Phát triển bền vững ngành yến hướng tới xuất khẩu tại các tỉnh phía Nam Phú Yên: Phối hợp ngăn chặn vấn nạn bẫy chim yến và động vật hoang dã Yến sào - đặc sản đến từ vùng đảo yến lớn nhất cả nước |
Những vùng quy hoạch nào không được nuôi chim yến |
Nghề nuôi chim yến phát triển nhanh
Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bạc Liêu, nghề nuôi chim yến ở tỉnh Bạc Liêu bắt đầu từ năm 2004 và phát triển rất nhanh trong vài năm gần đây.
Số nhà yến toàn tỉnh bắt đầu tăng dần qua các năm, đến nay đã có hơn 1.500 nhà yến được xây dựng.
Thực tế trên địa bàn tỉnh, hoạt động nuôi chim yến đang phát triển chủ yếu là do người dân tự phát xây dựng (theo cách cơi nới trên tầng lầu nhà ở hoặc tự chuyển công năng từ nhà ở thành nhà nuôi chim yến).
Đa số tại các khu đô thị, khu dân cư (chiếm trên 90%), kể cả nhà ở, nhà nuôi yến cùng tồn tại trong một căn nhà, nguy cơ lây lan dịch bệnh, tiếng ồn, ô nhiễm môi trường rất lớn,...
Từ đó, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt cộng đồng, cảnh quan đô thị gây bức xúc và cử tri một số địa phương trong tỉnh đã phản ánh.
Những năm gần đây, nghề nuôi chim yến mang lại hiệu quả kinh tế lớn, khắp nơi rộ lên nghề nuôi yến, nhất là các địa phương ven biển.
Bình Định là tỉnh có hoạt động nuôi chim yến phát triển mạnh tại khu vực miền Trung với trên 1.100 nhà nuôi chim yến đang hoạt động, tập trung chủ yếu tại thị xã Hoài Nhơn, thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước.
Những địa phương khác dù nhà yến không tập trung, nhưng vẫn xuất hiện nhan nhản trong khu dân cư.
Ở Bình Định không hiếm người đầu tư cả tỷ đồng để xây nhà yến cao tầng chuyên nuôi yến, nhưng nhiều nhất là những nhà dân đang ở được cơi nới thêm, lấy tầng thượng nuôi chim yến.
Chim yến mang lại giá trị kinh tế cao |
Những nhà yến tự phát trong khu dân cư phát sinh nhiều hệ lụy, hệ thống âm thanh dẫn dụ chim yến của những nhà yến khiến những ngôi nhà bên cạnh khốn đốn vì ô nhiễm tiếng ồn.
Người già, con trẻ nếu không may ở cạnh nhà yến sức khỏe sẽ không được đảm bảo, vì âm thanh như xoáy vào óc hành hạ cả ngày lẫn đêm.
Đến cả những người khỏe mạnh trong độ tuổi lao động đang làm công chức hoặc làm nghề lao động phổ thông năng suất làm việc cũng bị ảnh hưởng, do những giờ nghỉ trưa bị âm thanh các nhà yến tra tấn không nghỉ ngơi được.
Trước thực trạng trên, trước đây, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định đã tham mưu Sở NN-PTNT đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo chấn chỉnh công tác quản lý hoạt động nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh.
Sóc Trăng là địa phương có 72 km bờ biển và có nhiều tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến. Theo đó, hiện nay nhiều nhà nuôi yến được xây dựng ở khu dân cư, khu vực đô thị, chưa phù hợp với quy định và điều kiện vệ sinh thú y cũng như quy hoạch chăn nuôi, dẫn đến mất cân bằng giữa tốc độ tăng nhà yến và tốc độ tăng trưởng đàn chim yến.
Nhiều người nuôi yến chưa nắm bắt được quy trình kỹ thuật, công nghệ nuôi chim yến, đầu tư xây nhà nuôi yến ở những vị trí không thuận lợi cho sự sinh tồn, phát triển của chim yến nên hiệu quả kinh tế thấp. Ngoài ra còn có những tác động xấu đến môi trường, quản lý thú y…
Những khu vực không được nuôi chim yến
Bình Định: Cuối năm 2019, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quy định tạm thời về quản lý hoạt động nuôi chim yến.
Theo đó, Bình Định tạm thời ngừng xây mới, mở rộng, nâng cấp nhà nuôi yến tại các phường nội thành của thành phố Quy Nhơn, khu vực 1 và 2 của phường Nhơn Bình (TP. Quy Nhơn).
Toàn bộ phường Đập Đá, Bình Định (Thị xã An Nhơn); khu vực thị trấn của các huyện trong tỉnh; các khu dân cư tập trung đô thị, các khu đô thị mới đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết.
Việc tạm ngừng nói trên được thực hiện cho đến khi HĐND tỉnh Bình Định ban hành Nghị quyết quy định vùng nuôi chim yến tại các vùng cụ thể.
