Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương Nguyễn Minh Tiến:

Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hướng tới xây dựng, quản lý hiệu quả thương hiệu OCOP Việt Nam

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang thực sự “đơm hoa - kết trái” tạo sức vươn tươi sáng trong bức tranh toàn cảnh về xây dựng Nông thôn mới trên cả nước. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai chương trình thời gian qua, đã dần bộc lộ những hạn chế, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến tiến trình xây dựng thương hiệu OCOP Việt Nam.

Nhằm làm rõ các giải pháp trọng tâm hướng tới xây dựng, quản lý đồng bộ - hiệu quả thương hiệu OCOP Quốc gia; đưa biểu trưng OCOP trở thành niềm tự hào lớn của chủ thể, dấu hiệu nhận diện tin cậy đối với người dùng, bàn đạp thúc đẩy nông sản Việt thuận lợi tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế; Phóng viên Tạp chí Thương hiệu & Sản phẩm đã thực hiện nội dung phỏng vấn với Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương Nguyễn Minh Tiến xoay quanh vấn đề này:

Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hướng tới  xây dựng, quản lý hiệu quả thương hiệu OCOP Việt Nam
Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương Nguyễn Minh Tiến

PV: Xin Ông cho biết những dấu ấn đậm nét, sức ảnh hưởng tích cực từ OCOP thời gian qua trong nâng tầm – lan tỏa giá trị nông sản Việt, đặc biệt là trong hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu các sản phẩm OCOP?

Cục trưởng Nguyễn Minh Tiến: Hơn 3 năm thực hiện sau khi được Thủ tướng phê duyệt, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có sự lan toả mạnh mẽ, được triển khai đồng bộ, rộng khắp, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng NTM ở tất các các địa phương. Qua đó, tác động sâu sắc đến phát triển kinh tế nông thôn cả nước:

- Góp phần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có truy suất nguồn gốc và theo nhu cầu thị trường. Khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng miền để hình thành các sản phẩm OCOP tích hợp “đa giá trị”, gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với dịch vụ, du lịch.

- Từ triển khai OCOP, nhiều địa phương đã quy hoạch được các vùng nguyên liệu đặc sản, phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề truyền thống. Hình thành nhiều sản phẩm OCOP gắn với vai trò như một “đại sứ” chuyển tải những câu chuyện sản phẩm mang tính nhân văn của vùng, miền. Đặc biệt, chương trình đã thúc đẩy hướng đi, phát triển sinh kế ở những vùng đặc biệt khó khăn và các nhóm yếu thế như: đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ.

- Tham gia OCOP, các sản phẩm phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm; có mẫu mã, bao bì đa dạng và thân thiện với môi trường, phù hợp yêu cầu của thị trường; góp phần gia tăng giá trị, giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu.

Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hướng tới xây dựng, quản lý hiệu quả thương hiệu OCOP Việt Nam
Sản phẩm OCOP được chú trọng đầu tư, chuẩn hóa nhãn mác bao bì, quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng SP, đáp ứng thị hiếu người dùng

Cùng với những kết quả trên, hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP luôn được chú trọng triển khai rộng khắp từ Trung ương đến địa phương:

- Hoạt động truyền thông được thúc đẩy thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Đặc biệt, là tạo sự lan tỏa về giá trị, hình ảnh sản phẩm OCOP thông qua các giải pháp truyền thông mạng xã hội.

- Tổ chức thi và lựa chọn logo OCOP quốc gia, đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, đưa logo OCOP Quốc gia sử dụng thống nhất trên toàn quốc, từng bước hình thành dấu hiệu nhận diện chung về sản phẩm OCOP trên thị trường.

- Hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu được tổ chức thường xuyên. Đến nay, đã có gần 200 trung tâm/điểm bán sản phẩm OCOP của các điah phương được xây dựng và đưa vào hoạt động để giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP. Các kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP được mở rộng, đa dạng về hình thức tiêu thụ, đặc biệt là sự mở rộng về các kênh bán hàng qua hệ thống siêu thị, bán hàng trực tuyến.

- Bộ NN&PTNT đã nỗ lực xây dựng quà tặng OCOP cấp Quốc gia gắn với các sản phẩm đặc sắc, OCOP 5 sao để quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP Việt Nam, tạo sự lan tỏa về giá trị văn hóa Việt nam. Sản phẩm quà tặng OCOP Quốc gia đã được Lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ sử dụng trong một số hoạt động ngoại giao, Bộ Ngoại giao cũng đã có văn bản đồng ý ưu tiên sử dụng sản phẩm OCOP Quốc gia làm quà tặng tại các sự kiện ngoại giao cấp bộ, cấp Quốc gia.

Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hướng tới xây dựng, quản lý hiệu quả thương hiệu OCOP Việt Nam
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan tặng quà OCOP Quốc gia Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp - Kaneko Genjiro trong chuyến thăm, làm việc tại Nhật Bản

Những dấu ấn đậm nét từ triển khai Chương trình OCOP (Tính đến 20/12/2021)

- Cả nước đã có 62/63 tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm, đã có 5.401 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó 63,1% sản phẩm 3 sao, 35,2% sản phẩm 4 sao và 1,3% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 20 sản phẩm OCOP 5 sao (đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đánh giá công nhận năm 2020).

- Hơn 2.944 chủ thể tham gia, trong đó 38,6% là HTX, 27,3% là doanh nghiệp, 31,5% là cơ sở sản xuất, còn lại là tổ hợp tác.

- Hơn 60,7% chủ thể OCOP đạt từ 3 sao trở lên có doanh thu tăng bình quân 17,6%/năm, giá bán các sản phẩm sau khi được chính thức công nhận OCOP tăng bình quân 12,2%.

- Tỷ lệ chủ thể OCOP là nữ chiếm 39%, cao hơn tỷ lệ nữ giữ vai trò điều hành các doanh nghiệp của Việt Nam (25%), Tỷ lệ chủ thể là người dân tộc thiểu số khu vực khó khăn, miền núi chiếm 17,1%, đặc biệt là ở khu vực miền núi phía Bắc lên đến 37,3%.

- Từ năm 2018 đến 2020, đã có 1.016 hợp đồng/bản ghi nhớ hợp tác giữa các chủ thể OCOP và đơn vị thương mại được ký kết, trong đó 354 chủ thể có sản phẩm được phân phối ổn định trong các hệ thống siêu thị, nhất là Central Retail, Saigon Coop, Mega Market... và một số siêu thị địa phương. Đặc biệt, nhiều chủ thể OCOP, sản phẩm OCOP đã phát triển hiệu quả trên các hệ thống thương mại điện tử lớn như: Voso, Lazada, Vnpost,...

PV: Phía sau thành công chung của chương trình, nhiều bất cập trong thực tiễn triển khai tại các địa phương đã dần bộc lộ và được nhận diện, ảnh hưởng đến công tác xây dựng thương hiệu OCOP Việt Nam. Ông có thể cho biết rõ hơn về các hạn chế này?

Cục trưởng Nguyễn Minh Tiến: OCOP là một chương trình mới, liên quan đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt là yêu cầu khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các địa phương để phát triển kinh tế nông thôn. Do đó giai đoạn đầu triển khai, một số địa phương còn nhiều lúng túng trong cách làm, xác định lợi thế, tiềm năng; và chủ thể sản xuất mới chỉ tập trung vào hoàn thiện các sản phẩm đã có, chưa quan tâm phát triển sản phẩm mới gắn với vùng nguyên liệu, đặc biệt là các làng nghề truyền thống;

Hệ thống các chính sách, cơ chế hỗ trợ chủ thể còn thiếu đồng bộ, thiếu hiệu quả trong điều phối hoạt động hỗ trợ, nguồn lực (nguồn lực hạn chế, chủ yếu là lồng ghép, một số cơ chế hỗ trợ chưa được cụ thể hóa,...) dẫn đến sự lúng túng và khó khăn cho các địa phương trong thực hiện.

Sự tham gia của các chủ thể vào Chương trình chưa được chủ động, một số nội dung triển khai chu trình OCOP của nhiều chủ thể còn mang nặng tính hình thức, thiếu sự gắn kết với hoạt động nâng cao năng lực của chủ thể về sản xuất, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường. Hoạt động đổi mới, sáng tạo trong phát triển sản phẩm tuy có kết quả nhưng vẫn còn hạn chế so với tiềm năng. Tỷ lệ sản phẩm mới chỉ chiếm gần 8% tổng số sản phẩm OCOP được công nhận;

Sản phẩm OCOP là những sản phẩm có quy mô nhỏ, ở cấp độ làng, xã, do đó khi tham gia vào OCOP, đòi hỏi sự chuyển đổi từ các kênh tiêu thụ truyền thống sang các kênh bán hàng hiện đại với các sản phẩm được đóng gói có bao bì, mẫu mã theo quy chuẩn, nên cần có thời gian thích ứng và mở rộng thị trường...

