Trồng cây dược liệu quý, nhiều dự án 'phá sản' vì bế tắc thị trường tiêu thụ

Trong thời gian quan, nhiều địa phương ồ ạt phát triển vùng trồng dược liệu quý. Ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi xuất hiện nhiều dự án trồng cây dược liệu quy mô lớn và được kỳ vọng tạo sinh kế bền vững cho người dân. Tuy nhiên nhiều dự án đã đổ vỡ do bế tắc trong tiêu thụ, cho thấy câu chuyện trồng và tìm đầu ra cho thảo dược là bài toán không dễ giải.
Bí quyết làm giàu từ cây dược liệu, từ hộ nghèo nhất bản nay rủng rỉnh tiền tiêu Ngược đời bỏ phố lên rừng, ai ngờ thu tiền tỷ nhờ trồng dược liệu trên dãy Ngọc Linh Người đầu tiên đưa cây dược liệu quý lên đất cằn, lão nông miền núi lộ bí quyết thu tiền tỷ
Ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi xuất hiện nhiều dự án trồng cây dược liệu quy mô lớn.
Ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi xuất hiện nhiều dự án trồng cây dược liệu quy mô lớn.

Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Gần đây, tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14.10.2021 của Thủ tướng Chính phủ đã đề cập vấn đề này nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, gắn phát triển DL với sinh kế của người dân.

Ồ ạt phủ xanh dược liệu thay thế lúa, ngô

Gần đây, tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều tỉnh ở vùng Tây Bắc đã và đang tỏ ra rất tâm huyết thực hiện chương trình trồng dược liệu. Họ coi đó là chương trình xóa đói, giảm nghèo, đưa cây dược liệuvào cơ cấu cây trồng “mũi nhọn”, thay thế lúa, ngô… để xóa nghèo nhanh và bền vững.

Tại Lào Cai, quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ xác định tỉnh này là một trong 8 vùng trồng dược liệu có thế mạnh của VN. Tính đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 3.580 ha cây dược liệu chính, trong đó có 140 ha với 11 loại cây được Bộ Y tế đánh giá đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái” (GACP - WHO) trong sản xuất dược liệu. Năm 2022, Lào Cai lên kế hoạch trồng mới 535 ha cây dược liệu. Cây dược liệu trồng mới bao gồm bạch chỉ, độc hoạt, ngưu bàng, đương quy Nhật, cát cánh, đương quy, đẳng sâm và bạch truật. Diện tích trồng tập trung tại TX.Sa Pa, các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai và Bát Xát.

Mới đây, UBND tỉnh Sơn La cũng phê duyệt dự án quy hoạch phát triển cây dược liệu đến năm 2020, định hướng đến 2030. Giai đoạn 2020 - 2030, mục tiêu tỉnh khai thác 90.400 ha cây thuốc dưới tán rừng; bảo tồn 86.292 ha rừng đặc dụng có cây thuốc dưới tán rừng; diện tích trồng DL định hướng đến năm 2030 đạt 50.000 ha. Giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh đã dành 250 tỉ đồng tập trung phát triển 55 loài dược liệu quy mô lớn, giá trị kinh tế cao và bảo tồn 86.292 ha rừng đặc dụng có cây dược liệu dưới tán rừng.

 Việc khuyến khích người dân trồng cây dược liệu được đẩy mạnh.
Việc khuyến khích người dân trồng cây dược liệu được đẩy mạnh.

Trong khi đó, nơi trồng dược liệu chủ lực của tỉnh Điện Biên là H.Tuần Giáo. Theo số liệu năm 2022, địa phương này có đến 494,6 ha dược liệu bao gồm thảo quả, sa nhân, sơn tra, ý dĩ, hoa hồi. Ngoài ra, đã có một số hộ gia đình, doanh nghiệp đầu tư trồng sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu và một số cây dược liệu có giá trị. Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến 2030 có diện tích khoảng 3.980ha.

