Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Công điện 469/CĐ-TTg về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững

Công điện nêu rõ: Thị trường bất động sản có vai trò quan trọng trong "hệ sinh thái" kinh tế và liên quan trực tiếp đến nhiều ngành kinh tế: công nghiệp xây dựng, dịch vụ, du lịch, lưu trú, sản xuất vật liệu, tài chính, ngân hàng,... tác động đến chuỗi sản xuất như vật liệu, sắt thép, đồ gia dụng, thị trường vốn, tín dụng, thị trường lao động,... ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng, an sinh xã hội, việc làm. Quản lý và phát triển tốt thị trường bất động sản sẽ tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, huy động nguồn nội lực to lớn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Tuy nhiên thời gian qua, thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn do nguyên nhân khách quan như: dịch bệnh, chu kỳ tăng trưởng của thị trường, tăng trưởng kinh tế giảm, khó khăn thị trường; bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan là chính, như việc: lập, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch còn chậm; điều chỉnh dự án đầu tư còn vướng mắc; triển khai thực hiện dự án chậm, kéo dài; tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn trái phiếu, chứng khoán còn khó khăn; nhà ở xã hội, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư chưa đạt yêu cầu; xác định giá đất; một số địa phương thiếu chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo, giải quyết các khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền, cũng như trong phối hợp với các cơ quan Trung ương giải quyết khó khăn; thông tin thị trường chưa đủ minh bạch; cơ cấu sản phẩm bất động sản chưa hợp lý; pháp luật còn chồng chéo, việc áp dụng pháp luật còn thiếu thống nhất, đồng bộ.

Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp triển khai thực hiện nghiêm, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tại Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2023, Công điện số 1164/CĐ-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2022, Công văn số 178/TTg-CN ngày 27 tháng 3 năm 2023, Công điện số 194/CĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2023, Thông báo số 133/TB-VPCP ngày 16 tháng 4 năm 2023 và tại các quyết định, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trước đây. Các Bộ, ngành và địa phương phải coi đây là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng cần tập trung giải quyết theo nguyên tắc vướng mắc thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải giải quyết. Các Bộ, ngành tập trung hướng dẫn các địa phương về các quy định thuộc lĩnh vực của mình để giải quyết vướng mắc hiện tại, không trả lời né tránh.

2. Bộ Xây dựng:

a) Tập trung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở năm 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 theo đúng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc lập, phê duyệt các quy hoạch; việc thực hiện điều chỉnh các quy hoạch; việc áp dụng cấp độ quy hoạch khi chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, trước ngày 15 tháng 6 năm 2023.

c) Rà soát, bổ sung (nếu có) và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, về các nội dung: lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư; quản lý đầu tư phát triển đô thị; việc xác định là chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại; cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; điều kiện hoạt động giám định tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; hợp đồng xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng; về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng; quản lý dự án đầu tư xây dựng;...

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan rà soát các khó khăn, vướng mắc đối với các nội dung liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy trong các công trình xây dựng để đề xuất giải pháp tháo gỡ trước ngày 30 tháng 6 năm 2023.

đ) Đối với khó khăn, vướng mắc trong bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng hướng dẫn các địa phương giải quyết phù hợp theo quy định của pháp luật.

e) Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2023.

g) Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan đề xuất xử lý tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản đối với những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền. Trường hợp phải báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ thì phải đề xuất rõ giải pháp, căn cứ pháp lý theo nguyên tắc vướng mắc thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải giải quyết.

Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững

Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, người mua nhà tiếp cận nguồn vốn tín dụng

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

a) Tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trên cơ sở bảo đảm sản xuất, kinh doanh, hiệu quả, kịp thời thúc đẩy mở rộng tín dụng phù hợp với xu hướng lạm phát giảm và yêu cầu thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, người mua nhà tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan triển khai Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng, trong đó chủ lực là 04 ngân hàng thương mại nhà nước theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 33/NQ-CP và chỉ đạo các ngân hàng thương mại cổ phần khác tích cực tham gia thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030".

c) Tổ chức triển khai và theo dõi chặt chẽ việc triển khai thực hiện về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn và quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp, để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc phát sinh (nếu có).

d) Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản.

