Trồng cây dược liệu thương lái tranh mua cả lá lẫn củ, dân đếm cây tính tiền

Ba năm nay, người dân ở xã Hưng Tân (Hưng Nguyên, Nghệ An) đang khấm khá nhờ trồng cây dược liệu thay cho cây rau, cây lạc. Cây dược liệu trồng ở nơi này có chất lượng vượt trội nên các thương lái tranh mua tại ruộng. Bán giá cao, không lo đầu ra nên người dân có thu nhập cao gấp nhiều lần cây trồng khác. Chính quyền địa phương cũng đang hỗ trợ để mở rộng diện tích cây dược liệu này.
Loại cây dại trong rừng nhựa đỏ như máu là thần dược bí truyền bị khai thác tận diệt, giờ ra sao? Lào Cai: Ổn định và phát triển vùng trồng cây dược liệu đạt quy mô trên 3.000 ha Sở hữu cả cánh đồng dược liệu quý, nữ 8X thu nửa tỷ mỗi năm Đặc sản xứ Thanh ‘Đại Việt đệ nhất danh sâm’ danh bất hư truyền, gây sốt trên thị trường dược liệu
Trồng tỏi không tốn công chăm sóc, chi phí đầu tư cũng không nhiều. Ảnh: Thanh Phúc
Trồng cây dược liệu tỏi tía không tốn công chăm sóc, chi phí đầu tư cũng không nhiều. Ảnh: Thanh Phúc

Trồng dược liệu tỏi tía bán giá cao, không lo đầu ra

Trên cánh đồng làng Đông (xã Hưng Tân), những ngày này nông dân đang tích cực chăm sóc cho cây dược liệu tỏi tía đang kỳ sinh trưởng. Năm nay thời tiết bất lợi nên cây tỏi phát triển kém hơn mọi năm. Dự kiến, khoảng vài tuần nữa, người dân làng Đông sẽ thu hoạch tỉa tỏi cây bán làm rau thơm.

Ông Phan Thanh Hà - Xóm trưởng làng Đông chia sẻ: “Trước đây, toàn bộ vùng đất màu này người dân trồng rau, ngô, lạc, có năm thì bí xanh. Tuy nhiên, do các loại rau màu vào vụ đông thu hoạch rộ, giá trị không cao, có những lúc ế ẩm nên người dân chuyển sang trồng tỏi tía. Ban đầu, chỉ một vài hộ trồng thử nghiệm, thấy cây tỏi hợp đất, cho năng suất và giá trị kinh tế cao nên dần dần, các hộ khác trong làng đều chuyển đổi sang trồng tỏi”.

Cây tỏi tía dược liệu bén đất làng Đông đã 3 năm nay. Ảnh: Thanh Phúc
Cây tỏi tía dược liệu bén đất làng Đông đã 3 năm nay. Ảnh: Thanh Phúc

Theo tính toán của người dân, trồng tỏi tía vốn đầu tư không nhiều nhưng hiệu quả kinh tế mang lại cao gấp 3 lần so với trồng các loại hoa màu khác. Mỗi sào tỏi tía có năng suất bình quân khoảng 20.000 củ (tương đương với 3,5 tạ tỏi khô); với giá bán 50.000 đồng/kg, doanh thu mang lại khoảng 20 triệu đồng/sào. Sau khi trừ chi phí người nông dân lãi gần 15 triệu đồng.

“Ngoài thu nhập cao hơn thì “khoẻ bụng” nhất là không phải lo đầu ra. Nếu được giá thì nhổ bán cây, mỗi cây 2.000 đồng làm rau thơm; còn khi thu hoạch củ, do trồng theo hướng hữu cơ nên tỏi thơm, ngon, an toàn nên nhổ được chừng nào bán hết chừng đó, bán tỏi tươi ngay tại ruộng. Còn vụ nào tỏi giá thấp thì mang về phơi khô, tỏi cũng dễ bảo quản nên chờ được giá mới bán nên không lo ế ẩm, hư hỏng”, bà Nguyễn Thị Thanh, hộ dân làng Đông trồng 2 sào tỏi tía cho biết.

