Trải qua hơn 1.000 năm, cây duối cổ thụ vẫn sống xanh tốt trên một tảng đá. |
Đó là cây duối nghìn năm tuổi nằm trong khu du lịch vườn chim Thung Nham (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Dáng cây hình “bàn tay Phật” độc lạ và mang trong mình giá trị lịch sử gắn liền với vua Đinh Tiên Hoàng.
Nằm cách thành phố Ninh Bình 12 km về phía Đông được bao bọc bởi dãy núi Tướng hùng vĩ, vườn chim Thung Nham từ lâu vẫn được coi là nơi phong cảnh hữu tình. Nơi đây không chỉ biết đến với những hang động độc đáo mà còn sở hữu hệ động thực vật phong phú, đa dang. Trong số đó có một loài cây vô cùng đặc biệt và có dáng thế độc nhất vô nhị đó chính là cây Duối 1000 năm tuổi.
Đó là cây duối nghìn năm tuổi nằm trong khu du lịch vườn chim Thung Nham (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). |
Theo truyền thuyết, vua Đinh Tiên Hoàng trong lúc đi tuần quanh kinh đô Hoa Lư đã sai quân lính trồng cây này ngay trên một tảng đá tại Thung Nham.
Cây có dáng rất độc, lạ giống với “bàn tay Phật” bởi thân chính và 3 thân phụ khác của cây mọc thẳng đứng nằm cạnh nhau như 4 ngón của bàn tay khi được chắp lại. Còn một nhánh mọc xiên và nghiêng về hướng khác.
Nhiều người trong giới chơi cây đến tham quan và đánh giá, đây là cây duối là có dáng, thế đẹp độc nhất vô nhị tại Việt Nam.
Dáng cây hình “bàn tay Phật” độc lạ và mang trong mình giá trị lịch sử gắn liền với vua Đinh Tiên Hoàng. |
Để xác định tuổi đời của cây, các nhà chuyên môn về sinh vật cảnh trong nước đã về đây thẩm định và cho biết cây duối này có niên đại 1.000 năm tuổi. Trải qua 10 thế kỷ, cây duối vẫn xanh tốt và bám rễ chặt vào tảng đá.
Mới nhìn, không thể phát hiện đâu là rễ và thân cây duối, đâu là tảng đá vì có sự gắn kết rất chặt chẽ. Màu thân và rễ cây theo thời gian cũng giống với màu của tảng đá. Người dân địa phương cho hay, cây duối này mang trong mình giá trị lịch sử lâu đời gắn liền với câu chuyện về vua Đinh Tiên Hoàng – người có công khai quốc công thần vùng đất Hoa Lư này nên ai cũng quý cây.
Nhiều người trong giới chơi cây đến tham quan và đánh giá, đây là cây duối cổ thụ có dáng, thế đẹp độc nhất vô nhị tại Việt Nam. |
Cây duối có hoa từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm, quả vàng to bằng hạt ngô. Thông thường, các cây duối thường được trồng ở các đình, đền chùa để lấy bóng mát, trồng trong vườn làm cảnh. Cây duối này lại mọc giữa núi rừng Thung Nham và tồn tại hơn 1.000 năm qua nên rất đặc biệt.
Theo quan niệm của người Việt Nam, thế cây này có nghĩa là “Ngũ Phúc”: Trường thọ, Phú quý, Khang Ninh, Hiếu Đức và Thiện Chung. Ngoài ra, dáng của cây duối nhìn theo hướng khác còn có nghĩa là “Phụ tử”: Tình cảm của người cha dành cho các con (thân cây chính cao thẳng, to lớn che chở cho các thân cây con).
Theo quan niệm của dân gian, cây duối là loài cây mang lại tài lộc, đem đến sự may mắn. |
Theo nghệ nhân Nguyễn Bách Bốn nguyên Chủ tịch hội Sinh vật cảnh huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình chia sẻ: “Cây Duối có rất nhiều tên gọi trong đời thường thì ta gọi là cây Duối, hoặc là cây Ống Tổ. Còn trong sách nhà Phật thì gọi cây Duối là cây Mộc Thiên Hoàng, nó là vua của loài cây. Ngày xưa là quanh nhà không có tường, bê tông gì cả mà chỉ giồng hàng rào Duối chỉ giồng ngoài cổng để chắn tất cả những tà khí, thán khí các chất độc xâm nhập của thiên nhiên để vào trong khuôn viên nhà ở. Cho nên mang lại sự trong lành, bình yên cho một gia đình”
Cây duối cổ thụ nghìn năm tuổi ở Ninh Bình mang ý nghĩa là chứng tích lịch sử một thời. Cây duối càng linh thiêng khi mang dáng ‘bàn tay Phật’ biểu tượng cho sự may mắn. Từ nghìn năm, cây duối cổ vẫn sừng sững trước sương gió để khoác lên mình rêu phong cổ kính. Với giá trị to lớn như vậy, nên người dân và chính quyền sở tại bảo vệ, chăm nom như báu vật./.