Còn Lai Châu đã đầu tư trồng các loại thảo dược quý như lan kim tuyến, đẳng sâm, hà thủ ô…, đặc biệt là sâm Lai Châu. Hiện tỉnh có hơn 20 doanh nghiệp, hợp tác xã và gần 200 hộ dân đang trồng sâm Lai Châu cùng một số dược liệu quý khác dưới tán rừng. Chính quyền địa phương này cho biết, mục tiêu đến năm 2025 toàn tỉnh sẽ trồng mới 900 ha cây dược liệu.

Ngoài ra, Hà Giang (một trong những tỉnh miền núi vùng Đông Bắc) cũng không chịu “lép vế” về dược liệu so với các tỉnh vùng Tây Bắc nói trên. Giai đoạn 2018 - 2020, vùng nguyên liệu cây dược liệu ở Hà Giang phát triển mạnh mẽ. Chỉ tính riêng trong 3 năm này, toàn tỉnh đã trồng mới được 4.500 ha. Tính đến thời điểm cuối quý 1/2020, tổng diện tích các loài cây dược liệu đã trồng của tỉnh đạt trên 9.400 ha, chủ yếu là các loại dược liệu như atiso, đương quy, bạch chỉ, ý dĩ, thảo quả, ấu tẩu...

Trồng dược liệu, đừng để “đánh trống bỏ dùi”

Việc trồng dược liệu để xóa đói, giảm nghèo và có thể làm giàu là chủ trương đúng. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến chuyện trồng dược liệu thành công và tìm được đầu ra là bài toán không dễ giải. Nếu chỉ ồ ạt trồng mà chưa tính đến bái toán liên kết, tiêu thụ thì khác nào “đánh trống bỏ dùi”.

Một nông dân từng có diện tích cây dược liệu lớn tại huyện Si Ma Cai (Lào Cai) là chị Vũ Thị Nhung, cho biết hiện giờ chị không trồng tam thất nữa. Bởi theo chị Nhung, ban đầu trồng tam thất rất tốt từ khâu trồng đến đầu ra. Nhưng sau đó, thời tiết biến đổi, tam thất bị bệnh. Đầu tư cao, nếu cố lao vào trồng tiếp thì tổn thất sẽ rất lớn. Theo tiết lộ của chị Nhung, những vườn tam thất “nổi đình nổi đám” vùng này của một số hộ dân cũng biến mất vì lý do tương tự.

Cũng tại Lào Cai, nhiều dự án tam thất đầy tham vọng ở thôn Cồ Dề Chải (xã Nậm Mòn, H.Bắc Hà) dường như bị phá sản hoàn toàn. Khoảng 2 ha trồng tam thất giờ bỏ hoang, cỏ mọc um tùm; văn phòng, nhà kho, nhà đông lạnh, nhà sấy không hoạt động và xuống cấp nghiêm trọng.

Có hàng trăm vườn ươm cây dược liệu sâm Lai Châu của các cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Có hàng trăm vườn ươm cây dược liệu sâm Lai Châu của các cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Còn tại Điện Biên, Lai Châu và Sơn La, qua khảo sát cho thấy hiệu quả kinh tế từ nguồn thu dược liệu tại 3 tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng. Việc trồng, chế biến dược liệu trong các hộ dân vẫn còn quy mô nhỏ lẻ, mang tính tự phát. Nhức nhối hơn, thảo dược hầu như xuất theo đường tiểu ngạch qua Trung Quốc, giá trị thương phẩm bị phụ thuộc, trong khi thị trường Trung Quốc thì “nắng mưa thất thường”. Ngoài ra, tại 3 tỉnh này cũng còn rất ít doanh nghiệp đầu tư chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu, khiến đầu ra dược liệu thêm phần khó khăn.

Riêng Điện Biên, trong một văn bản đề cập việc phát triển vùng trồng cây dược liệu quý giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến 2030 ban hành vào ngày 26.9.2022, tỉnh này đã nêu hàng loạt khó khăn. Theo đó, hiện nay sản phẩm cây dược liệu sau thu hoạch chủ yếu được người dân bán tươi, sấy thủ công hoặc phơi khô trước khi tiêu thụ. Hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển cây dược liệu như đường giao thông, hệ thống cấp điện, tưới tiêu, cơ sở nhân ươm giống, thu gom và chế biến sản phẩm còn hạn chế…

Trồng cây dược liệu trên đất dốc ở tỉnh Lào Cai.
Trồng cây dược liệu trên đất dốc ở tỉnh Lào Cai.