Trồng tỏi không tốn công chăm sóc, chi phí đầu tư cũng không nhiều. Ảnh: Thanh Phúc
Trồng tỏi tía dược liệu không tốn công chăm sóc, chi phí đầu tư cũng không nhiều. Ảnh: Thanh Phúc

Trồng tỏi tía nhàn cơ hội tăng thu nhập

Tỏi tía là giống cây có khả năng chịu lạnh và ưa nhiệt độ mát, chịu hạn kém, thời vụ trồng tỏi tía thích hợp nhất là từ tháng 9 âm lịch và cho thu hoạch vào trước hoặc sau Tết Nguyên đán.

“Vùng đất chuyển đổi của xã là đất cát pha thịt, tơi xốp giàu mùn, dễ thoát nước, độ chua 6 - 6,5 rất phù hợp với việc trồng tỏi tía. Đất trồng tỏi không cần phải cày bừa kỹ; kỹ thuật trồng khá đơn giản. Theo đó, mỗi sào (Bắc Trung Bộ) sẽ cần 50kg tỏi tía giống. Khoảng cách giữa các cây tỏi là 10 - 15cm, hàng cách hàng khoảng 20cm, ấn sâu xuống đất 2/3 chiều cao của nhánh tỏi, phủ đất nhỏ lên trên.

Sau đó, dùng rơm rạ phủ lên trên để tạo độ ẩm, độ xốp, ngăn cỏ dại. Cây tỏi không cần phân bón hóa học mà chủ yếu là phân chuồng ủ hoai mục nên tiết kiệm được chi phí sản xuất”, ông Phan Đăng Minh - Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Tân cho biết.

Để khuyến khích người dân mở rộng diện tích, UBND huyện Hưng Nguyên đã đầu tư lắp đặt hệ thống tưới tự động, hỗ trợ 50% giống và phân bón cho bà con. Ảnh: Thanh Phúc
Để khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng dược liệu tỏi tía, UBND huyện Hưng Nguyên đã đầu tư lắp đặt hệ thống tưới tự động, hỗ trợ 50% giống và phân bón cho bà con. Ảnh: Thanh Phúc

Thời gian sinh trưởng của cây tỏi kéo dài 3 - 4 tháng là cho thu hoạch, trong thời gian đó, chỉ có 3 - 4 lần làm cỏ, bón phân. “Tốn công nhất là việc tưới nước thường xuyên, song nhờ được UBND huyện đầu tư hệ thống tưới tự động nên cũng không mất thời gian. Điều này phù hợp với thực tế hiện nay khi lao động nông nghiệp giảm mạnh.

"Như gia đình tôi chỉ còn 2 ông bà già ở nhà, nếu làm 2 sào rau sẽ phải quần quật ngoài ruộng từ sáng tới tối mịt, nhưng làm tỏi thì nhẹ nhàng hơn”, ông Nguyễn Trọng Thịnh, một hộ trồng tỏi cho biết.

Nếu chưa được giá thì người dân thu hoạch xong về phơi khô, bảo quản chờ khi giá tỏi tăng mới đem bán. Ảnh: Thanh Phúc
Người dân thu hoạch tỏi tía xong về phơi khô, bảo quản chờ khi giá tỏi tăng mới đem bán. Ảnh: Thanh Phúc

