OCOP tạo 'đòn bẩy' cho thương hiệu nông sản

Lào Cai là địa phương có nhiều nông sản đặc trưng. Nông sản Lào Cai bước đầu tạo được chỗ đứng trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Có được thành công này là nhờ đẩy mạnh Chương trình OCOP trong đó tập trung vào phát triển thương hiệu nông sản.
Phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn Thạch Thất (Hà Nội): Đẩy mạnh triển khai Chương trình OCOP tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn Thương hiệu nông sản - Bài toán gia tăng lợi nhuận trên đồng ruộng
OCOP tạo 'đòn bẩy' cho thương hiệu nông sản
Thương hiệu nông sản của tỉnh Lào Cai được tạo dựng từ khi tham gia OCOP.

Nông sản ‘lên hương’

Ông Chu Hoàng Nguyện, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Lào Cai cho biết: Tham gia chuỗi sản xuất sản phẩm OCOP, tư duy nhận thức của nông dân đã dần thay đổi, mạnh dạn tiếp cận khoa học công nghệ, nhất là công nghệ số, thương mại điện tử trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, nhiều chính sách hỗ trợ, phát triển sản phẩm OCOP đã trở thành bệ phóng cho nông sản ngày càng đạt chất lượng cao hơn, bắt nhịp với xu thế thương mại hóa toàn cầu.

Sau gần 3 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đã tạo động lực thúc đẩy kinh tế nông thôn vùng cao Lào Cai phát triển mạnh mẽ. Toàn tỉnh hiện có 123 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao đến 4 sao; có 71 doanh nghiệp, hợp tác xã với 266 sản phẩm đã gắn tem truy xuất nguồn gốc QR-Code, 60 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia tương tác, giới thiệu quảng bá nông sản trên hệ thống thương mại điện tử.

Đến nay, những sản phẩm nông sản đã được phát triển theo chuỗi giá trị hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt, góp phần xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, với một số huyện vùng cao có thế mạnh về nông nghiệp, chương trình OCOP đã tiếp thêm nguồn lực để thúc đẩy sản xuất phát triển.

Mường Khương, một trong những địa phương có tiềm năng phát triển nông nghiệp và đã hình thành các vùng chuyên canh rõ nét. Khi tham gia Chương trình OCOP đã tạo luồng sinh khí mới, khơi dậy tiềm năng nông nghiệp vốn có. Huyện hiện có 13 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có một số sản phẩm đã xây dựng được thương hiệu, có chỉ dẫn địa lý, được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu.

OCOP tạo 'đòn bẩy' cho thương hiệu nông sản
OCOP đã tạo cơ hội để quảng bá sản phẩm nông sản của Lào Cai

Ông Lê Thanh Hoa, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Mường Khương cho rằng, một số nông sản của Mường Khương ngày càng khẳng định giá trị, như gạo Séng cù, tương ớt Mường Khương, chè Tuyết Shan; dứa, chuối… Chương trình OCOP đã mở cánh cửa cho nông sản Mường Khương hội nhập với thị trường nông sản trong cả nước.

Không riêng Mường Khương, Chương trình OCOP đã lan tỏa hầu hết các địa phương, tạo động lực phát triển các vùng sản xuất gắn với cây, con chủ lực, thế mạnh của các ngành, nghề truyền thống, đặc sản địa phương. Đơn cử như huyện Bảo Yên, việc phát triển sản phẩm OCOP cũng dựa trên tiềm năng, thế mạnh của nông nghiệp địa phương.

Đến nay, huyện Bảo Yên đã có 11 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó mật ong Thanh Xuân, chè xanh Ô long Đại Hưng, tinh dầu quế Bảo Yên… không chỉ góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm, mà còn mang lại thu nhập cao hơn cho nông dân, doanh nghiệp tham gia trong chuỗi giá trị từ cung cấp nguyên liệu, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm.

