Xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc, cần nắm rõ 16 quy định đã được ký kết Nuôi loài cá của nhà giàu, vừa vui mắt vừa kiếm tiền tỷ mỗi năm Những lưu ý khi xuất khẩu khoai lang sang Trung Quốc |
Đó là thông tin tại “Diễn đàn kết nối nông sản 970” về xây dựng cơ sở, mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm thúc đẩy xuất khẩu và nhìn lại một năm đáp ứng Lệnh 248, 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 7/12.
Bà Trần Thị Thu Phương – đại diện Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) – thông tin về hướng dẫn triển khai nghị định thư, yêu cầu kiểm dịch, kiểm tra và vệ sinh thú y đối với sản phẩm tổ yến xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.
Bà cho biết nghị định thư quy định cụ thể với nhà nuôi chim yến, doanh nghiệp chế biến tổ yến, doanh nghiệp xuất khẩu, yêu cầu đối với bao bì, ghi nhãn, yêu cầu về kiểm dịch, kiểm tra, giám sát dịch bệnh và an toàn thực phẩm.
Nhà yến |
“UBND các tỉnh, thành cần quy hoạch vùng nuôi chim yến, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về chăn nuôi, phù hợp với tập tính hoạt động của chim yến. Cấp mã cho các nhà nuôi chim yến hiện có phù hợp với quy định hiện hành. Lập danh sách gửi Cục Thú y để được hỗ trợ, hướng dẫn sản xuất và xuất khẩu”, bà Phương cho biết.
Để đáp ứng xuất khẩu sang Trung Quốc, các địa phương cần phải giám sát, lấy mẫu xét nghiệm cúm gia cầm, Newcastle trên đàn chim yến; lấy mẫu tại các nhà yến thuộc chuỗi xuất khẩu. Xây dựng hệ thống quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu về dịch bệnh.
Các doanh nghiệp chủ động đầu tư nâng cấp chuỗi cơ sở sản xuất, chế biến đáp ứng yêu cầu xuất khẩu; xây dựng hệ thống quản lý thông tin, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, có thể truy xuất từ nhà nuôi chim yến đến sản phẩm xuất khẩu. Chuẩn bị hồ sơ, thông tin, dữ liệu để đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu theo yêu cầu của Trung Quốc…
Ông Đỗ Văn Hoan – Phó Phòng Giống vật nuôi, Cục Chăn nuôi cho biết cục đã xây dựng dữ liệu quốc gia về số lượng nhà nuôi chim yến, sản lượng tổ yến có độ chính xác cao để quản lý, xuất khẩu và chia sẻ thông tin, dữ liệu liên quan, cung cấp theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
“Hệ thống sẽ cập nhật dữ liệu liên tục, hình thành kênh giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp sản xuất và cơ quan quản lý nhà nước. Doanh nghiệp thông qua hệ thống cũng dễ dàng tiếp cận các thông tin, quy định mới”, ông Hoan khẳng định.
Tại diễn đàn, một số doanh nghiệp băn khoăn, hiện ngành nuôi và xuất khẩu yến quản lý bằng hai mã và không biết nước nhập khẩu sẽ dùng mã nào; sự chồng chéo trong kiểm tra, thẩm định, cấp mã cho nhà nuôi yến và truy xuất nguồn gốc và việc cấp phép xây dựng, quy hoạch vùng nuôi chim yến xuất khẩu trong vùng đô thị hay nông thôn…
Tổ yến |
Vấn đề này, ông Nguyễn Văn Trọng – Nguyên Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam cho rằng, pháp luật không quy định vùng cấm nuôi yến, mà chỉ có vùng được phép nuôi yến sau khi được HĐND cấp tỉnh phê duyệt.
Để tồn tại toàn bộ nhà yến ở tất cả mọi nơi, vùng nuôi chim yến sau ngày 1/1/2020 có quy định vùng mới. Do đó, sau khi luật có hiệu lực thì vùng nuôi chim yến mới được xây dựng.
Còn tất cả nhà yến hiện tại ở trong thành phố, khu dân cư vẫn được phép tồn tại. Theo thống kê, có tới 95% nhà yến đang tồn tại trong thành phố, khu dân cư. Những nhà yến này không được phép cơi nới, không được phát loa ngoài và đều được cấp mã định danh quốc gia theo quyết định 124 của Thủ tướng.
Tác dụng của tổ yến đối với sức khỏe con người
Tổ yến từ lâu đời được dùng như một thực phẩm tinh tế, một thành phần quan trọng trong y học truyền thống của các nước Châu Á. Theo báo cáo của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Thủy sản và Viện Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và công nghệ quốc gia, thì trong thành phần của yến sào có đến 55% Protein không béo (có thể dao động tùy vào yến nhà hay yến đảo), 18 loại axit amin cực kỳ quan trọng đối với cơ thể con người.
Trong đó có những loại có hàm lượng rất cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine, Valine, Arginine, Leucine… đặc biệt, acid syalic với hàm lượng 8,6% và 31 nguyên tố đa, vi lượng, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe như Ca, Fe, Mn, Br, Cu, Zn, Cr, Se.
món ăn chế biến từ tổ yến |
Tổ yến là loại thuốc bổ cung cấp thêm năng lượng cuộc sống; cân bằng và tăng cường quá trình trao đổi chất; có công dụng tăng hấp thu dinh dưỡng, bổ phổi, tốt cho tim và sự tuần hoàn máu, làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, giảm thời gian đông máu, ổn định các chỉ tiêu huyết học.
Ăn tổ yến liên tục sau một thời gian sẽ có tác dụng giữ cho cơ thể trẻ, khỏe không bị bệnh, có công dụng dưỡng da làm da đẹp hơn và cải thiện tình trạng của tóc, chống lão hóa, nhờ đó cải thiện sức khỏe kéo dài tuổi thọ…
Ngày nay, cả Y học cổ truyền của Việt Nam, Đông y của Trung Quốc và khoa học hiện đại đều khẳng định yến sào là một trong những thực phẩm và dược phẩm quý giá nhất giúp hồi phục và tăng tốc độ tái tạo tế bào.
Do đặc tính giàu dinh dưỡng, sợi yến mềm và dễ hấp thu nên tổ yến phù hợp với mọi đối tượng từ trẻ em đến người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và cả người bị yếu bệnh.