Sản xuất công nghiệp dệt may có nhiều khời sắc

Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành hàng dệt may năm 2021 đạt 40,3 tỷ USD, tăng 15,2% so với năm 2020, trong đó, xuất khẩu hàng dệt may của khối doanh nghiệp FDI đạt 24,3 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 60,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc của cả nước.
Xuất khẩu dệt may sang Mỹ tăng mạnh Xuất khẩu dệt may tăng hơn 20% trong quý I/2022 Xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu sang thị trường Mỹ

Theo Bộ Công Thương, sản xuất công nghiệp của ngành dệt và may mặc Việt Nam đã khởi sắc trong những tháng cuối năm. Năm 2021, sản xuất công nghiệp ngành dệt tăng 8,3% và ngành may tăng 7,6% so với năm 2020.

Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành hàng dệt may đạt 40,3 tỷ USD, tăng 15,2% so với năm 2020, trong đó, xuất khẩu hàng dệt may của khối doanh nghiệp FDI đạt 24,3 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 60,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc của cả nước. Trong đó, hàng dệt, may đạt 32,8 tỷ USD tăng 9,9% so với năm trước, xơ sợi đạt 5,6 tỷ USD, tăng 50,2%.

Sản xuất công nghiệp dệt may có nhiều khời sắc
Sản xuất công nghiệp dệt may Việt Nam có nhiều khời sắc

Sau khi xuất khẩu chậm lại trong quý III/2021 do ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 thứ 4 đặc biệt là tại các tỉnh phía Nam, xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam đã hồi phục, bứt phá và hồi phục nhẹ so với thời điểm trước dịch. Các thị trường chủ lực của Việt Nam là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc đều có sự tăng trưởng mạnh, riêng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản vẫn giảm.

Về nhóm hàng may mặc: Trong năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam đạt 32,8 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2020, trong đó xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 20,1 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm 2020, chiếm 61,5% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này, tăng so với tỷ trọng 60% của năm 2020. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam vào các thị trường Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Nga… tăng, trong khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP, Đài Loan… giảm.

Đáng chú ý, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, ASEAN trở thành động lực tăng trưởng xuất khẩu của mặt hàng này. Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam được nhận định sẽ tiếp tục hồi phục trong năm 2022 nhờ kinh tế toàn cầu hồi phục, tỷ lệ tiêm phủ vắc xin trên toàn thế giới tiếp tục tăng cao, cuộc sống trở lại trạng thái bình thường “mới”, chi tiêu đối với hàng may mặc sẽ tăng sau giai đoạn bị “đè nén” do dịch Covid-19,...

Về nhóm hàng xơ, sợi, dệt: Trong năm 2021, xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại của Việt Nam đạt 5,6 tỷ USD, tăng 50,2% so với năm 2020. Các thị trường xuất khẩu chính của xơ, sợi dệt Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Bangladesh. Các thị trường hầu hết đều tăng trưởng, trong đó, Bangladesh và Đài Loan là 2 thị trường tăng mạnh nhất, mức tăng lần lượt là 248% và 122%. Thị trường Trung Quốc tăng trưởng 39% so với năm trước với trị giá gần 3 tỷ USD. Xuất khẩu xơ sợi sang Trung Quốc tăng mạnh do Trung Quốc tăng nhập khẩu sợi từ Việt Nam để sản xuất hàng may mặc xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU.

Như vậy, có thể thấy, năm 2021, ngành dệt may có nhiều thuận lợi trong xuất khẩu hàng dệt may do Việt Nam nhận được nhiều đơn hàng: (i) Đơn hàng chuyển từ các nước gặp khó khăn do yếu tố dịch bệnh hoặc yếu tố chính trị nội bộ. (ii) Xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ, EU, xuất khẩu xơ sợi sang Trung Quốc thuận lợi. (iii) Nhu cầu nhập khẩu hàng may mặc của thị trường thế giới đặc biệt là tại các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… tăng trở lại, sau thời gian giãn cách do dịch Covid-19. Các nước mở cửa trở lại đã làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm dệt may.

Sản xuất công nghiệp dệt may có nhiều khời sắc

Qua thời gian dịch bệnh, các doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng, chuyển đổi nhanh cơ cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh như chuyển từ mặt hàng veston cao cấp, sơ mi cao cấp... sang đồ bảo hộ lao động, sản phẩm dùng cho y tế, may đồ dệt kim, sơ mi truyền thống.