Cái khó muôn thuở là thị trường tiêu thụ sản phẩm dược liệu vẫn chưa ổn định. Việc liên kết tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, phát triển dược liệu còn hạn chế. Ngoài ra, trình độ, khả năng tiếp thu kỹ thuật trồng cây dược liệu của người dân không đồng đều; công tác chăm sóc, quản lý, bảo vệ cây dược liệu của người dân đôi khi chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật; chưa gắn kết được các khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm (chủ yếu bán các sản phẩm thô, chưa qua chế biến nên giá trị thấp). Công tác quản lý, khai thác dược liệu ở một số địa phương thiếu khoa học, bền vững dẫn đến tình trạng nguồn dược liệu ngày càng cạn kiệt. Bên cạnh đó, chưa có định hướng và nguồn lực đảm bảo cho công tác nghiên cứu giống, kỹ thuật, đất đai để phát triển trồng cây dược liệu…

Không thể phủ nhận tiềm năng và giá trị của cây dược liệu đối với những địa bàn vùng núi, dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trước những bất cập đã lộ diện cần sự vào cuộc của chính quyền các cấp đồng hành tháo gỡ. Theo Bộ NN-PTNT, muốn vùng Tây Bắc trở thành một trung tâm công nghiệp dược liệu thì cần có những trung tâm nghiên cứu dược liệu, xây dựng thị trường, hướng dẫn cho bà con nông dân quy trình canh tác theo đúng tiêu chuẩn của thế giới. Các địa phương cần xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dược liệu liên kết với các hợp tác xã trong việc trồng, sản xuất, phát triển dược liệu./.

Kim Ngân

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chủ tịch VATAP: Phải khơi lại ý chí chiến đấu trong cuộc chiến chống hàng giả

Chủ tịch VATAP: Phải khơi lại ý chí chiến đấu trong cuộc chiến chống hàng giả

Trước tình trạng hàng giả, hàng nhái ngày càng tinh vi và lan rộng trên cả thị trường truyền thống lẫn sàn thương mại điện tử, Thủ tướng Chính phủ đã liên tiếp ban hành Công điện 65, Chỉ thị 13 và Công điện 72 nhằm siết chặt kiểm soát và xử lý nghiêm vi phạm. Trao đổi với phóng viên Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm, ông Nguyễn Đăng Sinh – Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) – nhấn mạnh: Để bảo vệ thương hiệu Việt một cách hiệu quả, cần đồng thời áp dụng giải pháp công nghệ chống giả hiện đại và hành động cụ thể, quyết liệt từ lực lượng thực thi ở cơ sở.
Mỹ ưu tiên công nghệ cao, dệt may Việt Nam tranh thủ “thời gian vàng”

Mỹ ưu tiên công nghệ cao, dệt may Việt Nam tranh thủ “thời gian vàng”

Tuyên bố mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về định hướng phát triển sản xuất trong nước đã tạo cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước đang tăng tốc giao hàng trong thời gian 90 ngày hoãn thuế, giữa lúc cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt.
Ngành sầu riêng Việt Nam trước cơ hội bứt phá: Cần kiểm soát chất lượng để phát triển bền vững

Ngành sầu riêng Việt Nam trước cơ hội bứt phá: Cần kiểm soát chất lượng để phát triển bền vững

Trước thềm Hội nghị phát triển ngành hàng sầu riêng bền vững tổ chức ngày 24-5 tại Đắk Lắk, ông Huỳnh Tấn Đạt – Cục trưởng Cục Trồng trọt và Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-MT) – đã có những chia sẻ quan trọng với báo chí. Ông nhấn mạnh rằng dù cơ hội xuất khẩu đang mở rộng mạnh mẽ, đặc biệt là với thị trường Trung Quốc, thì vấn đề kiểm soát chất lượng vẫn là điều kiện tiên quyết nếu ngành sầu riêng muốn phát triển một cách bền vững và lâu dài.
Thêm 829 vùng trồng, 131 cơ sở đóng gói sầu riêng được phép xuất khẩu sang Trung Quốc