Hoạt động xúc tiến thương mại tuy được nhiều địa phương quan tâm triển khai nhưng còn manh mún, thiếu đồng bộ, chưa hình thành được hệ thống quảng bá, xúc tiến thương mại mang tính kết nối, chuyên sâu để tạo hình ảnh, nhận diện sản phẩm OCOP và thay đổi nhận thức của người tiêu dùng… nhất là trong bối cảnh chịu tác động của đại dịch covid 19.

Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hướng tới xây dựng, quản lý hiệu quả thương hiệu OCOP Việt Nam
Tham gia OCOP, chủ thể có cơ hội lớn tiếp cận các kênh truyền thông, xúc tiến thương mại hiện đại; thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao thương hiệu, gia tăng thu nhập

PV: Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025, theo hướng “toàn diện, nâng cao và bền vững”; OCOP tiếp tục là chương trình trọng tâm, trong đó, việc “Đẩy mạnh thực hiện OCOP gắn với xây dựng thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm” được xác định là nội dung quan trọng.

Xin Ông cho biết những giải pháp cụ thể hướng tới xây dựng, quản lý đồng bộ, hiệu quả thương hiệu OCOP Việt Nam?

Cục trưởng Nguyễn Minh Tiến: Giai đoạn 2021-2025, OCOP tiếp tục là chương trình trọng tâm về phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt là thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về lấy “văn hóa là động lực phát triển kinh tế”, sản phẩm OCOP sẽ phát triển theo định hướng sản phẩm tích hợp “đa giá trị”, mang bản sắc, tính ưu việt của từng vùng, miền. Với định hướng đó, Chương trình sẽ tập trung vào các giải pháp cụ thể như sau:

(1) Xây dựng và quản lý đồng bộ và hiệu quả thương hiệu OCOP Việt Nam để nâng cao hình ảnh, giá trị sản phẩm OCOP, đưa biểu trưng OCOP trở thành dấu hiệu nhận diện đối với người tiêu dùng. Đặc biệt, xây dựng hệ thống quản lý và giám sát sản phẩm OCOP, góp phần tạo sự ổn định và khẳng định sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với sản phẩm.

(2) Tập trung, ưu tiên thị trường trong nước, phát huy các yếu tố về văn hóa, cộng đồng gắn với đặc trưng của sản phẩm OCOP. Xây dựng hệ thống các sự kiện, chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP thường niên, đồng bộ và kết nối từ trung ương đến địa phương;

(3) Nâng cao năng lực và sự tham gia của các chủ thể OCOP vào hệ thống thương mại điện tử, hình thành các sàn thương mại điện tử quy mô lơn, các kênh bán hàng trực tuyến (online), đặc biệt là cho với các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản địa phương;…

(4) Xây dựng các chính sách hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, đặc biệt là các sản phẩm OCOP quốc gia. Tổ chức đồng bộ và thường niên, trở thành sự kiện để quảng bá, kết nối cung – cầu sản phẩm OCOP, đặc biệt là gắn với các điểm nối về giao thông (sân bay, bến tàu…).

(5) Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động kết nối cung – cầu, quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm, đặc biệt là các nền tàng thương mại điện tử, nhằm tạo sự lan tỏa của sản phẩm OCOP trên thị trường.

(6) Chú trọng và đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao gắn với quà tặng OCOP ở các cấp (quốc gia, bộ ngành và địa phương), hình thành các “sứ giả OCOP” để hội tụ giá trị, lan tỏa văn hóa Việt Nam.

Trân trọng cảm ơn Cục trưởng!

Mục tiêu Chương trình OCOP Quốc gia giai đoạn 2021-2025

- Đến năm 2025, phấn đấu ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có khoảng 400 - 500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao; củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng;

- Ưu tiên phát triển các HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là HTX và 30% chủ thể OCOP là các doanh nghiệp; có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định, trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng;

- Có ít nhất 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của các địa phương;

- Tỉ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%; phấn đấu có ít nhất 40% chủ thể OCOP là nữ điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh;

- Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hành hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi; sàn giao dịch thương mại điện tử;…); phấn đấu mỗi tỉnh, thành phố có 1 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP…

- Diễn đàn hợp tác quốc tế mỗi làng, xã một sản phẩm được tổ chức ít nhất 1 lần/năm nhằm nâng cao và khẳng định thương hiệu OCOP Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tấn Dương

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

Tỉnh Quảng Trị đang tập trung phát triển các sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng và lợi thế khu vực nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn, góp phần thực hiện hiệu quả và bền vững Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
OCOP Thái Bình: Nâng tầm thương hiệu sản phẩm địa phương

OCOP Thái Bình: Nâng tầm thương hiệu sản phẩm địa phương

Công tác quản lý, giám sát sản phẩm OCOP Thái Bình còn nhiều khó khăn. Thời gian tới, tỉnh Thái Bình sẽ tập trung vào phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương với các đặc sản, sản phẩm truyền thống.
Vì sao sản phẩm OCOP khó “chen chân” vào siêu thị?