Các doanh nghiệp cũng đã thích ứng nhanh với điều kiện kinh doanh mới, ngoài việc đa dạng hóa dòng hàng, thì còn đa dạng hóa thị trường cũng như thích ứng với nền tảng cơ chế thanh toán theo bối cảnh mới, khác hoàn toàn cách mua bán truyền thống trước đây.

Việc các doanh nghiệp đã và đang đầu tư vào thiết bị, công nghệ tự động hóa cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nền tảng để ngành dệt may chịu được áp lực của thị trường về chất lượng và giao hàng nhanh.

Từ tháng 10/2021, các doanh nghiệp đồng loạt hoạt động trở lại, nguồn lao động đáp ứng được 40%, công nhân được tiêm 2 mũi vaccine, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020 đã có những thuận lợi nhất định giúp tăng trưởng xuất khẩu sang EU ở nhóm hàng được hưởng ưu đãi thuế về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Tuy vậy, xuất khẩu ngành dệt may cũng gặp một số khó khăn do tác động tiêu cực của dịch Covid-19.

Cụ thể, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong nhiều tháng từ tháng 5 năm 2021, đặc biệt dịch phát triển mạnh ở các tỉnh phía Nam trong quý II ảnh hưởng rất mạnh đến sản xuất và tiến độ giao hàng xuất khẩu. Theo đó, quý III/2021, sản lượng sản xuất một số sản phẩm trong ngành đều giảm mạnh so với quý II/2021 và quý III/2020: Vải dệt từ sợi tự nhiên giảm gần 7%; Vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo giảm 7,8%; Quần áo mặc thường giảm 5,37%...

Việc lao động không ổn định khiến thị trường lao động mất cân đối nghiêm trọng do làn sóng chuyển dịch lao động, thiếu hụt lao động ở Hà Nội, TP HCM và các tỉnh phía Nam. Nhiều nhà máy không đáp ứng được yêu cầu sản xuất dẫn tới không đáp ứng được thời hạn giao hàng.

Hỗ trợ của nhà mua hàng hạn chế, chỉ tập trung ở nhóm cung ứng cốt lõi (66,7% nhà mua hàng chấp nhận giao hàng chậm nhưng chỉ có 16,7% đồng ý chia sẻ phí vận chuyển hàng không, chỉ 1/5 nhà mua hàng chấp nhận đưa một phần chi phí chống dịch vào đơn giá, 33% chuyển một số đơn hàng sang nước khác, 29,2% cam kết không giảm giá,...).

phấn đấu giai đoạn 2021 – 2030 tăng trưởng xuất khẩu đạt 6 – 7%, tăng trưởng nội địa đạt 8 – 9%/năm
Phấn đấu giai đoạn 2021 – 2030 tăng trưởng xuất khẩu ngành dệt may đạt 6 – 7%.

Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ liên quan đến phát triển công nghiệp hỗ trợ đã định hướng dệt may là 1 trong số 6 lĩnh vực nằm trong danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển của Việt Nam.

Cụ thể, Nhà nước sẽ hỗ trợ tối đa đến 50% kinh phí các hoạt động nghiên cứu và phát triển, 50 -75% đối với hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất. Ngoài ra, các doanh nghiệp phụ trợ dệt may cũng được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, được ưu đãi về vay vốn, được miễn giảm tiền thuê đất…

Quyết định 3218/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng định hướng phát triển sản phẩm, lĩnh vực quan trọng dưới các khía cạnh:

Thứ nhất, tăng cường cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường. Lấy xuất khẩu là phương thức cơ sở cho sự phát triển của ngành, đồng thời đáp ứng tối đa nhu cầu nội địa. Trong đó:

Giai đoạn 2016 – 2020: Tăng trưởng xuất khẩu đạt 9 – 10%, tăng trưởng nội địa đạt 10 – 12%/năm. Toàn ngành tăng trưởng 12 - 13%/năm, trong đó dệt tăng 13 – 14%/năm, may tăng 12 – 13%/năm.

Giai đoạn 2021 – 2030: Tăng trưởng xuất khẩu đạt 6 – 7%, tăng trưởng nội địa đạt 8 – 9%/năm. Toàn ngành tăng trưởng 9 - 10%/năm, trong đó dệt tăng 10 – 11%/năm, may tăng 9 - 10%/năm.

Thứ hai, xây dựng chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu, tập trung phát triển khâu dệt nhuộm.