Qua 3 năm thực hiện, đến nay, toàn làng Đông có 30 hộ trồng tỏi tía với diện tích hơn 2 ha, hộ trồng ít thì trồng 0,5 sào, hộ trồng nhiều hơn 2 sào tỏi tía. Thời gian tới, xã Hưng Tân sẽ tiến hành khảo sát để mở rộng diện tích sản xuất tỏi tía để nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Tỏi tía là một gia vị quen thuộc và còn là một vị thuốc rất quý cho sức khoẻ. Các công trình khoa học trên khắp thế giới đã chứng minh rõ rệt những tác dụng của tỏi đối với sức khoẻ con người như: Tỏi kích thích hô hấp mạnh, làm thông thoáng đường thở, tăng cường trao đổi khí ở phổi. Dầu tỏi dùng lúc trước khi đi ngủ sẽ giúp có giấc ngủ sâu, hô hấp mạnh trong khi ngủ giúp thau rửa các khí cặn bã ở đáy phổi. Tỏi còn hỗ trợ làm sạch mỡ trong gan, hạ mỡ máu, tăng cường lưu thông máu, ổn định huyết áp. Tỏi giảm béo bụng rõ rệt nhờ cơ chế giảm tổng hợp chất béo và tăng cường trao đổi chất, kích thích cơ thể sử dụng năng lượng dư thừa, làm hết chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, làm mạnh hệ tiêu hoá. Chống lão hoá cơ thể và chống ung thư.

Với giá bán 30.000 đồng/kg tỏi tươi và 55.000 đồng/kg tỏi khô, mỗi sào tỏi người dân có thu nhập 15-20 triệu đồng. Ảnh: Thanh Phúc
Với giá bán 30.000 đồng/kg tỏi tươi và 55.000 đồng/kg tỏi khô, mỗi sào tỏi người dân có thu nhập 15-20 triệu đồng. Ảnh: Thanh Phúc

Cây dược liệu tỏi tía có rất nhiều công dụng trong đời sống nên nhu cầu thị trường rất cao. Cây tỏi tía ở xã Hưng Tân hợp với thổ nhưỡng, thời tiết nên cho dược tính cao được thị trường ưa chuộng. Sự vào cuộc của chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ mở rộng diện tích cây dược liệu tỏi tím sẽ tạo cơ hội để người dân nâng cao thu nhập và làm giàu từ loại cây trồng này./.

Thanh Phúc

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hải Dương đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm vải thiều Thanh Hà

Hải Dương đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm vải thiều Thanh Hà

Năm 2024, Hải Dương có 8.850 ha vải. Trong đó có 2.700 ha vải sớm và 6.150 ha vải thiều chính vụ. Riêng diện tích vải sớm của huyện Thanh Hà là 1.700 ha gồm vải u trứng trắng, u trứng gai, u hồng, tàu lai.
Việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt vẫn rất “mờ nhạt”

Việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt vẫn rất “mờ nhạt”

Việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt đến nay vẫn rất “mờ nhạt”. Hiện có đến 90% nông sản vẫn xuất khẩu dưới dạng thô; 80% sản lượng nông sản xuất khẩu chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác riêng.
Xây dựng trường học hạnh phúc vì tầm vóc Việt

Xây dựng trường học hạnh phúc vì tầm vóc Việt

“Trường học hạnh phúc là nơi mà học sinh muốn đến học, giáo viên muốn đến dạy, còn phụ huynh thì luôn muốn đưa con mình đến trường”. Đó là khái niệm đơn giản nhất về “Trường học hạnh phúc” mà GS. TS. Nguyễn Khánh Diệu Hồng - Tổng hiệu trưởng Việt Nam Hệ thống TH School, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân Lực - Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) chia sẻ trong chương trình Vì tầm vóc Việt - phát sóng trên kênh VTV1 ngày 23/3/2024.
TH School - trường học đầu tiên của Việt Nam lan tỏa mô hình Hạnh phúc nổi tiếng bậc nhất ở Harvard

TH School - trường học đầu tiên của Việt Nam lan tỏa mô hình Hạnh phúc nổi tiếng bậc nhất ở Harvard