Thêm 829 vùng trồng, 131 cơ sở đóng gói sầu riêng được phép xuất khẩu sang Trung Quốc

Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) vừa cập nhật danh sách 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, yêu cầu cao về chất lượng và nguy cơ mất kiểm soát từ tăng trưởng nóng đang đặt ra nhiều thách thức cho ngành hàng này.
Giá xăng ngày 22/5 có thể tăng nhẹ, dầu diesel giảm

Giá xăng ngày 22/5 có thể tăng nhẹ, dầu diesel giảm

Dự báo giá xăng trong nước có thể điều chỉnh tăng nhẹ, trong khi giá dầu diesel có khả năng giảm nếu không sử dụng Quỹ bình ổn. Diễn biến giá dầu thế giới và các yếu tố địa chính trị tiếp tục tác động mạnh đến thị trường năng lượng.
Vùng Thủ đô - Tâm điểm phát triển mới của thị trường bất động sản

Vùng Thủ đô - Tâm điểm phát triển mới của thị trường bất động sản

Với tầm nhìn chiến lược, không gian phát triển được mở rộng và sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền, doanh nghiệp và nhà đầu tư, thị trường bất động sản Hà Nội và vùng phụ cận đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới.
Thí điểm đất đai theo Nghị quyết 171: Cơ hội vàng cho nhà ở thương mại

Thí điểm đất đai theo Nghị quyết 171: Cơ hội vàng cho nhà ở thương mại

Nghị quyết 171/2024/QH15 và Nghị định 75/2025/NĐ-CP đang thổi luồng sinh khí mới vào thị trường bất động sản khi tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận và khai thác hiệu quả quỹ đất hiện có, đặc biệt trong phát triển nhà ở thương mại.
Gạo “low carbon” Việt Nam lần đầu xuất ngoại, chinh phục thị trường Nhật Bản

Gạo “low carbon” Việt Nam lần đầu xuất ngoại, chinh phục thị trường Nhật Bản

Lô gạo đầu tiên mang nhãn hiệu “phát thải thấp - low carbon” của Việt Nam sẽ chính thức xuất khẩu sang Nhật Bản trong tháng 5, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực phát triển nông nghiệp xanh và chất lượng cao.
Sầu riêng Việt Nam chật vật vào Trung Quốc giữa lúc Thái Lan tăng tốc

Sầu riêng Việt Nam chật vật vào Trung Quốc giữa lúc Thái Lan tăng tốc

Dù có tiềm năng lớn, sầu riêng Việt Nam vẫn chật vật tìm chỗ đứng tại thị trường Trung Quốc, trong khi Thái Lan đang tăng tốc với chiến lược bài bản, đáp ứng nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật và đẩy mạnh ngoại giao. Sự chênh lệch ngày càng lớn về kim ngạch và sản lượng xuất khẩu đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho ngành hàng này tại Việt Nam.
Sầu riêng “thất mùa” đầu ra: Hậu quả từ lệ thuộc một thị trường

Sầu riêng “thất mùa” đầu ra: Hậu quả từ lệ thuộc một thị trường

Chỉ đạt 20% so với kế hoạch trong 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng – mặt hàng chủ lực của ngành rau quả – đang khiến ngành nông sản Việt Nam đối mặt cú sốc lớn. Giá trong nước tụt dốc không phanh, nông dân miền Tây buộc phải bán lẻ ven đường, phản ánh rõ những lỗ hổng trong chuỗi sản xuất và kiểm soát chất lượng.
Thị trường vàng tuần tới: Kỳ vọng tăng tiếp, nhưng còn nhiều ẩn số

Thị trường vàng tuần tới: Kỳ vọng tăng tiếp, nhưng còn nhiều ẩn số

Sáng nay 11/5, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng mạnh, lên tới 122 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Giá vàng nhẫn và trang sức cũng tăng theo. Trên thị trường quốc tế, giá vàng vọt lên hơn 3.300 USD/ounce, bất chấp đồng USD phục hồi, do lo ngại về tình hình địa chính trị và kinh tế toàn cầu.
Dòng người chen mua vàng giữa lúc giá hạ, chuyên gia cảnh báo rủi ro

Dòng người chen mua vàng giữa lúc giá hạ, chuyên gia cảnh báo rủi ro

Sáng 9/5, giá vàng trong nước giảm tới 1 triệu đồng/lượng, tại nhiều cửa hàng lớn ở Hà Nội, người dân lại đổ xô xếp hàng mua vàng. Trước diễn biến khó lường của thị trường, các chuyên gia cảnh báo rủi ro đầu cơ và khuyến nghị nhà đầu tư cần thận trọng.
Giá vàng giảm tuần thứ 2 liên tiếp, chuyên gia dự báo khó tăng trong tuần tới

Giá vàng giảm tuần thứ 2 liên tiếp, chuyên gia dự báo khó tăng trong tuần tới

Giá vàng thế giới đã có tuần giảm thứ 2 liên tiếp sau chuỗi tăng giá "khủng" lên đỉnh kỷ lục 3.500 USD/ounce. Trong khi các nhà đầu tư lạc quan, giới chuyên gia lại cho rằng khó tăng những ngày tới.
Xuất khẩu giảm sâu, nhà vườn đem sầu riêng ra ven đường bán để tránh thua lỗ

Xuất khẩu giảm sâu, nhà vườn đem sầu riêng ra ven đường bán để tránh thua lỗ

Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu, nhiều nhà vườn ở huyện Phong Điền (TP Cần Thơ), Châu Thành A (Hậu Giang) đã trực tiếp mang sầu riêng ra ven Quốc lộ 61C (tuyến đường nối Cần Thơ – Vị Thanh) để bán.
Nhu cầu vàng của Việt Nam giảm mạnh trong bối cảnh giá cao ngất ngưởng

Nhu cầu vàng của Việt Nam giảm mạnh trong bối cảnh giá cao ngất ngưởng

Theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nhu cầu vàng thỏi và tiền vàng của Việt Nam giảm 15% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 12 tấn vàng trong quý I/2025.
Lùi thời gian điều chỉnh giá xăng sang chiều ngày 5/5

Lùi thời gian điều chỉnh giá xăng sang chiều ngày 5/5

Theo quy định hiện hành, thứ năm ngày 1/5/2025 là ngày nghỉ lễ Quốc tế Lao động (ngày nghỉ lễ thứ 2 của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025). Do vậy, việc điều hành giá xăng dầu liền kề sau kỳ điều hành ngày 24/4/2025 sẽ được thực hiện vào thứ hai ngày 5/5/2025 (ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ).
Giá vàng được dự báo tăng hay giảm trong tuần này?

Giá vàng được dự báo tăng hay giảm trong tuần này?

Mở cửa phiên giao dịch sáng 28/4, giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt giảm, tuy nhiên giá trong nước hiện vẫn đi xuống khá chậm.
Giá vàng thời gian tới thăng hoa hay tụt dốc?

Giá vàng thời gian tới thăng hoa hay tụt dốc?

Trong khi Saxo Bank vừa điều chỉnh nâng dự báo giá vàng thế giới năm 2025 lên mức 3.500 USD/ounce. Trong nước, các chuyên gia cho rằng, giá vàng có thể giảm xuống khoảng 110 triệu đồng/lượng.
Thị trường bán lẻ chờ cú hích từ dịp lễ 30/4 và 1/5

Thị trường bán lẻ chờ cú hích từ dịp lễ 30/4 và 1/5

Theo các nhà bán lẻ, quý I vừa qua, giá trị giỏ hàng của người tiêu dùng đã tăng khoảng 9%, phản ánh tín hiệu phục hồi ban đầu của tiêu dùng nội địa. Dịp lễ 30/4 - 1/5 được xem là "cú chạy đà" quan trọng, với hàng loạt chương trình giảm giá hấp dẫn thu hút người tiêu dùng và thúc đẩy sức mua.
Giá xăng được dự báo tăng mạnh vào ngày mai (24/4)