Vì sao sản phẩm OCOP khó “chen chân” vào siêu thị?

Mặc dù tỉnh Bạc Liêu có nhiều sản phẩm OCOP đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn hàng hóa theo quy định, song chỉ có số ít sản phẩm OCOP của tỉnh “chen chân” được vào siêu thị.
Nâng cao chất lượng cho sản phẩm OCOP, "chìa khoá vàng" giữ thương hiệu Việt

Nâng cao chất lượng cho sản phẩm OCOP, "chìa khoá vàng" giữ thương hiệu Việt

Những vướng mắc trong thủ tục, chi phí đánh giá lại là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là những hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ, thiếu vốn đầu tư. Để đạt tiêu chuẩn OCOP là một chặng đường, giữ thương hiệu lại là bài toán khó hơn.
Phát triển sản phẩm OCOP: “Đại sứ” của du lịch nông thôn

Phát triển sản phẩm OCOP: “Đại sứ” của du lịch nông thôn

Phát triển sản phẩm OCOP thành công không chỉ là câu chuyện về kinh tế mà còn là giải pháp bền vững cho bảo tồn và phát triển nông thôn, hướng tới một tương lai du lịch gắn kết chặt chẽ với giá trị văn hóa, sinh thái và cộng đồng.
Thanh Hóa tìm kiếm, nuôi dưỡng các sản phẩm OCOP tiềm năng

Thanh Hóa tìm kiếm, nuôi dưỡng các sản phẩm OCOP tiềm năng

Để phát triển sản phẩm OCOP trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục tìm kiếm và nuôi dưỡng các sản phẩm tiềm năng; hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể đã có sản phẩm OCOP được công nhận hoàn thiện và nâng cấp lên hạng sao cao hơn.
Hà Nam phấn đấu có thêm 25 sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2025

Hà Nam phấn đấu có thêm 25 sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2025

Mục tiêu năm 2025, Hà Nam phấn đấu có thêm 20 - 25 sản phẩm được công nhận OCOP hạng 3 sao trở lên. Đồng thời, đánh giá nâng hạng, đánh giá lại các sản phẩm OCOP đã hết hạn và phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP đã được công nhận.
Quảng Bình: Xây dựng gian hàng thực tế ảo 3D trưng bày sản phẩm OCOP

Quảng Bình: Xây dựng gian hàng thực tế ảo 3D trưng bày sản phẩm OCOP

Gian hàng thực tế ảo 3D được trang trí và mô phỏng dựa trên bài trí của gian hàng thực tế. Qua đó, tiếp cận khách hàng rộng rãi hơn do không giới hạn về địa lý, người tiêu dùng từ khắp nơi có thể tham quan và mua sắm sản phẩm OCOP mà không cần đến tận nơi.
Huyện Yên Thủy quảng bá, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP

Huyện Yên Thủy quảng bá, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP

Để phát triển các sản phẩm OCOP, tạo thương hiệu riêng cho địa phương, thời gian tới, huyện Yên Thủy (tỉnh Hòa Bình) tạo điều kiện hỗ trợ các tập thể, cá nhân giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Yên Bái gia tăng giá trị, thương hiệu cho các sản phẩm OCOP

Yên Bái gia tăng giá trị, thương hiệu cho các sản phẩm OCOP

Không chỉ dừng lại ở việc phát triển số lượng sản phẩm, tỉnh Yên Bái còn tập trung nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị và thương hiệu cho các sản phẩm OCOP, trong đó đặc biệt quan tâm đến cải tiến quy trình sản xuất và truy xuất nguồn gốc.
Cả nước có 15.590 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên: Mừng nhưng chưa vui

Cả nước có 15.590 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên: Mừng nhưng chưa vui

Với con số gần 15,6 nghìn sản phẩm OCOP thì đây là kết quả “rất đáng mừng, nhưng chưa vui” vì còn có những sản phẩm có vấn để về chất lượng, hoặc sản phẩm không đúng thông số ghi trên bao bì. Điều này ảnh hưởng đến uy tín chung của sản phẩm OCOP.
Vĩnh Phúc đưa sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững

Vĩnh Phúc đưa sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững

Để chương trình OCOP đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, thời gian tới, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ; bảo vệ môi trường,...
Đồng Tháp: Thu hồi giấy chứng nhận đối với 47 sản phẩm OCOP