đ) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan đề xuất xử lý tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản thuộc lĩnh vực quản lý đối với những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền. Trường hợp phải báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ thì phải đề xuất rõ giải pháp, căn cứ pháp lý theo nguyên tắc vướng mắc thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải giải quyết.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xác định giá đất, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh khung giá đất, bảng giá đất; định giá đất cụ thể và hoạt động tư vấn xác định giá đất theo trình tự thủ tục rút gọn để sửa đổi, bổ sung trình tự, thủ tục xác định giá đất cụ thể áp dụng đối với trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giá đất cụ thể, trình Chính phủ ban hành trước ngày 30 tháng 6 năm 2023. Kịp thời hướng dẫn các địa phương giải quyết các vướng mắc liên quan đến xác định giá đất.

b) Rà soát các tồn tại, vướng mắc của các Thông tư để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền, nhất là Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất để khẩn trương sửa đổi, bổ sung, ban hành trong tháng 6/2023 cùng với Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 44/2014/NĐ-CP.

c) Chỉ đạo, đôn đốc và hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xác định giá đất, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm nhất là ở cấp huyện và việc thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, trước ngày 30 tháng 6 năm 2023.

d) Kiểm tra, đôn đốc các địa phương khẩn trương ban hành các quy định cụ thể theo thẩm quyền để triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về đất đai, như: quy định cụ thể điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất... trước ngày 15 tháng 6 năm 2023.

đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án; việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng cho người dân tại các dự án thuộc địa bàn các phường của đô thị đặc biệt, đô thị loại I đã được chấp thuận trước thời điểm Nghị định số 148/2020/NĐ-CP có hiệu lực, trước ngày 30 tháng 6 năm 2023.

e) Chủ trì phối hợp các Bộ, ngành và cơ quan có liên quan chỉ đạo, đôn đốc các địa phương trong việc thực thi các quy định của pháp luật về đất đai đặc biệt là các quy định có liên quan đến việc đầu tư xây dựng dự án bất động sản; đề xuất xử lý tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản thuộc lĩnh vực quản lý đối với những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền. Trường hợp phải báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ thì phải đề xuất rõ giải pháp, căn cứ pháp lý theo nguyên tắc vướng mắc thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải giải quyết.

Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch; hồ sơ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước, trình Chính phủ trước ngày 30 tháng 5 năm 2023.

b) Chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án bất động sản thực hiện theo hình thức hợp đồng BT trước thời điểm Luật PPP bãi bỏ hình thức hợp đồng BT, trước ngày 30 tháng 5 năm 2023.

c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc: chấp thuận, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, giấy chứng nhận đầu tư, điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án bất động sản.

d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan đề xuất xử lý tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản thuộc lĩnh vực quản lý đối với những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền. Trường hợp phải báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ thì phải đề xuất rõ giải pháp, căn cứ pháp lý theo nguyên tắc vướng mắc thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải giải quyết.

6. Bộ Tài chính:

a) Kịp thời có giải pháp hiệu quả thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh, bền vững; sớm hoàn thiện báo cáo về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2023, đề xuất kịp thời các giải pháp thiết thực, khả thi, hiệu quả để xử lý dứt điểm các vấn đề tồn tại, hạn chế hiện nay, trình Chính phủ trước ngày 30 tháng 5 năm 2023.

b) Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc: điều kiện duy trì tỷ lệ góp vốn không thấp hơn 26% khi di dời doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; về phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước (nay gọi là nhà, đất là tài sản công), trước ngày 30 tháng 6 năm 2023.

c) Phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án bất động sản thực hiện theo hình thức hợp đồng BT trước thời điểm Luật PPP bãi bỏ hình thức hợp đồng BT.

d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan đề xuất xử lý tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản thuộc lĩnh vực quản lý đối với những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền. Trường hợp phải báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ thì phải đề xuất rõ giải pháp, căn cứ pháp lý theo nguyên tắc vướng mắc thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải giải quyết.