Thứ ba, phát triển nguồn nguyên liệu xơ bông, các loại cây có xơ sợi, xơ sợi nhân tạo và phụ liệu; Phát triển vùng trồng bông tại Sơn La, Điện Biên, Quảng Trị, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận…; Phát triển nhà máy sản xuất xơ sợi nhân tạo gắn với khu hóa dầu ở Nghi Sơn, Thanh Hóa.

Đồng thời, phát triển các cụm công nghiệp dệt may ở 7 vùng phù hợp, thuận lợi về nguồn cung cấp lao động, giao thông, cảng biển. Hà Nội và TP HCM đóng vai trò quan trọng nhất, được định hướng trở thành trung tâm thiết kế thời trang, sản xuất mẫu mã, cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu, công nghệ dệt may, phát triển sản phẩm cao cấp.

Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bứt tốc xuất khẩu nông sản cuối năm 2025

Bứt tốc xuất khẩu nông sản cuối năm 2025

Trước áp lực suy giảm từ thị trường toàn cầu, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tăng tốc xuất khẩu trong nửa cuối năm 2025. Loạt giải pháp điều hành linh hoạt đang được kỳ vọng sẽ giữ đà tăng trưởng và đưa kim ngạch xuất khẩu cán đích 65 tỷ USD.
Xuất khẩu nông sản là sân chơi của tiêu chuẩn

Xuất khẩu nông sản là sân chơi của tiêu chuẩn

Trong bối cảnh thị trường nhập khẩu siết chặt kiểm soát, doanh nghiệp Việt buộc phải thay đổi tư duy sản xuất. Tư duy tiêu chuẩn, minh bạch và liên kết đang trở thành “chìa khóa” để nông sản Việt tăng sức cạnh tranh và chinh phục người tiêu dùng toàn cầu.
Kinh tế giữ đà tăng trưởng trong thách thức

Kinh tế giữ đà tăng trưởng trong thách thức

Năm tháng đầu năm 2025, kinh tế Việt Nam tiếp tục khởi sắc dù đối mặt không ít áp lực. Các chỉ số vĩ mô ổn định, thu hút đầu tư tăng mạnh, xuất khẩu khởi sắc, cho thấy nền kinh tế đang duy trì động lực tăng trưởng tích cực, tạo tiền đề để bứt phá trong giai đoạn tới.
Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Dù thuế quan đã dần được xóa bỏ trong nội khối ASEAN, các rào cản phi thuế quan vẫn âm thầm cản bước doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ. Giải quyết bài toán này là chìa khóa để ASEAN tiến tới một cộng đồng kinh tế thật sự sâu rộng.
Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Nhu cầu tăng cao đối với nông sản sạch và minh bạch đang mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư bài bản về công nghệ, tiêu chuẩn, thương hiệu và nâng cấp toàn chuỗi giá trị.
M&A Summit 2025: Thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

M&A Summit 2025: Thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Chiều 26/6, Diễn đàn M&A Summit 2025 đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội), quy tụ đông đảo lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư trong và ngoài nước, với chủ đề “Tăng trưởng – Tái cấu trúc – Chuyển mình”.
Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Thị trường Nhật Bản khắt khe nhưng giàu tiềm năng đang mở ra hướng đi mới cho hàng Việt thông qua thương mại điện tử. Với tốc độ tăng trưởng mạnh, kênh online có thể trở thành “cửa ngách” hiệu quả giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng Nhật.
Phát triển Halal – đòn bẩy nâng tầm sản phẩm Việt

Phát triển Halal – đòn bẩy nâng tầm sản phẩm Việt

Nhận định của PGS.TS Đinh Công Hoàng không chỉ mang tính cảnh tỉnh mà còn mở ra hướng đi mới: phát triển ngành Halal có thể trở thành cú hích giúp doanh nghiệp Việt gia tăng giá trị, mở rộng thị trường và khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế toàn cầu.
Ngành dừa tỷ đô và nghịch lý nhập khẩu

Ngành dừa tỷ đô và nghịch lý nhập khẩu

Dù đứng trong nhóm năm quốc gia xuất khẩu dừa hàng đầu thế giới, nhưng nghịch lý thay, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, Việt Nam lại phải chi hơn 7 triệu USD để nhập khẩu sản phẩm từ dừa. Giá dừa tăng vọt, doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến, nông dân đua nhau trồng mới... nhưng bài toán phát triển bền vững cho toàn chuỗi vẫn đang bỏ ngỏ.
8 doanh nghiệp cá tra – basa Việt Nam được áp thuế 0% khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ

8 doanh nghiệp cá tra – basa Việt Nam được áp thuế 0% khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa công bố Kết luận cuối cùng đợt rà soát lần thứ 20 (POR20) thuế chống bán phá giá với cá tra – basa phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Kết quả cho thấy 8 doanh nghiệp Việt Nam được hưởng mức thuế 0% trong giai đoạn từ 1/8/2022 đến 31/7/2023.
Chớp thời cơ thuế ưu đãi, thủy sản bứt tốc xuất khẩu

Chớp thời cơ thuế ưu đãi, thủy sản bứt tốc xuất khẩu

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng mạnh nhờ tận dụng hiệu quả mức thuế tạm thời 10% từ Mỹ, với kim ngạch 5 tháng đầu năm vượt 4,3 tỷ USD. Doanh nghiệp đang nỗ lực đa dạng hóa thị trường, nâng chất lượng để giữ đà tăng trưởng bền vững.
Biến động địa chính trị và thương mại toàn cầu: Thách thức kép với xuất khẩu Việt Nam

Biến động địa chính trị và thương mại toàn cầu: Thách thức kép với xuất khẩu Việt Nam

Căng thẳng tại Trung Đông, chính sách thuế bất ổn từ Mỹ và sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đang tạo ra những biến số khó lường cho xuất khẩu Việt Nam. Trong bối cảnh cước vận tải leo thang, nguy cơ thiếu container và áp lực thời gian giao hàng gia tăng, doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc chiến lược logistics, đồng thời Bộ Công Thương cũng nhìn nhận rõ các điểm cần điều chỉnh trong chiến lược xuất nhập khẩu quốc gia giai đoạn tới.
Xuất khẩu sầu riêng và bài toán chất lượng bền vững

Xuất khẩu sầu riêng và bài toán chất lượng bền vững

Trước sự cố dư lượng kim loại nặng, ngành sầu riêng Việt Nam đang đẩy mạnh nâng chuẩn sản xuất, giám sát vùng trồng và kiểm soát an toàn thực phẩm để giữ vững đà tăng trưởng và uy tín trên thị trường xuất khẩu.
VASEP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải pháp bảo vệ ngành thủy sản xuất khẩu

VASEP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải pháp bảo vệ ngành thủy sản xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025, nhưng nguy cơ từ mức thuế đối ứng 46% của Mỹ có thể giáng một đòn nặng lên toàn ngành. Hiệp hội VASEP đã gửi văn bản khẩn tới Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành, kiến nghị có giải pháp bảo vệ ngành xuất khẩu mũi nhọn.
Chuyển đổi số HTX không thể làm theo phong trào

Chuyển đổi số HTX không thể làm theo phong trào

Không chỉ là bước thay đổi công nghệ, chuyển đổi số được ví như cuộc cách mạng sống còn của các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Việt Nam. Hành trình ấy đòi hỏi quyết tâm chính trị, nguồn lực đầu tư và lộ trình cụ thể để đưa nông sản Việt vươn xa toàn cầu.
Malaysia dỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam từ ngày 23/6/2025

Malaysia dỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam từ ngày 23/6/2025

Bắt đầu từ ngày 23/6/2025, Malaysia sẽ chính thức dỡ bỏ thuế chống bán phá giá và kết thúc các cuộc điều tra liên quan đến hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ hoặc được xuất khẩu từ Việt Nam và Hàn Quốc.
FTA mở rộng đường cho hàng Việt vươn xa

FTA mở rộng đường cho hàng Việt vươn xa

Các hiệp định thương mại tự do (FTA) mở ra cơ hội lớn giúp hàng Việt vươn xa. Doanh nghiệp cần chủ động nâng cao chất lượng, nắm chắc quy tắc xuất xứ và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế để tận dụng hiệu quả các ưu đãi từ cam kết đã ký.
Từ 1/7, số định danh cá nhân chính thức thay mã số thuế

Từ 1/7, số định danh cá nhân chính thức thay mã số thuế

Từ ngày 1/7/2025, số định danh cá nhân sẽ thay thế hoàn toàn mã số thuế đối với cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh. Đây là bước cải cách hành chính quan trọng nhằm đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí và tăng tính minh bạch trong quản lý thuế.
Tăng trưởng kinh tế và áp lực tái cấu trúc nền tảng

