"Tóc trắng" xuất hiện trên bề mặt chậu hoa
Hiện tượng tóc trắng trên bầu đất của cây cảnh |
Điều này là do nhiễm nấm gây ra bởi cây được đặt ở nơi không có không khí lưu thông khiến đất chậu bị ẩm ướt trong thời gian dài. Để giải quyết triệt để vấn đề này, bạn cần điều chỉnh lại đất và thay đổi môi trường sống của cây.
Cách đơn giản nhất là khử trùng hoa và cây, thay đất rồi đặt chậu cây ở nơi thoáng mát, thoáng gió. Sau một thời gian, cây sẽ phát triển bình thường.
Nước lõng bõng trên mặt chậu, không thấm xuống
Sau một thời gian được tưới nước, đất của cây cảnh thường bị cứng rắn, khó thấm nước xuống dưới |
Đây là vấn đề phổ biến khi trồng hoa và cây trong chậu, nguyên nhân là do đất bị nén chặt, quá cứng nên nước mới không thể thấm xuống được. Tình trạng này khiến rễ cây không thể thở được, không thể hấp thụ được nước và chất dinh dưỡng để mang đi nuôi cây, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây.
Ngoài ra nếu tưới quá nhiều cũng có thể tạo thành vũng nước, nếu không chú ý đến việc thông gió thì có thể gây thối rễ cây, chết cây. Lúc này bạn cần thay đất cho cây, nhưng khi thay phải thật cẩn thận. Nếu đất quá cũ và cứng, khó gỡ ra khỏi rễ cây thì bạn có thể ngâm cả chậu cây trong nước để đất dễ tách ra, tránh làm tổn thương bộ rễ.
Xuất hiện “hạt gạo vàng” trên bề mặt đất
Hiện tượng hạt gạo vàng |
Nếu trong chậu cây xuất hiện các tinh thể màu vàng, dạng hạt thì đó thường là vi khuẩn được kết tủa lại. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do điều kiện môi trường của cây không tốt, như thiếu ánh sáng, kém thoáng gió,…
Lúc này, bạn nên di chuyển chậu cây đến nơi có đủ nắng và gió ngay lập tức, đồng thời phun carbendazim và các loại thuốc diệt khuẩn. Nếu các hạt vàng phủ kín đầy chậu, hãy thay đất mới. Nếu dùng lại chậu cũ, bạn hãy khử khuẩn chậu bằng ngâm nước carbendazim trước khi trồng lại cây.
Trên bề mặt chậu đất có tinh thể trắng
Hiện tượng sương muối xuất hiện trên bề mặt đất của chậu cây cảnh |
Nếu trong chậu xuất hiện các tinh thể trắng thì chứng tỏ đất đang bị nhiễm mặn nghiêm trọng, kiềm hóa. Lúc này, đất không còn thích hợp để trồng hoa và cây nữa, nếu không sau một thời gian cây sẽ chết. Việc bạn cần làm bây giờ là thay đất, thay chậu cho cây.
Nếu trên bề mặt đất chỉ có một khu vực nhỏ có tinh thể trắng, bạn có thể tạm thời khắc phục bằng cách tưới dung dịch sắt sunfat hoặc giấm trắng pha loãng. Đồng thời nên chuyển cây ra ngoài trời khi trời mưa, lặp lại việc này nhiều lần để loại bỏ độ kiềm trong đất.
Ngoài ra bạn nên hạn chế tưới cây bằng nước máy. vì giá trị pH trong nước máy lớn hơn 7, tưới trong thời gian dài khó tránh khỏi tình trạng kiềm hóa đất. Bên cạnh đó, thường xuyên bón phân hóa học cũng có thể đẩy nhanh quá trình kiềm hóa của đất.
Cỏ dại mọc um tùm trong chậu hoa
Cỏ dại mọc um tùm trong chậu cây cảnh |
Khi cỏ dại mọc um tùm trong chậu hoa, không những làm giảm giá trị làm cảnh của chậu hoa mà chúng còn cạnh tranh mất chất dinh dưỡng của hoa và cây, khiến cây ngày càng còi cọc, kém phát triển.