7. Bộ Công an:

a) Thực hiện các nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ và Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, hướng dẫn và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản của các địa phương, doanh nghiệp phân công khi có yêu cầu. Phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát danh mục các dự án bất động sản có khó khăn, vướng mắc do các địa phương, doanh nghiệp gửi đến Tổ công tác để làm cơ sở giải quyết.

b) Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản nhất là các hành vi đưa thông tin không chính xác, gây tác động tiêu cực đến hoạt động của thị trường tài chính, tín dụng, trái phiếu, bất động sản, sự phát triển chung của nền kinh tế.

8. Bộ Tư pháp: Chủ động phối hợp, hỗ trợ các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan trong việc rà soát, phân loại các tồn tại, hạn chế, vướng mắc, mâu thuẫn hoặc là điểm nghẽn trong thể chế, chính sách, pháp luật hiện hành cần được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để đề xuất cấp có thẩm quyền hoặc xử lý theo thẩm quyền theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

9. Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan truyền thông, báo chí tăng cường tuyên truyền các giải pháp, biện pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương trong tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

10. Thanh tra Chính phủ: Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ rà soát, giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố trình Ban cán sự đảng Chính phủ xem xét, trình Bộ Chính trị xin ý kiến.

Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững

Chung sức, đồng tâm, hợp lực để vượt qua khó khăn, thách thức, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững

11. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính huy động các tổ chức, chuyên gia để định giá đất đai theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra chậm trễ, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư. Trường hợp có vướng mắc có văn bản gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn, giải quyết kịp thời.

b) Tập trung rà soát lập, thẩm định phê duyệt các quy hoạch, đối với các quy hoạch đến nay đã quá thời hạn thì thực hiện theo Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội, hoàn thành trước 15 tháng 6 năm 2023.

c) Đối với các dự án bất động sản đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết nhưng chưa được cập nhật, bổ sung vào quy hoạch phân khu, quy hoạch chung, quy hoạch tỉnh thì rà soát, thực hiện điều chỉnh các quy hoạch theo thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của các cấp độ quy hoạch, không hợp thức hóa các sai phạm dẫn đến tham nhũng, tiêu cực.

d) Ủy ban nhân dân các tỉnh chịu trách nhiệm gia hạn theo quy định của pháp luật về đầu tư đối với các trường hợp chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư đã quá thời hạn do nguyên nhân khách quan theo Luật Đầu tư, hoàn thành trước 30 tháng 6 năm 2023.

đ) Khẩn trương quán triệt đến từng đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức việc thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 280/CĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2023; kiên quyết khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, tâm lý e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc, rút ngắn thời gian xử lý và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành. Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân né tránh, đùn đẩy công việc, thoái thác nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm để xảy ra chậm trễ hoặc không quyết định vấn đề, công việc thuộc thẩm quyền; thực hiện luân chuyển, xử lý cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm trong thực thi công vụ. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.

e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương: chủ động tích cực thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền hoặc được phân cấp, ủy quyền giải quyết của mình lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, cơ quan Trung ương; không lạm dụng việc lấy ý kiến các cơ quan Trung ương để né tránh trách nhiệm. Khẩn trương rà soát các nhiệm vụ, công việc của địa phương để kịp thời xem xét, quyết định theo thẩm quyền và trong thời hạn được pháp luật quy định, nhất là đối với những công việc đã để chậm chễ, kéo dài.

g) Rà soát, thống kê số lượng các dự án bất động sản đang triển khai trên địa bàn; phân loại các dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc; chủ động làm việc trực tiếp với từng doanh nghiệp, từng dự án có vướng mắc hoặc triển khai chậm để xác định rõ các nguyên nhân, kịp thời tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền; tổng hợp các vướng mắc thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội trong đó chỉ rõ các điều khoản của quy định, văn bản là nguyên nhân của các vướng mắc gửi về Tổ công tác trước ngày 15 tháng 6 năm 2023 để tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

h) Khẩn trương ban hành các quy định cụ thể theo thẩm quyền để triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở và các pháp luật khác liên quan, theo trình tự thủ tục rút gọn.

i) Tập trung xây dựng và khẩn trương phê duyệt, trình phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng; phê duyệt kế hoạch sử dụng đất đảm bảo quỹ đất cho nhu cầu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

k) Thực hiện công bố, công khai trên Cổng thông tin điện tử danh mục các dự án và có văn bản gửi tới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam danh mục các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo xây dựng lại chung cư cũ để các ngân hàng thương mại có cơ sở áp dụng cho vay theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng.

l) Tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng thời giám sát, đôn đốc việc triển khai thực hiện các quy định pháp luật, việc giải quyết các công việc của các cấp, các ngành, cơ quan trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền.

m) Tập trung thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư, bảo đảm sớm đưa đất vào sử dụng, phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội. Việc xác định giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thực hiện theo quy định tại các Điều 108, 112, 114 Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành, tuân thủ đúng quy định của pháp luật, không gây thất thoát ngân sách nhà nước.

n) Yêu cầu các địa phương rà soát, tổng hợp các dự án nhà ở thương mại mà chưa bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

o) Đẩy mạnh công tác theo dõi, giám sát tình hình thị trường tại địa phương để kịp thời có biện pháp, giải pháp phù hợp ổn định tình hình, giữ cho thị trường phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

12. Yêu cầu các Bộ, ngành theo thẩm quyền kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công điện, các kết luận của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình, kết quả thực hiện về Văn phòng Chính phủ vào ngày 25 hàng tháng.

Thủ tướng Chính phủ kêu gọi, đề nghị các bộ, ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp, chủ thể có liên quan chung sức, đồng tâm, hợp lực để vượt qua khó khăn, thách thức, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững./.

Sửa luật để tạo động lực phát triển thị trường bất động sản Sửa luật để tạo động lực phát triển thị trường bất động sản
Phát triển bền vững - Động lực mới thúc đẩy thị trường bất động sản Phát triển bền vững - Động lực mới thúc đẩy thị trường bất động sản
Lãi suất gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng sẽ thấp hơn 1,5-2% so với mức cho vay thông thường Lãi suất gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng sẽ thấp hơn 1,5-2% so với mức cho vay thông thường
Cần giải pháp tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản Cần giải pháp tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản
Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giảm cấp phép hạn ngạch khai thác thủy sản

Giảm cấp phép hạn ngạch khai thác thủy sản

Việc phân bổ hạn ngạch khai thác thủy sản cho các địa phương được dựa trên cơ cấu tàu cùng khơi; điều kiện kinh tế xã hội, tập quán khai thác; điều kiện ngư trường và nguồn lợi.
Cơ hội nào cho mây tre đan trên “đường đua” xuất khẩu?

Cơ hội nào cho mây tre đan trên “đường đua” xuất khẩu?

Các nhà nhập khẩu quan tâm đến các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa về chất lượng, xã hội, môi trường, an ninh… Trong khi đó, có chưa đến 20% doanh nghiệp mây tre đan của Việt Nam đáp ứng được một số tiêu chuẩn hợp quy. Điều này làm giảm cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Gạo ST24 và ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang EU

Gạo ST24 và ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang EU

Bộ NN&PTNT cho biết, 2 giống gạo thơm ST24 và ST25 đã được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU là không chính xác.
Lần đầu tiên Việt Nam thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Lần đầu tiên Việt Nam thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

3 tháng đầu năm, Singapore nhập từ Việt Nam 36,15 triệu SGD, tăng 80,46% so với cùng kỳ 2023, đưa Việt Nam lần đầu thành nhà cung ứng gạo lớn nhất vào thị trường này với 32,03% thị phần.
Xu hướng ngành làm đẹp Việt Nam dưới góc nhìn chuyên gia

Xu hướng ngành làm đẹp Việt Nam dưới góc nhìn chuyên gia

“Thị trường ngành làm đẹp Việt Nam đang có những biến chuyển mạnh mẽ, hội nhập sâu rộng với nền công nghiệp ngành làm đẹp thế giới … những thông tin về làm đẹp cũng rất đa dạng, cập nhật trên mọi nền tảng mạng xã hội, đó là cơ hội cho khách hàng, bệnh nhân có thể lựa chọn ra những nơi, cơ sở làm đẹp, bác sĩ làm đẹp có uy tín”, Ths.BS Bùi Tuấn Anh - Khoa thẩm mỹ - Bệnh viện Hồng Ngọc nhận định.
Ngành hàng rau quả có nhiều dư địa hướng tới kỷ lục xuất khẩu 7 tỷ USD