Đã có hàng trăm doanh nghiệp lớn trên thế giới, hàng nghìn trường học, tổ chức phát triển bền vững triển khai và nhân rộng mô hình có tên SPIRE - bao gồm 5 yếu tố mang lại hạnh phúc nội tại cho mỗi cá nhân. Ở Việt Nam, TH School cùng Tập đoàn TH là những tổ chức tiên phong áp dụng SPIRE như một giải pháp tổng thể giúp học sinh, giáo viên, phụ huynh, cán bộ nhân viên và cộng đồng khám phá hạnh phúc đích thức và phát triển bản thân mỗi ngày.
Quảng bá tiềm năng, thế mạnh, thương hiệu tôm Việt Nam

Quảng bá tiềm năng, thế mạnh, thương hiệu tôm Việt Nam

Với chủ đề “VietShrimp 2024 - Đồng hành cùng người nuôi tôm”, Hội chợ Triển lãm Quốc tế công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5 năm 2024 là một sự kiện có ý nghĩa thiết thực, góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh, thương hiệu tôm Việt Nam đến với đối tác trong và ngoài nước.
Nói về thương hiệu, nhãn hiệu rất dễ nhưng khi làm có nhiều vấn đề đặt ra

Nói về thương hiệu, nhãn hiệu rất dễ nhưng khi làm có nhiều vấn đề đặt ra

“Có rất nhiều vấn đề đặt ra trong xây dựng thương hiệu, chúng ta có thể nói câu từ về thương hiệu, nhãn hiệu rất là dễ nhưng khi đi vào làm có nhiều vấn đề đặt ra”, đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam tại “Hội thảo tham vấn về hoàn thiện chính sách pháp luật xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam” được tổ chức ngày 18/3 tại TP Cần Thơ.
Tỏi Lý Sơn liên tục mất giá: Giải bài toán tiêu thụ nông sản bằng cách nào?

Tỏi Lý Sơn liên tục mất giá: Giải bài toán tiêu thụ nông sản bằng cách nào?

Tỏi là cây trồng chủ lực, được ví như "vàng trắng" của nông dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Tuy nhiên những năm gần đây, tỏi liên tục mất mùa, khiến việc trồng tỏi của hàng nghìn nông dân ở huyện đảo trở nên vô cùng khó khăn.
Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng hướng đến phát triển ngành hàng sầu riêng bền vững

Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng hướng đến phát triển ngành hàng sầu riêng bền vững

Triển khai số hoá gần 10 nghìn cây sầu riêng nhằm thúc đẩy vai trò tiên phong của thanh niên trong chuyển đổi số nông nghiệp, xây dựng và phát triển bền vững cây sầu riêng tại Đắk Lắk; tạo đầu ra ổn định và nâng cao giá trị cây sầu riêng đối với thị trường trong và ngoài nước.
Một triệu hecta lúa chất lượng cao: Xây dựng hình ảnh ngành lúa gạo Việt "minh bạch, trách nhiệm, bền vững"

Một triệu hecta lúa chất lượng cao: Xây dựng hình ảnh ngành lúa gạo Việt "minh bạch, trách nhiệm, bền vững"

"Đề án phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" sẽ được triển khai tại 12 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ vào xây dựng thương hiệu ngành may mặc

Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ vào xây dựng thương hiệu ngành may mặc

Sáng 15/3, VITAS phối hợp Công ty TNHH C.S.P tổ chức Hội thảo Giải pháp kỹ thuật số Style3D cho ngành may mặc.
Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam: Còn nhiều việc phải làm

Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam: Còn nhiều việc phải làm

Trong những năm qua, Việt Nam luôn nằm trong nhóm dẫn đầu về xuất khẩu gạo, nhưng để trở thành thương hiệu mạnh và nói đến gạo là nghĩ ngay đến Việt Nam thì còn rất nhiều việc phải làm.
Bình Phước có thêm 27 mã số vùng trồng sầu riêng, kỳ vọng “mở cửa lớn” vào thị trường Trung Quốc

Bình Phước có thêm 27 mã số vùng trồng sầu riêng, kỳ vọng “mở cửa lớn” vào thị trường Trung Quốc

Tỉnh Bình Phước vừa có thêm 27 mã số vùng trồng sầu riêng được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp phép, nâng tổng số mã vùng trồng của tỉnh lên 65, đây là tiền đề để sầu riêng Bình Phước bước ra biển lớn.
Cách nào để chè Việt mở rộng miếng bánh thị phần?