Hầu hết khi tham gia chương trình OCOP, các chủ thể hướng đến sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng, đạt tiêu chuẩn theo quy định. Các tổ chức, cá nhân tham gia OCOP đều mong muốn sản phẩm làm ra được nâng tầm, khẳng định thương hiệu và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Hỗ trợ liên kết và xây dựng thương hiệu

Theo ông Vương Tiến Sỹ, Chi cục trưởng Chi cục quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản tỉnh Lào Cai, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh là một trong những hướng đi trọng tâm, mang lại hiệu quả, giúp nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường; đồng thời góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân, doanh nghiệp từ sản xuất nhỏ lẻ sang theo hướng tập trung, nhất là đã thực hiện chủ trương mỗi địa phương có một sản phẩm đặc thù.

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã hình thành các mô hình liên kết kinh tế, hợp tác xã nông nghiệp, phát triển vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa tập trung gắn với ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Theo đó, các cơ sở sản xuất dịch vụ OCOP đã xây dựng được chuỗi liên kết với hộ gia đình để thu mua nguyên liệu phục vụ sản xuất.

OCOP tạo 'đòn bẩy' cho thương hiệu nông sản
Gian hàng quảng bá nông sản và sản phẩm OCOP của tỉnh Lào Cai.

Bên cạnh đó, để nối dài cánh tay đưa các sản phẩm OCOP vươn xa thị trường, tỉnh xác định đòn bẩy quan trọng là quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại. Do vậy, ngành nông nghiệp và các địa phương đã tích cực định hướng cho các chủ thể sản xuất tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP tại 14 hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế.

Lào Cai cũng đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản. Theo thống kê của Sở Khoa học và Công nghệ, toàn tỉnh hiện có 72 sản phẩm, nhóm sản phẩm nông nghiệp được công nhận nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, điển hình là gạo Séng cù Mường Khương, Bát Xát; cá nước lạnh Sa Pa, rau an toàn Sa Pa; mận Bắc Hà; trứng vịt Sín Chéng, Si Ma Cai; thịt trâu sấy, lợn đen bản địa, gạo nếp Thẩm Dương, Văn Bàn; chuối, dứa, quế, các sản phẩm chè, hồng không hạt…

Lồng ghép hiệu quả các chính sách hỗ trợ từ OCOP nhằm đẩy mạnh xây dựng thương hiệu nông sản là giải phapr để Lào Cai nâng cao giá trị các nông sản đặc trưng. Từ đó, nông sản Lào Cai ngày càng có tính thương mại và cạnh tranh cao./.

Xúc tiến thương mại, nâng tầm thương hiệu nông sản thực phẩm Việt Xúc tiến thương mại, nâng tầm thương hiệu nông sản thực phẩm Việt
Thương hiệu nông sản - Bài toán gia tăng lợi nhuận trên đồng ruộng Thương hiệu nông sản - Bài toán gia tăng lợi nhuận trên đồng ruộng
Nông sản vươn xa nhờ chủ động xây dựng thương hiệu Nông sản vươn xa nhờ chủ động xây dựng thương hiệu
Sa Pa tích cực thực hiện Chương trình Sa Pa tích cực thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" gắn liền xúc tiến thương mại
Trọng Đạt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Dưa vàng Đồng Quê

Dưa vàng Đồng Quê

Do được canh tác theo hướng hữu cơ, tuân thủ các quy trình sản xuất sạch, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nên chất lượng quả dưa vàng Đồng Quê được khách hàng đánh giá cao.
Tinh bột nghệ vàng Bà Bé

Tinh bột nghệ vàng Bà Bé

Từ việc chế biến thô sơ nghệ miếng, cơ sở sản xuất tinh bột nghệ khô Bà Bé (xã Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội) đã vươn lên đạt được giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Từ đây, thương hiệu “Bột nghệ khô Bà Bé” được nhiều người biết tới.
Bánh ống Đông Thành