Giá xăng được dự báo tăng mạnh vào ngày mai (24/4)

Theo chu kỳ điều hành giá, liên Bộ Công Thương - Tài chính sẽ công bố giá bán lẻ xăng dầu mới vào ngày mai (24/4).
Từ nay đến cuối năm, giá gạo xuất khẩu sẽ tăng nhưng không nhiều

Từ nay đến cuối năm, giá gạo xuất khẩu sẽ tăng nhưng không nhiều

Đó là dự báo của ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - thương mại Phước Thành IV (tỉnh Vĩnh Long) về giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
Chuyên gia: Ngưỡng 150 triệu đồng/lượng vàng không còn xa vời

Chuyên gia: Ngưỡng 150 triệu đồng/lượng vàng không còn xa vời

Giá vàng miếng trong nước chính thức lập kỷ lục 118 triệu đồng khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang, theo các chuyên gia - dự báo, trong dài hạn, với đà tăng như hiện nay, ngưỡng 150 triệu đồng/lượng vàng không còn là quá xa vời.
Giá vàng sẽ lập kỷ lục mới vào tuần tới hay quay đầu giảm sâu?

Giá vàng sẽ lập kỷ lục mới vào tuần tới hay quay đầu giảm sâu?

Tuần qua, giá vàng thế giới liên tục lập phá đỉnh và kết thúc tuần giao dịch ở mức 3.238 USD/ounce. Khảo sát vàng hàng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy các chuyên gia trong ngành đang lạc quan chưa từng có về triển vọng giá vàng.
Lợi dụng thông tin sáp nhập để thổi giá đất chỉ vài ngày sẽ hết

Lợi dụng thông tin sáp nhập để thổi giá đất chỉ vài ngày sẽ hết

Ông Lê Văn Bình, Phó cục trưởng Cục Quản lý đất đai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho rằng, việc lợi dụng thông tin sáp nhập để thổi giá đất trong thời gian qua chỉ là nhất thời, và cũng chỉ vài ngày sẽ hết.
Nhiều ngân hàng dự báo giá vàng có thể chạm mốc 4.000 USD/ounce

Nhiều ngân hàng dự báo giá vàng có thể chạm mốc 4.000 USD/ounce

Bất chấp đà tăng nóng của giá vàng, cả giới phân tích lẫn nhà đầu tư đều dự báo kim loại quý còn tiếp tục tỏa sáng trong tuần tới, thậm chí nhiều ngân hàng đã nâng dự báo đối với kim loại quý này lên 4.000 USD/ounce.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng nhẹ, vượt qua Ấn Độ

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng nhẹ, vượt qua Ấn Độ

Sau thời gian dài lao dốc, giá gạo xuất khẩu đã có những dấu hiệu khởi sắc, tăng dần trở lại mốc 400 USD/tấn, vượt qua cả giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ.
Chuyên gia chỉ rõ 5 sai lầm lớn khi đầu tư vàng "lướt sóng"

Chuyên gia chỉ rõ 5 sai lầm lớn khi đầu tư vàng "lướt sóng"

Trạng thái "suốt ruột" khi giá vàng tăng là tâm lý phổ biến bởi nhà đầu tư lo ngại không kịp nắm bắt cơ hội kinh doanh sinh lời, theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long.
“Sốt đất ảo” theo tin đồn sáp nhập, các địa phương đồng loạt cảnh báo

“Sốt đất ảo” theo tin đồn sáp nhập, các địa phương đồng loạt cảnh báo

Các địa phương như Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Bình đồng loạt đưa ra cảnh báo nguy cơ "sốt đất ảo", nhất là tại các khu vực được dự đoán là trung tâm hành chính mới.
Hàng không tăng 20% chuyến bay dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hàng không tăng 20% chuyến bay dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4-1/5 trên các đường bay nội địa, các hãng hàng không Việt Nam dự kiến thực hiện 7.536 chuyến bay (trung bình 685 chuyến/ngày), tăng tương ứng 24% và 21%.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động