Tăng trưởng kinh tế và áp lực tái cấu trúc nền tảng

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt ít nhất 8% đòi hỏi Việt Nam phải giữ ổn định vĩ mô, cải thiện nội lực và chuyển đổi mô hình phát triển. Đồng thời thích ứng nhanh với biến động toàn cầu để duy trì đà phục hồi và nâng cao năng lực cạnh tranh dài hạn.
Cao su Việt Nam trước ngưỡng cửa chuyển mình

Cao su Việt Nam trước ngưỡng cửa chuyển mình

Xuất khẩu cao su Việt Nam khởi sắc nhờ giá tăng và nhu cầu phục hồi. Tuy nhiên quy định chống mất rừng của EU sắp có hiệu lực buộc ngành phải tái cấu trúc toàn diện chuỗi cung ứng để đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế.
Xuất khẩu thủy sản cần chiến lược dài hạn

Xuất khẩu thủy sản cần chiến lược dài hạn

Trước biến động chính sách thuế từ Mỹ, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang chuyển hướng linh hoạt, đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường và sản phẩm chế biến sâu. Đây không chỉ là giải pháp ứng phó ngắn hạn mà còn là chiến lược phát triển bền vững trong dài hạn.
Gạo Việt tìm chỗ đứng bền vững toàn cầu

Gạo Việt tìm chỗ đứng bền vững toàn cầu

Dù giá trị xuất khẩu giảm do giá thế giới biến động, gạo Việt vẫn giữ đà tăng trưởng về sản lượng, mở rộng thị trường và định vị rõ phân khúc chất lượng cao. Hướng đi phát thải thấp đang mở ra cơ hội mới cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam trên toàn cầu.
VNNPC bứt tốc mùa nắng nóng: Đảm bảo điện an toàn, vượt kế hoạch sản lượng

VNNPC bứt tốc mùa nắng nóng: Đảm bảo điện an toàn, vượt kế hoạch sản lượng

Bước vào mùa nắng nóng năm 2025, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã tạo dấu ấn mạnh mẽ khi đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn và liên tục cho 27 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc.
Vì sao sản xuất vàng miếng không nên là "cuộc chơi" của ngân hàng?

Vì sao sản xuất vàng miếng không nên là "cuộc chơi" của ngân hàng?

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) vừa đề xuất không nên để các ngân hàng thương mại tham gia sản xuất, kinh doanh vàng miếng. Đề xuất này không chỉ dựa trên cơ sở pháp lý, mà còn xuất phát từ những bài học thực tiễn và mục tiêu ổn định thị trường tài chính – tiền tệ trong dài hạn.
Đề xuất điều chỉnh quy định kinh doanh vàng miếng: Cần rõ vai trò và giảm rào cản thị trường

Đề xuất điều chỉnh quy định kinh doanh vàng miếng: Cần rõ vai trò và giảm rào cản thị trường

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam kiến nghị không mở rộng đối tượng tham gia sản xuất vàng miếng và đề xuất giảm điều kiện về vốn để tăng tính cạnh tranh, minh bạch thị trường.
Tiểu thương thời số hóa: Từ sổ tay đến máy tính tiền

Tiểu thương thời số hóa: Từ sổ tay đến máy tính tiền

Việc bắt buộc dùng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền khiến nhiều tiểu thương lo lắng. Nhưng nếu được hỗ trợ đúng cách, đây sẽ là cơ hội để hộ kinh doanh truyền thống thích nghi, đổi mới và vững vàng hơn trong môi trường số hóa ngày càng phát triển.
Hóa đơn điện tử: Hộ kinh doanh được hỗ trợ tối đa, chưa đặt nặng xử phạt

Hóa đơn điện tử: Hộ kinh doanh được hỗ trợ tối đa, chưa đặt nặng xử phạt

Dù còn không ít bỡ ngỡ trong thời gian đầu triển khai, việc áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền không làm xáo trộn hoạt động kinh doanh hay thay đổi nghĩa vụ thuế của các hộ kinh doanh. Ngành thuế chủ trương đồng hành, hỗ trợ thay vì xử phạt.
Nông sản Việt vững bước trên hành trình chất lượng

Nông sản Việt vững bước trên hành trình chất lượng

Trước yêu cầu ngày càng cao từ thị trường Trung Quốc, nông sản Việt đang từng bước chuyển mình theo hướng chuyên nghiệp và bền vững. Chuẩn hóa vùng trồng, minh bạch chuỗi cung ứng là chìa khóa để khẳng định thương hiệu nông sản Việt trên trường quốc tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động