Chỉ trong tháng 7, Trung Quốc chi 247 triệu USD để nhập sầu riêng Việt Nam. |
Thị trường Trung Quốc nhập nhiều sầu riêng nhất
Theo số liệu mới nhất từ hải quan, xuất khẩu rau quả 7 tháng đầu năm đạt gần 4 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ 2023. Sầu riêng dẫn đầu với kim ngạch 1,6 tỷ USD, tăng 50%, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm 92% với gần 1,5 tỷ USD.
Riêng tháng 7, xuất khẩu sầu riêng đạt mức kỷ lục 280 triệu USD (gần 7.000 tỷ đồng), tăng 82% so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng thị trường Trung Quốc nhập đến 247 triệu USD tăng 97%, đứng thứ 2 là Thái Lan nhập 18 triệu USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Đáng chú ý, trong top 5 thị trường chủ lực, tăng mạnh nhất là thị trường Đài Loan với tốc độ tăng trưởng 149%, tương đương giá trị 2,7 triệu USD - đứng ở vị trí thứ 4. Hồng Kông tăng 21,5% đạt 3,2 triệu USD, đứng ở vị trí thứ 3.
Lũy kế 7 tháng, tổng xuất khẩu sầu riêng đạt 1,6 tỉ USD, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng của mặt hàng sầu riêng chiếm tới 41% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam và tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023.
Riêng thị trường Trung Quốc, trong 7 tháng qua đã tiêu thụ sầu riêng của Việt Nam với kim ngạch đạt gần 1,5 tỉ USD, tăng 52,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Doanh nghiệp xuất khẩu đã sẵn sàng
Doanh nghiệp xuất khẩu đã sẵn sàng |
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đạt kỷ lục vào tháng 9 với giá trị gần 450 triệu USD và tháng 10 cao thứ 3 trong năm với 350 triệu USD, tháng 8 cũng hơn 200 triệu USD. Hiện nay các tỉnh Tây nguyên, vùng trồng sầu riêng lớn nhất cả nước đang vào vụ thu hoạch rộ sầu riêng, kéo dài từ tháng 8 - 10. Sau đó bắt đầu chuyển sang giai đoạn sầu riêng vụ nghịch ở một số địa phương.
Mới đây, Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký thêm nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh và dừa tươi sang thị trường này, ngành rau quả của nước ta có thể thu thêm vài trăm triệu USD mỗi năm, sau đó kim ngạch sẽ tăng theo từng năm.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) phân tích, tương lai Trung Quốc sẽ tăng cường nhập khẩu sầu riêng đông lạnh tách múi để dùng chế biến vì giảm được một khoản tiền rất lớn liên quan chi phí vận chuyển do loại bỏ vỏ từ đầu nguồn.
Doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm đông lạnh của Việt Nam cũng đỡ áp lực trong tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật (các sinh vật có nguy cơ gây hại đi kèm quả tươi) và có thể bán vào sâu trong nội địa Trung Quốc nhờ thời gian bảo quản dài.
Ông Nguyên nhấn mạnh, việc mở cửa thị trường cho các sản phẩm mới như sầu riêng xay nhuyễn và cơm sầu riêng sẽ tạo ra giá trị gia tăng cao hơn so với sầu riêng tươi. Điều này không chỉ giúp đa dạng hóa chế biến, giảm áp lực thu hoạch theo mùa mà còn tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu, nhất là với những trái không đạt yêu cầu về mẫu mã. Hiện tại, giá một container sầu riêng đông lạnh vào khoảng 5-6 tỷ đồng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo kim ngạch xuất khẩu sầu riêng năm nay đạt 3-3,5 tỷ USD, với sầu riêng đông lạnh khoảng 400-500 triệu USD.
Năm ngoái, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 500.000 tấn sầu riêng tươi, trị giá 2,3 tỷ USD, trong đó 90% xuất sang Trung Quốc. Diện tích trồng sầu riêng là 154.000 ha, sản lượng đạt gần 1,2 triệu tấn, với tốc độ tăng trưởng 15% mỗi năm.
Ngoài sầu riêng, xuất khẩu các loại trái cây khác như chuối, mít, xoài và dừa cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ. Đặc biệt, việc Trung Quốc mở cửa cho dừa tươi Việt Nam dự kiến tạo ra sự đột biến trong kim ngạch xuất khẩu của loại quả này năm nay.
Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch dừa tươi và sầu riêng sang Trung Quốc vừa được ký kết. Ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc Vina T&T Groupthông tin, doanh nghiệp đã sẵn sàng để xuất khẩu thêm hai sản phẩm này ngay những tháng cuối năm. Ông kỳ vọng, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc của doanh nghiệp sắp tới sẽ tăng mạnh.
Sầu riêng Musang King gặp khó: Thực hư thế nào? |
"Vua" của các loại sầu riêng rớt giá thảm, đâu là nguyên nhân? |
Sầu riêng đông lạnh, dừa tươi, cá sấu được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc |