Tổ yến còn gọi là yến sào từ lâu đã được xem là một trong những thực phẩm cao cấp, thường được sử dụng làm quà biếu hoặc để bồi bổ sức khỏe. Không chỉ giàu giá trị dinh dưỡng, yến sào còn được nhiều tài liệu y học cổ truyền và nghiên cứu hiện đại ghi nhận với những công dụng đáng chú ý. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với loại thực phẩm này.
![]() |
Tổ yến còn gọi là yến sào từ lâu đã được xem là một trong những thực phẩm cao cấp, thường được sử dụng làm quà biếu hoặc để bồi bổ sức khỏe. |
Theo Y học cổ truyền, yến sào có vị ngọt, tính bình, công năng chính là bổ phế, ích khí, dưỡng âm. Từ hàng trăm năm trước, tổ yến đã được xếp vào nhóm “bát trân” – tám món ăn quý chỉ dành cho vua chúa và tầng lớp quý tộc, thường được dùng để điều trị chứng suy nhược, ho lâu ngày, mệt mỏi, cơ thể gầy yếu.
Về mặt dinh dưỡng, tổ yến chứa 45–55% protein, giàu axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được, cùng nhiều khoáng chất như sắt, kẽm, canxi, kali… Một số nghiên cứu hiện đại còn ghi nhận tổ yến có hoạt tính chống oxy hóa, hỗ trợ miễn dịch và giúp phục hồi cơ thể sau bệnh tật hoặc phẫu thuật.
TS.BS Vi Thị Tươi – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – cho biết, yến sào có thể hỗ trợ tốt trong các trường hợp cơ thể suy nhược, người mới ốm dậy, người lớn tuổi, phụ nữ sau sinh, hay trẻ em suy dinh dưỡng. Ngoài ra, một số phụ nữ sử dụng yến để làm đẹp da, cải thiện sắc tố da và làm chậm quá trình lão hóa.
Không phải ai cũng dùng được
Dù là thực phẩm bổ dưỡng, nhưng theo BS.CKII Huỳnh Tấn Vũ – Giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM – việc sử dụng yến sào cần có chọn lọc, không nên dùng tùy tiện.
![]() |
Theo BS.CKII Huỳnh Tấn Vũ – Giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM – việc sử dụng yến sào cần có chọn lọc, không nên dùng tùy tiện. |
“Trong các trường hợp cơ thể đang bị viêm cấp tính, tiêu hóa kém hoặc rối loạn chuyển hóa, việc sử dụng yến có thể khiến tình trạng bệnh kéo dài hơn do hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn”, BS Vũ cảnh báo.
Một số đối tượng không nên dùng yến sào gồm:
Người đang bị cảm lạnh, sốt, nhức đầu, đau bụng, ho nhiều đờm loãng.
Người có bệnh viêm da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu.
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi (do hệ tiêu hóa và miễn dịch còn yếu, dễ bị dị ứng với protein lạ trong yến).
Người có cơ địa dị ứng, từng bị mề đay, hen hoặc sốc phản vệ.
Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu.
Người mắc bệnh gút, rối loạn chuyển hóa, bệnh gan thận nặng.Ngoài ra, việc lạm dụng yến sào với liều lượng cao trong thời gian ngắn không giúp tăng hiệu quả, thậm chí gây khó tiêu, đầy bụng. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, nên dùng liều nhỏ (khoảng 6–10g/lần), sử dụng cách ngày, duy trì đều đặn trong thời gian dài để phát huy tác dụng.
Với giá trị cao, tổ yến hiện nay bị làm giả, tẩm đường hoặc hóa chất khá phổ biến. Người tiêu dùng cần chọn sản phẩm từ các thương hiệu uy tín, có kiểm định chất lượng, rõ nguồn gốc xuất xứ.
Khi chế biến, tổ yến nên được ngâm mềm, làm sạch kỹ lưỡng và chưng cách thủy ở nhiệt độ vừa phải để giữ nguyên dưỡng chất. Nên ăn yến lúc bụng đói (buổi sáng sớm hoặc tối trước khi ngủ) để tăng khả năng hấp thu.
![]() |
![]() |
![]() |