Ngành hàng rau quả có nhiều dư địa hướng tới kỷ lục xuất khẩu 7 tỷ USD

Tính đến hết quý I, xuất khẩu hàng rau quả thu về 1,28 tỷ USD, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm 2023. Theo dự báo của các chuyên gia, ngành hàng rau quả có nhiều dư địa để hướng tới kim ngạch xuất khẩu 7 tỷ USD.
Bất động sản Phú Quốc nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ đầu năm 2024

Bất động sản Phú Quốc nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ đầu năm 2024

Thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam, Đảo Ngọc Phú Quốc không đơn thuần là một điểm đến du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng mà còn là một nơi được các nhà đầu tư bất động sản lớn nhỏ đặc biệt quan tâm.
VASEP kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch với tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc

VASEP kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch với tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc

Với thị trường Hàn Quốc, VASEP cho rằng, nếu cơ chế hạn ngạch trong VKFTA không được dỡ bỏ, tôm Việt Nam cũng sẽ có nguy cơ không có ưu thế nào trước tôm Peru.
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024, chiếm 53,4% trong tổng lượng và chiếm 54,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt 1,49 triệu tấn.
Triển vọng tích cực cho xuất khẩu cá tra sang Canada

Triển vọng tích cực cho xuất khẩu cá tra sang Canada

Tính đến ngày 15/3/2024, Canada nhập khẩu hơn 8 triệu USD cá tra từ Việt Nam, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023.
Dư cung toàn cầu, hướng đi nào cho tôm Việt?

Dư cung toàn cầu, hướng đi nào cho tôm Việt?

Nhiều hệ lụy đang dần dần bộc lộ khi tình trạng dư cung và giá tôm ở các thị trường xuống mức thấp kỷ lục. Trong đó thể hiện rõ nét nhất là động thái phản ứng của một số thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ và Trung Quốc trong thời gian gần đây, gây quan ngại cho nhiều nước xuất khẩu tôm, trong đó có Việt Nam.
Ngành thủy sản "khó chồng khó", VASEP kiến nghị gì?

Ngành thủy sản "khó chồng khó", VASEP kiến nghị gì?

Mới đây, VASEP đã có Công văn báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu thủy sản và các vướng mắc, bất cập đang ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản trong quý I/2024.
VNBA trao giá trị đến cộng đồng với chương trình “Chia sẻ chuyên môn về an toàn vệ sinh lao động nghề Chăm sóc sắc đẹp chuẩn Nhật Bản”

VNBA trao giá trị đến cộng đồng với chương trình “Chia sẻ chuyên môn về an toàn vệ sinh lao động nghề Chăm sóc sắc đẹp chuẩn Nhật Bản”

Vừa qua, tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đã diễn ra chương trình “Chia sẻ chuyên môn về an toàn vệ sinh lao động nghề Chăm sóc sắc đẹp chuẩn Nhật Bản” với nhiều dấu ấn thành công. Chương trình không chỉ mang đến nhiều kiến thức bổ ích về an toàn vệ sinh lao động mà còn giới thiệu các kỹ thuật làm đẹp đặc biệt tại Nhật Bản để các học viên tham khảo mở rộng dịch vụ của salon, đồng thời xây dựng hình ảnh khác biệt và chuyên nghiệp trong lòng khách hàng.
Nên giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành đồ uống trong bối cảnh khó khăn?

Nên giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành đồ uống trong bối cảnh khó khăn?

Hiện nhiều doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng, cần giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ, giảm thuế VAT cho doanh nghiệp ngành rượu, bia trong bối cảnh thị trường còn khó khăn.
Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ từ Việt Nam

Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp tục gia hạn thời gian ban hành kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng của vụ việc chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ tới ngày 28/6 và ngày 26/9/2024.
Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu qua biên giới

Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu qua biên giới

"Để thúc đẩy xúc tiến thương mại và phát triển xuất - nhập khẩu thì các địa phương trong vùng cần tính toán, liên kết với nhau nhằm thống nhất phát triển các sản phẩm chủ lực; đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông - lâm - thủy sản thế mạnh của vùng", Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng nhấn mạnh tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tháng 3/2024.
Tôm sú trở lại, tôm thẻ chân trắng có bị lãng quên?