Bánh ống Đông Thành

Bánh ống Đông Thành truyền thống là sản phẩm OCOP 3 sao của Bến Tre. Bánh được quý khách hàng đón nhận và yêu thích bởi sự giòn tan của bánh béo bùi của nước cốt dừa và hương vị thơm ngon đặc trưng của hột gà khi kết hợp cùng các loại bột gạo, bột mì và bột năng.
Sẩn phẩm OCOP ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường

Sẩn phẩm OCOP ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường

Trong những năm qua, việc triển khai chương trình OCOP trên đã khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển…; góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Thương hiệu sản phẩm OCOP đã khẳng định được vị thế trên thị trường, tạo lòng tin với người tiêu dùng.
Hà Nội công nhận 104 sản phẩm OCOP đạt 4 sao

Hà Nội công nhận 104 sản phẩm OCOP đạt 4 sao

Ngày 4/3, Ủy ban nhân dân (UBND) TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 1147/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4 sao năm 2023.
Hà Nội: Khai mạc Hội chợ triển lãm, các sản phẩm làng nghề mộc, sinh vật cảnh Canh Nậu năm 2024

Hà Nội: Khai mạc Hội chợ triển lãm, các sản phẩm làng nghề mộc, sinh vật cảnh Canh Nậu năm 2024

Sáng ngày 2/3, "Triển lãm sản phẩm làng nghề mộc, sinh vật cảnh Xuân Giáp Thìn năm 2024” đã được khai mạc tại Khu trung tâm sân vận động Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Hưng Yên tập trung xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP

Hưng Yên tập trung xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP

Việc xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP tại tỉnh Hưng Yên đã đóng góp tích cực vào việc phát triển sản phẩm OCOP theo hướng đáp ứng nhu cầu về số lượng, nâng cao giá trị và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Đưa khoai lang Thanh An trở thành sản phẩm OCOP tiêu biểu của địa phương

Đưa khoai lang Thanh An trở thành sản phẩm OCOP tiêu biểu của địa phương

Với đặc tính dễ trồng, cho hiệu quả kinh tế cao, cây khoai lang đã trở thành cây trồng chủ lực vụ Đông, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân xã Thanh An, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên).
Gia tăng kênh tiêu thụ để sản phẩm OCOP vươn xa

Gia tăng kênh tiêu thụ để sản phẩm OCOP vươn xa

Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP đã bắt kịp xu thế, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm qua kênh thương mại điện tử mua sắm trực tuyến và giảm sự phụ thuộc vào phương thức bán hàng truyền thống. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, việc tiêu thụ các sản phẩm OCOP cũng còn những khó khăn nhất định cần khắc phục để sản phẩm OCOP vươn xa.
200 gian hàng tham gia Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2024

200 gian hàng tham gia Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2024

Tối 2/2, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm, tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2024.
Người dân nô nức mua sắm tại phiên chợ “Tết Xanh - Quà Việt” 2024

Người dân nô nức mua sắm tại phiên chợ “Tết Xanh - Quà Việt” 2024

Gần 1.000 sản phẩm nông sản, đặc sản xanh, sạch, đặc trưng, nguồn gốc rõ ràng của các vùng miền "hội tụ" tại Phiên chợ “Tết xanh - Quà Việt 2024” để phục vụ mùa Tết cho người dân Sài Gòn.
Khai mạc Hội chợ Xuân Giáp Thìn 2024: Giới thiệu sản phẩm của hơn 20 tỉnh thành trong cả nước

Khai mạc Hội chợ Xuân Giáp Thìn 2024: Giới thiệu sản phẩm của hơn 20 tỉnh thành trong cả nước

Ngày 30/1, tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã khai mạc Hội chợ Xuân Giáp Thìn năm 2024. Hội chợ thu hút đông đảo người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội đến tham quan và mua sắm Tết.
Hơn 250 gian hàng tham gia Hội chợ Xuân 2024 Đà Nẵng