Hơn nữa bộ rễ của các loại cỏ dại thường rất khỏe, dễ lan ra toàn bộ chậu hoa. Vì vậy khi thấy cỏ dại xuất hiện trong chậu hoa, bạn nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt, tránh để chúng mọc dày, đến lúc đó sẽ khó loại bỏ hơn.
Rêu xuất hiện trong chậu hoa
Rêu mọc trên chậu cây cảnh ưa khô hạn sẽ gây bất lợi |
Sau một thời gian trồng hoa, rêu có thể xuất hiện trên bề mặt đất chậu hoặc ở thành ngoài chậu. Thực ra rêu không phải là thứ xấu, sự xuất hiện của nó chỉ chứng minh ở đây có độ ẩm tốt.
Với những loại thực vật ưa ẩm thì có thể “chung sống hòa bình” với rêu, thúc đẩy nhau phát triển, ví dụ như hoa lan, đỗ quyên,… Tuy nhiên có một số loại cây ưa khô thì bạn cần chú ý, rêu mọc quá nhiều có thể do bạn đang tưới quá nhiều nước hoặc do môi trường thay đổi. Lúc này cần loại bỏ rêu, vì rêu sẽ cản trở quá trình thoát hơi nước, không tốt cho cây ưa hạn.
Lưu ý khi thay chậu đất cho cây cảnh
Nếu 6 hiện tượng trên xảy ra ở chậu cây cảnh thì bạn nên cân nhắc việc lật chậu và thay đất. Mùa thay đất tốt nhất là vào mùa xuân và mùa thu. Nếu tình trạng không quá nghiêm trọng thì bạn có thể chú ý đến việc khắc phục, bảo dưỡng để đợi đến mùa xuân hoặc mùa thu mới thay đổi chậu và thay đất.
Còn nếu tình hình quá nghiêm trọng thì bạn không nên chần chừ mà thay chậu, đổi đất ngay. Trong quá trình thay chậu, đổi đất cần chú ý đến các khía cạnh:
Không sử dụng đất đã thay thế, chỉ cần vứt bỏ. Nếu chậu cây cảnh vẫn sử dụng chậu hoa cũ thì cần làm tốt công tác khử trùng cho chậu.
Khi thay chậu không nên lôi cây cảnh quá mạnh ra khỏi chậu vì như vậy sẽ làm gãy cây hoặc làm hỏng một số lượng lớn bộ rễ và làm cho những cây vốn đã kém phát triển trở nên tồi tệ hơn.
Đối với một số loại thân rễ mọng nước như lan quân tử cần làm mềm thân rễ trước khi thay chậu. Đối với một số loại hoa có bộ rễ yếu thì không thể xới hết đất bầu được, chỉ cần bỏ một nửa đến 2/3 bầu đất là được.
Sử dụng đất dinh dưỡng thành phẩm hoặc mùn lá, đất giàu mùn, hoặc bón thêm phân hữu cơ không quá 1/10 tổng lượng đất trồng trong chậu để tạo nền như vậy có lợi hơn cho sự sinh trưởng và phát triển của hoa.
Có thể làm lớp thoát nước dưới đáy lọ hoa để tăng khả năng thoát nước của đất trong bầu và đẩy nhanh chu kỳ khô và ướt của cây cảnh. Bạn cũng có thể phủ một lớp ceramite lên bề mặt chậu hoa để ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại và rêu.
Nếu rễ hoa bị tổn thương, tốt nhất nên cắt tỉa để giảm bớt áp lực nuôi rễ. Sau khi thay chậu đất hãy đặt cây ở bóng râm, phun nước giữ ẩm chứ không nên tưới nước thường xuyên.
Sau 7- 10 ngày, lá căng mọng, tươi tỉnh, không bị héo rũ thì chứng tỏ cây sống được. Bạn có thể mang cây ra nơi trồng ban đầu, nuôi dưỡng như bình thường.
Nếu làm tốt những khâu này thì cây cảnh sẽ tốt tươi và việc biến ban công thành một khu vườn nhỏ là điều không phải không thể.