát triển được công nghiệp đường sắt

Phấn đấu đến 2030-2045, Việt Nam phát triển được công nghiệp đường sắt

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 157/TB-VPCP ngày 5/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.
Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo.
Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế suất 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ quý 1/2025, cung cấp nhiều thông tin về việc chuẩn bị đàm phán với Mỹ khi nước này áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam.
Hàng Việt gặp 'sóng lớn' và chiến lược vượt khó

Hàng Việt gặp 'sóng lớn' và chiến lược vượt khó

Thuế nhập khẩu hàng Việt vào Mỹ lên tới 46% có thể đẩy xuất khẩu vào thế khó. Không chỉ là thuế, đây là bài toán chiến lược, Việt Nam sẽ ứng phó ra sao?
Tăng trưởng GRDP quý I/2025 của Hà Nội cao nhất 5 năm

Tăng trưởng GRDP quý I/2025 của Hà Nội cao nhất 5 năm

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Hà Nội quý I/2025 tăng 7,35%, mức cao nhất trong 5 năm gần đây, cùng với đó là kết quả tích cực từ thu ngân sách, đầu tư, du lịch và xuất nhập khẩu.
Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%

Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%

"Mặt bằng thuế quan của Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với mức 90% cũng như mức 46% phía Mỹ đưa ra. Cần làm rõ ngoài yếu tố thuế thì yếu tố gì, lý do gì để Mỹ đưa ra thuế đối ứng 46%, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp", đại diện Bộ Tài chính cho biết.
Vĩnh Phúc phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025

Vĩnh Phúc phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025

Tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng kịch bản tăng trưởng theo hướng rất tích cực, phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025 (cao hơn 2% so với mục tiêu Chính phủ giao là 9%).
Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Intimex cho hay, với thị trường Mỹ, xuất khẩu cà phê tiêu không đáng lo ngại vì cà phê là mặt hàng thị trường Mỹ cần, nên sử dụng công cụ thuế ảnh hưởng cho người tiêu dùng Mỹ.
Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Vài giờ sau thông báo của Tổng thống Mỹ áp thuế nhập khẩu đối ứng, website của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cũng đăng tải công thức tính.
Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Theo các chuyên gia, Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu sẽ thách thức các nhà sản xuất lẫn các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Đặc biệt, mức thuế đối với các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam lại thấp hơn chúng ta.
Năm 2024, Việt Nam có 15 nhóm hàng xuất khẩu vào Mỹ đạt trên 1 tỷ USD

Năm 2024, Việt Nam có 15 nhóm hàng xuất khẩu vào Mỹ đạt trên 1 tỷ USD

Theo số liệu từ Hải Quan Việt Nam, trong năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lượng hàng hóa có trị giá 119,5 tỷ USD và nhập khẩu từ thị trường này 15,1 tỷ USD.
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc

Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

Phiên bản di động