Hơn 250 gian hàng tham gia Hội chợ Xuân 2024 Đà Nẵng

Hội chợ Xuân 2024 TP Đà Nẵng diễn ra từ ngày 23 - 28/1 thu hút hơn 250 gian hàng của hơn 150 doanh nghiệp ở Đà Nẵng và 11 tỉnh, thành phố.
Cơ hội quảng bá thương hiệu, sản phẩm đến người tiêu dùng Thủ đô

Cơ hội quảng bá thương hiệu, sản phẩm đến người tiêu dùng Thủ đô

Tối 27/1, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn và các đơn vị có liên quan tổ chức Hội chợ Xúc tiến quảng bá sản phẩm nông sản OCOP gắn kết quảng bá du lịch địa phương tại huyện Sóc Sơn.
Cà Mau công nhận 26 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao

Cà Mau công nhận 26 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao

Chương trình OCOP tỉnh Cà Mau đến nay đã trải qua 4 năm thực hiện, được triển khai đồng bộ, rộng khắp, các địa phương cũng chủ động triển khai một cách hiệu quả, trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới.
Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết du lịch, quảng bá văn hóa địa phương

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết du lịch, quảng bá văn hóa địa phương

Tối 26/1, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Lễ khai mạc “Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết du lịch, quảng bá văn hóa địa phương”, tại trục đường nội bộ khu DG02, thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội. Đây là sự kiện mang tính gắn kết khởi nguồn cho những sự kiện tiếp nối sau này.
Hơn 100 gian hàng tham gia Hội chợ hoa xuân, quảng bá sản phẩm OCOP huyện Phúc Thọ

Hơn 100 gian hàng tham gia Hội chợ hoa xuân, quảng bá sản phẩm OCOP huyện Phúc Thọ

Chiều 20/1, tại thị trấn Phúc Thọ, UBND huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thương mại Du lịch thành phố Hà Nội khai mạc Hội chợ hoa xuân, quảng bá sản phẩm làng nghề, nông sản phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 trên địa bàn huyện.
Bố trí 200 gian hàng tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2024

Bố trí 200 gian hàng tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2024

Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2024 sẽ diễn ra trong 6 ngày, từ ngày 1 đến hết 6/2/2024, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh.
Lâm Đồng: Lạc Dương có thêm nhiều sản phẩm được chứng nhận OCOP

Lâm Đồng: Lạc Dương có thêm nhiều sản phẩm được chứng nhận OCOP

Ngày 12/1, UBND huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) cho biết, đã phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao đợt 2 năm 2023.
Thanh Hoá: Tổ chức 100 gian hàng quảng bá, giới thiệu nông sản, sản phẩm OCOP dịp Tết Nguyên đán

Thanh Hoá: Tổ chức 100 gian hàng quảng bá, giới thiệu nông sản, sản phẩm OCOP dịp Tết Nguyên đán

Mới đây, UBND tỉnh có kế hoạch số 13/KH-UBND, ngày 9/1/2024 về Tổ chức không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Lâm Đồng: Bảo Lộc trao chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao cho các chủ thể

Lâm Đồng: Bảo Lộc trao chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao cho các chủ thể

Năm 2023, TP Bảo Lộc có 13 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao. Đây là những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, chủ lực có chất lượng và giá trị sử dụng cao.
Hà Nội tổ chức Lễ hội hoa đào, quất cảnh và sản phẩm OCOP Xuân Giáp Thìn 2024

Hà Nội tổ chức Lễ hội hoa đào, quất cảnh và sản phẩm OCOP Xuân Giáp Thìn 2024

Lễ hội hoa đào, quất cảnh và sản phẩm OCOP các vùng miền Xuân Giáp Thìn 2024 dự kiến diễn ra trong 7 ngày, từ 26/1 đến 1/2/2024.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
phu-dien-2
Phiên bản di động