Đặc biệt, những vùng cấm chăn nuôi tuyệt đối không được nuôi chim yến. Thêm vào đó, những nhà đang nuôi chim yến nằm cách xa khu dân cư dưới 300m tuy không phải di dời, nhưng không được cơi nới, mở rộng và không được mở loa phóng được đặt tại lối ra vào nhà nuôi chim yến để dẫn dụ chim yến vào làm tổ.
Nhà yến nằm trong khu dân cư, cách khu dân cư dưới 300m không được sử dụng loa phóng phát âm thanh |
Bạc Liêu: Ngày 15/7, tại Kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết về “Quy định vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu”.
Theo đó, Nghị quyết quy định vùng, khu vực được nuôi chim yến và vùng, khu vực không được nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Nghị quyết áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có liên quan đến hoạt động nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Cụ thể, đối với các tổ chức, cá nhân có nhà yến đã hoạt động trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực nhưng không đáp ứng quy định về vùng nuôi chim yến phải giữ nguyên trạng, không được cơi nới.
Nhà yến nằm trong khu dân cư, cách khu dân cư dưới 300m không được sử dụng loa phóng phát âm thanh. Đồng thời, phải thực hiện đúng quy định tại khoản 2, điều 25 Nghị định 13 ngày 21/1/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
Theo Nghị quyết được thông qua, vùng, khu vực không được phép nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu gồm các phường: 1; 3; 5; 7; phường 2 (các khóm: 1, 2, 4 và một phần khu vực khóm 3 (phía đông kênh 30/4); phường Nhà Mát (toàn bộ khu vực khóm Đầu Lộ, khóm Đầu Lộ A, khóm Nhà Mát, khóm Bờ Tây (khu Quán Âm Phật đài), tuyến đường Trường Sa); phường 8 (trừ khu vực khóm Trà Kha B) thuộc TP Bạc Liêu.
Các khu vực ở phường 1 (bao gồm các khóm: 1, 2, 4, và 5); phường Hộ Phòng (các khóm: 1, 2 và 5); phường Láng Tròn (các khóm: 1, 2 và 3) của thị xã Giá Rai.
Các khu vực ở thị trấn Phước Long (các ấp: Nội Ô, Long Thành, Long Hòa, Long Hậu, Hành Chính) của huyện Phước Long.
Các khu vực ở thị trấn Gành Hào (các ấp: 1, 2, 3 và 4 (trừ một phần vùng ven giáp ranh ấp 4 với ấp 5 (từ cầu Chà Là đến cầu Gạch Cốc) thuộc huyện Đông Hải; thị trấn Châu Hưng (huyện Vĩnh Lợi); thị trấn Ngan Dừa (huyện Hồng Dân).
Khu vực không được phép nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh phải cách khu đô thị, khu dân cư, khu tái định cư; khu vực gần bệnh viện, trường học, trụ sở cơ quan, công trình công cộng, cơ sở sản xuất; các công trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch hoặc đã có chủ trương đầu tư trên các địa bàn còn lại dưới 300m.
Khu vực nuôi chim yến là vùng, khu vực nằm ngoài vùng, khu vực không được nuôi chim yến quy định tại nghị quyết trên.
Đồng thời, vùng, khu vực được nuôi chim yến phải bảo đảm phù hợp tập tính hoạt động của chim yến, phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, không gây ảnh hưởng đến đời sống của cư dân tại khu vực nuôi chim yến.
Sóc Trăng: Để đáp ứng nhu cầu phát triển và phát huy thế mạnh của nghề nuôi yến ở địa phương gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, Sóc Trăng đã đề xuất không cho nuôi chim yến tại phường, thị trấn.
Theo đó, khu vực không được phép chăn nuôi là các phường, thị trấn thuốc huyện, thị xã và thành phố trong toàn tỉnh Sóc Trăng. Khu dân cư hiện hữu, khu dân cư theo quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt cũng là nơi không được chăn nuôi.
Vùng nuôi chim yến là vùng nằm ngoài khu vực không được phép chăn nuôi như quy định ở trên. Nhà yến phải có khoảng cách tối thiểu 300 mét tính từ ranh giới hành chính của khu vực không được phép chăn nuôi, khu dân cư hiện hữu, khu dân cư theo quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Đối với những tổ chức, cá nhân đã xây dựng chuồng, trại để chăn nuôi trước ngày Nghị quyết có hiệu lực, cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng cho thời gian di dời ra khỏi khu vực cấm trước ngày 1/1/2025.
Đối với nhà nuôi chim yến hoạt động trước ngày nghị quyết có hiệu lực thì được phép tồn tại nhưng phải giữ nguyên hiện trạng, không được cơi nới và không sử dụng loa phóng, phát âm thanh.
Tiền Giang: Người nuôi chậm thu hồi vốn vì giá yến sào giảm mạnh |
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Thu tiền tỷ nhờ 'xây nhà cho yến ở' |
Phát triển bền vững ngành yến hướng tới xuất khẩu tại các tỉnh phía Nam |