Tôm sú trở lại, tôm thẻ chân trắng có bị lãng quên?

Tôm sú đang trải qua thời kỳ "phục hưng", đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng các chuyên gia như nhà phân tích Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma, người nuôi tôm hàng đầu Ấn Độ, lưu ý rằng các nhà sản xuất sẽ thật ngốc nghếch nếu loại bỏ tôm thẻ chân trắng.
Thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh dừa bền vững

Thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh dừa bền vững

Cây dừa đang tạo ra nguồn thu nhập cho khoảng 390.000 hộ nông dân Việt Nam. Bên cạnh giá trị kinh tế trực tiếp, cây dừa còn đóng góp lớn vào việc chống biến đổi khí hậu khi 1 ha dừa mỗi năm có thể lọc được 70 - 75 tấn CO2.
Nhiều cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường mây, tre đan

Nhiều cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường mây, tre đan

Trong tháng 3/2024, nhóm mặt hàng mây, tre, cói, thảm lập kỷ lục cao nhất trong 2 năm qua, đạt 85 triệu USD, tăng 79,9% so với tháng 2/2024 và tăng 35,4% so với cùng kỳ năm 2023, theo các chuyên gia, ngành mây, tre đan của Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển.
Tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu tinh dầu quế

Tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu tinh dầu quế

Trước phản ánh của doanh nghiệp gặp khó khăn do vướng các quy định về xuất nhập khẩu dược liệu của Bộ Y tế, Tổng cục Hải quan đã có văn bản tháo gỡ vướng mắc, đồng thời kiến nghị Bộ Y tế làm rõ chính sách quản lý đối với mặt hàng tinh dầu xuất khẩu có tính lưỡng dụng.
Còn nhiều tiềm năng cho cá tra Việt “bay” sang xứ sở chùa vàng

Còn nhiều tiềm năng cho cá tra Việt “bay” sang xứ sở chùa vàng

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam. Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam xuất khẩu gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vì lý do này, siêu thị AEON Hong Kong "mê" chuối tươi Việt Nam hơn chuối Philippines

Vì lý do này, siêu thị AEON Hong Kong "mê" chuối tươi Việt Nam hơn chuối Philippines

Từ năm 2023 đến nay, 100% sản phẩm chuối tươi Việt Nam vào chuỗi cửa hàng gồm 91 điểm bán ở Hong Kong (Trung Quốc).
Tăng cường xúc tiến cho nông sản Việt Nam tại Ấn Độ

Tăng cường xúc tiến cho nông sản Việt Nam tại Ấn Độ

Nhiều lĩnh vực Ấn Độ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu nhưng chưa được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư do khoảng cách địa lý, thiếu thông tin về môi trường, chính sách khuyến khích đầu tư cũng như chưa thể hiện được tiềm năng của thị trường.
Sẽ thanh kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng ngay trong tháng 4

Sẽ thanh kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng ngay trong tháng 4

Nhằm triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay hàng loạt giải pháp để ổn định thị trường vàng.
Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Chile tăng đột biến

Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Chile tăng đột biến

Việt Nam với lợi thế về thuế nhập khẩu theo cam kết trong hiệp định CPTPP sẽ là thế mạnh để cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại thị trường Chile.
Huyện Thạch Thất đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với quảng bá du lịch, văn hóa địa phương

Huyện Thạch Thất đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với quảng bá du lịch, văn hóa địa phương

Mới đây, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) đã phối hợp với UBND huyện Thạch Thất khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa địa phương. Với quy mô hơn 100 gian hàng, hội chợ đã thu hút gần 100 đơn vị, doanh nghiệp đến từ hơn 20 tỉnh, thành phố trong cả nước và các làng nghề truyền thống trên địa bàn TP Hà Nội và huyện Thạch Thất tham gia.
Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm Hợp tác xã

Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm Hợp tác xã

“Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm là vấn đề được đề cập nhiều trong thời gian qua không chỉ ở Việt Nam mà còn trên phạm vi toàn cầu”, đó là khẳng định của bà Cao Xuân Thu Vân, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia năm 2024.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động