Đồng Tháp: Thu hồi giấy chứng nhận đối với 47 sản phẩm OCOP

Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cho biết đã ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đối với 47 sản phẩm (trong đó có 44 sản phẩm đạt 3 sao và 3 sản phẩm đạt 4 sao) của 27 chủ thể.
Đặc sản cam giòn Thượng Lộc sẵn sàng đón Tết Nguyên đán

Đặc sản cam giòn Thượng Lộc sẵn sàng đón Tết Nguyên đán

Vào những ngày giáp Tết Nguyên đán người dân xã Thượng Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) lại háo hức thu hoạch “đặc sản” của địa phương để đưa ra thị trường, đó chính là cam giòn Thượng Lộc, sản phẩm đã được chứng nhận OCOP 4 sao.
“Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40N” đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia

“Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40N” đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia

Mới đây, tại Hà Nội, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã họp, đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Sau khi tiến hành đánh giá, chấm điểm 52 sản phẩm, hội đồng đã chọn ra được 28 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao, trong đó có sản phẩm nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40N của Công ty TNHH Thực phẩm & TMDV Lê Gia (Mắm Lê Gia).
Sản phẩm OCOP Việt Nam chinh phục thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP Việt Nam chinh phục thị trường quốc tế

Trong 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia, nhóm thực phẩm có 21 sản phẩm, nhóm dược liệu có 2 sản phẩm, nhóm du lịch có 2 sản phẩm, nhóm đồ uống có 2 sản phẩm, nhóm thủ công mỹ nghệ có 1 sản phẩm…
Hà Nội dẫn đầu cả nước trong đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024

Hà Nội dẫn đầu cả nước trong đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024

Đến hết năm 2024, 30 quận, huyện, thị xã đã thực hiện đánh giá, phân hạng được 606 sản phẩm từ 3 sao OCOP trở lên của 239 chủ thể. Con số này bằng gần 152% so với kế hoạch TP. Hà Nội đề ra từ đầu năm.
Phát triển sản phẩm OCOP: Không thể trùng lặp, ồ ạt

Phát triển sản phẩm OCOP: Không thể trùng lặp, ồ ạt

Hiện nay, tình trạng trùng lặp và một màu của các sản phẩm OCOP đang trở thành một bài toán khó giải quyết. Việc làm thế nào để vừa phát triển sự đa dạng của sản phẩm nhưng đồng thời cũng phải giữ được tính đặc trưng của từng vùng miền là câu hỏi đặt ra trong hành trình phát triển bền vững của OCOP.
Ninh Thuận có 42 sản phẩm OCOP 4 sao và 225 sản phẩm OCOP 3 sao

Ninh Thuận có 42 sản phẩm OCOP 4 sao và 225 sản phẩm OCOP 3 sao

Ninh Thuận đã rất chú trọng hỗ trợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP của địa phương tại các hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối giao thương; các hội chợ trong nước và quốc tế, nhiều sản phẩm đã tìm được đối tác ký kết tiêu thụ lâu dài.
Huyện Thạch Thất đẩy mạnh kết nối, tiêu thụ sản phẩm  OCOP

Huyện Thạch Thất đẩy mạnh kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao.
Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 có gì đặc biệt?

Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 có gì đặc biệt?

Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 sẽ diễn ra từ ngày 17/01 đến hết ngày 22/01/2025 (tức ngày 18 đến hết ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn) tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh.
Phú Thọ có thêm 99 sản phẩm được công nhận OCOP năm 2024

Phú Thọ có thêm 99 sản phẩm được công nhận OCOP năm 2024

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, năm 2024 tỉnh có thêm 99 sản phẩm mới, trong đó có 94 sản phẩm hạng 3 sao và 5 sản phẩm hạng 4 sao.
Khát vọng lan tỏa giá trị trà Việt của nghệ nhân trà đạo Đào Đức Hiếu

Khát vọng lan tỏa giá trị trà Việt của nghệ nhân trà đạo Đào Đức Hiếu

Với nghệ nhân Đào Đức Hiếu, mỗi búp trà không chỉ đơn thuần là sản phẩm của đất trời mà còn là biểu tượng văn hóa, là sợi dây kết nối con người với thiên nhiên hùng vĩ của vùng Tây Bắc. Nhưng ít ai biết, đối với anh, trà không chỉ là một nghề mà còn là sứ mệnh thiêng liêng nhằm gìn giữ những giá trị quý báu của cha ông để lại.
Đồng Tháp có thêm 35 sản phẩm OCOP 4 sao

Đồng Tháp có thêm 35 sản phẩm OCOP 4 sao

35 sản phẩm vừa được UBND tỉnh Đồng Tháp công nhận OCOP 4 sao là của 20 chủ thể thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động