Cách nào để chè Việt mở rộng miếng bánh thị phần?

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu chè ước đạt 20 nghìn tấn, trị giá 35 triệu USD, tăng 50,9% về lượng và tăng 53,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Theo các chuyên gia, thời gian tới ngành chè cần đầu tư chế biến sâu, nâng cao chất lượng để mở rộng miếng bánh thị phần.
Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Đạt giải gạo ngon nhất thế giới, luôn giữ vị trí hàng đầu thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu…, song thương hiệu gạo Việt vẫn rất mờ nhạt tại hầu hết các thị trường trên thế giới. Việc xây dựng được thương hiệu sẽ giúp cho hạt gạo Việt có cơ hội vào các thị trường lớn.
Ấn tượng bộ nhận diện thương hiệu Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024

Ấn tượng bộ nhận diện thương hiệu Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024

Vừa qua Ban tổ chức đã công bố biểu trưng và khẩu hiệu Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 mang âm hưởng hào hùng và những màu sắc đặc trưng vùng Tây Bắc.
Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 498,13 tỉ USD, tăng 1 bậc

Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 498,13 tỉ USD, tăng 1 bậc

Theo báo cáo từ Brand Finance, giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 498,13 tỷ USD vào năm 2023, xếp thứ 33/121 quốc gia, tăng thêm một thứ bậc so với năm 2022.
Sơn La xây dựng thương hiệu để đưa nông sản vươn xa

Sơn La xây dựng thương hiệu để đưa nông sản vươn xa

Cùng với đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, Sơn La chú trọng phát triển nhãn hiệu, thương hiệu các sản phẩm nông sản. Đến nay, nhiều sản phẩm nông nghiệp mang thương hiệu Sơn La đã khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và trên thế giới.
Hành trình số 1 thế giới của hạt gạo Việt Nam

Hành trình số 1 thế giới của hạt gạo Việt Nam

Năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức kỷ lục, ước đạt gần 8,3 triệu tấn và 4,78 tỷ USD về trị giá. Cùng với đó, hạt gạo Việt Nam một lần nữa được trao giải gạo ngon nhất thế giới.
Trà Vinh đầu tư vào chuỗi sản xuất chế biến để nâng nâng tầm giá trị cây dừa

Trà Vinh đầu tư vào chuỗi sản xuất chế biến để nâng nâng tầm giá trị cây dừa

Tỉnh Trà Vinh đã qui hoạch vùng trồng dừa và đặt mục tiêu phát triển diện tích vườn dừa đạt khoảng 30.000 ha vào năm 2030. Ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương đã triển khai chương trình hỗ trợ nông dân liên kết cùng các doanh nghiệp trồng dừa hữu cơ, phát triển thêm cây dừa sáp đặc sản. Tỉnh xây dựng các dự án mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào chuỗi sản xuất chế biến ngành dừa để nâng cao chuỗi giá trị cây dừa trong tỉnh.
Quả dâu tây Cò Nòi đã có thương hiệu

Quả dâu tây Cò Nòi đã có thương hiệu

Quả dâu tây được trồng ở Cò Nòi sau nhiều năm đã có thương hiệu và đang được mở rộng ra khỏi vùng trồng và bán tới tay rất nhiều khách hàng ở 2 thành lớn là Hà Nội và TPHCM.
Việt Nam có 5 doanh nghiệp trúng thầu cung cấp gạo cho Indonesia: Tự hào thương hiệu gạo Việt

Việt Nam có 5 doanh nghiệp trúng thầu cung cấp gạo cho Indonesia: Tự hào thương hiệu gạo Việt

