Đặc điểm của vương bất lưu hành
Vương bất lưu hành có tên khoa học là Ficus pumila L, thuộc họ dâu tằm (Moraceae), tên gọi khác là vảy ốc, cây xộp, trâu cổ, bị lệ, cơm lênh, mộc liên, sung thằn lằn, bất lưu hành, vương lưu, cấm cung hoa, kim tiễn đao thảo, kim trản ngân đài, hài nhi, giáo cảo, nga cảo, mộc lan tử, mạch lan tử, tiễn kim hoa, tiễn kim tử, tường cổ thảo.
Vương bất lưu hành là cây leo nhỏ, mọc bám nhờ rễ phụ. Cành ngắn và mềm, màu nâu, lúc non có lông sau nhẵn.
Là dây leo, mọc bám nhờ rễ phụ. Cành lá phía dưới rất nhỏ. Lá hình trứng, gốc lá lệch, cuống rất ngắn 1-2 mm. Phía dưới cuống lá có 2 rễ phụ để sẵn sàng bám vào tường hoặc vách đá, thân cây. Phiến lá dài 20-30mm, rộng 10-20mm. Lá ở cành sinh sản trên cao, hình bầu dục dài, phiến lá to và dầy màu xanh thẫm, dài 92mm , rộng 42mm, hai mặt nhẵn, mép nguyên, gân lá nổi rõ, 5 gân ở gốc, 3 gân ở trên. Cuống lá dài 18mm, có lông mịn màu hung.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá, hoa đực rất nhiều mọc tụ ở đỉnh, hoa cái có 4 lá đài không bằng nhau.
Quả phức to hình chóp ngược, đầu bằng, đường kính chỗ lớn 35-40 mm, cùi nạc, mềm xốp, màu xanh. Khi chín chuyển màu tím nâu.
Hạt hình tròn, khởi đầu là sắc trắng khi chín chuyển màu đen giống hạt của cây phượng tiên hoa.
Người ta thường sẽ thu hoạch vương bất lưu hành vào tháng 2 khi muốn lấy mầm, còn muốn lấy quả sẽ đợi tới tháng 5, 6, 7.
Bộ phận thân, lá và hạt chín mang về phơi khô để làm thuốc.
Cây vương bất lưu hành thường sinh trưởng ở những vách đá trên khắp các vùng núi phía bắc của nước ta. Nhiều nơi còn trồng loại cây này tại bờ tường, bờ rào ở quanh nhà.
Thành phần hóa học: Hạt của cây chứa 4 loại vac-segoside A, B, C, D. Ngoài ra, hạt còn hàm chứa: flavonoid, phytin, phospholipid, stigmasterol…
Theo y học cổ truyền: Vương bất lưu hành có vị đắng, tính bình, quy vào kinh can và vị. Công dụng hành huyết thông kinh, thúc dục sinh xuống sữa, tiêu sưng thu liễm vết thương. Điều trị chứng liệt dương, di mộng tinh, kiết lỵ lâu ngày, mụn nhọt trứng cá, đau nhức xương khớp, điều hòa kinh nguyệt, tắc tia sữa, táo bón, u xơ…
Theo Y học hiện đại: Các thực nghiệm đã cho thấy rằng: nước sắc của Vương bất lưu hành có khả năng loại bỏ kali, giúp ức chế sự phát triển của các khối u.
Bài thuốc sử dụng vương bất lưu hành
Chữa rối loạn kinh nguyệt
Vương bất lưu hành kết hợp với đương quy, xuyên khung, hồng hoa, ích mẫu.
Thiếu sữa sau sinh
Sử dụng Vương bất lưu hành cùng xuyên sơn giáp, thông thảo. Trường hợp khí huyết bị ảnh hưởng thì cho thêm Hoàng kỳ và Đương quy.
Điều trị u xơ
Sử dụng 8-16g thân và lá đã phơi khô của vương bất lưu hành, đem sắc lấy nước hoặc nấu thành cao uống mỗi ngày. Duy trì sử dụng sẽ có thể thu hẹp các khối u xơ.
Hỗ trợ đầu phong vẩy trắng
Vương bất lưu hành, hương bạch chỉ phân lượng bằng nhau. Cả 2 đem nghiền nhỏ, sau đó thấm khô một đêm rồi chải bỏ.
Trị mụn nhọt
Lấy 2 thăng vương bất lưu hành đã nghiền nhỏ, dã cát 2 lượng, cam thảo 5 lượng, quế lâm 4 lượng, đương quy 4 lượng. Tất cả các vị thuốc này đem hợp sàng. Cuối cùng kết hợp dùng với rượu mỗi lần 1 thìa tấc vuông, dùng: 3 lần/ngày, 1 lần/đêm.
Trị tắc tia sữa
Quả trâu cổ 40g, lá mua, bồ công anh, mỗi loại 15g. Tất cả đem sắc uống. Bên cạnh đó dùng lá bồ công anh giã nhỏ thêm chút giấm thanh, sao nóng, chườm, đắp vào vùng đầu vú.
Trị liệt dương, di tinh
Quả vương bất lưu hành 12g dùng sắc uống. Có thể phối hợp với 12g xà sàng tử. Cũng có thể sử dụng rượu ngâm của cành, lá ở trên để điều trị.
Trị phong thấp, đau nhức xương khớp
Thân, cành, lá của cây 15g. DÙng sắc uống ngày 1 thang. Còn có thể phối hợp với tang ký sinh, tang chi, rễ gấc, dây đau xương, mỗi vị 12g, tất cả đem sắc uống.
Lưu ý khi sử dụng vương bất lưu hành
Thận trọng khi dùng ở phụ nữ có thai.
Người bị thất huyết, bệnh băng lậu đều nên kỵ vậy.
Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ đông y trước khi sử dụng dược liệu trên làm thuốc.