Cuối tháng 6/2023, hai DN sản xuất và xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam xuất khẩu thành công sản phẩm gạo sang châu Âu và Nhật Bản, cũng năm 2023 gạo ST25 của Việt Nam được nhận giải gạo ngon nhất thế giới, đầu năm 2024, 5 doanh nghiệp của Việt Nam trúng thầu cung cấp gạo cho Indonesia. Những điều đó giúp khẳng định gạo Việt ngày càng được nâng tầm giá trị, “cất tiếng nói” mạnh mẽ trên thế giới.
Xây dựng thương hiệu mai vàng Bình Lợi bằng công nghệ 4.0

Xây dựng thương hiệu mai vàng Bình Lợi bằng công nghệ 4.0

Mai vàng là sản phẩm chủ lực của xã Bình Lợi huyện Bình Chánh (TP.HCM). Những năm qua dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng mai vàng Bình Lợi vẫn có được đầu ra nhờ áp dựng công nghệ 4.0 vào quảng bá sản phẩm.
Đào Đình Bảng khẳng định thương hiệu trong lòng người chơi đào gần xa

Đào Đình Bảng khẳng định thương hiệu trong lòng người chơi đào gần xa

Làng trồng đào Đình Bảng (thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) chỉ cách trung tâm TP Hà Nội 17 km đã trở thành địa chỉ mua đào của người dân Thủ đô và các vùng lân cận.
Phê duyệt cây dừa là cây công nghiệp chủ lực quốc gia: Nâng cao vị thế, tầm vóc ngành dừa Việt Nam

Phê duyệt cây dừa là cây công nghiệp chủ lực quốc gia: Nâng cao vị thế, tầm vóc ngành dừa Việt Nam

Cây dừa vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt trở thành cây công nghiệp chủ lực Quốc gia, điều này sẽ mang lại vị thế, tầm vóc, ngành dừa Việt Nam nói chung, tỉnh Bến Tre nói riêng được nâng lên tầm cao mới kể cả trong nước và Quốc tế.
Nâng tầm nghề trồng mai cảnh ở Kỳ Nam

Nâng tầm nghề trồng mai cảnh ở Kỳ Nam

Mai vàng Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) là cây bản địa đã chinh phục được người tiêu dùng bởi sự độc đáo, quý phái. Những năm qua, TX Kỳ Anh đã có nhiều chính sách xây dựng thương hiệu cho cây mai vàng đặc biệt này.
Cần tạo không gian để nâng tầm giá trị cây hành, tỏi Kinh Môn

Cần tạo không gian để nâng tầm giá trị cây hành, tỏi Kinh Môn

Nhắn gửi đến các bạn khởi nghiệp và các doanh nghiệp tại thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, chúng ta còn không gian để nâng tầm giá trị của nông sản, mà ở đây là hành tỏi.
Giải pháp nào “giữ chân” cây xoài cát Hòa Lộc?

Giải pháp nào “giữ chân” cây xoài cát Hòa Lộc?

Gần đây có một số nhà vườn phá bỏ vườn cây xoài cát Hòa Lộc để trồng cây sầu riêng, cây mít đang có hiệu quả kinh tế rất cao. Trước thực tế đó, chính quyền và ngành nông nghiệp địa phương đang tìm giải pháp “giữ chân” cây đặc sản này.
Dư địa phát triển làng nghề của Hà Nội là rất lớn

Dư địa phát triển làng nghề của Hà Nội là rất lớn

Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề lớn nhất trong cả nước, song các làng nghề của Hà Nội chưa phát huy được thế mạnh. Thời gian tới Hà Nội sẽ triển khai nhiều giải pháp nhằm đưa sản phẩm làng nghề ra thị trường thế giới.
Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam là nhiệm vụ lớn cần làm

Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam là nhiệm vụ lớn cần làm

Đó là khẳng định của ông Phùng Văn Thành, Tham tán thương mại Việt Nam tại Philippines chia sẻ tọa đàm "Giải pháp đường dài cho xuất khẩu gạo" tổ chức ngày 9/1, tại TP.HCM.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động