Sơn La: Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch Nông nghiệp hữu cơ: Con đường không trải hoa hồng Cô gái rời thị thành về phố núi làm giàu từ nông nghiệp sạch |
Người dân đa dạng mô hình sản xuất nông nghiệp cho thu nhập cao. |
Quê hương mỗi ngày thêm trù phú
Từ một huyện khó khăn, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, huyện ven biển An Minh đã chuyển dần sang sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, biết khai thác bền vững vùng nuôi trồng, đa dạng các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cua, sò huyết, vẹm xanh và các loại cá khác, từ đó đã góp phần rất lớn trong phát triển kinh tế, làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn. Huyện sắp hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới khi đã có 9/10 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Nếu trước kia, người dân quan niệm ai nhiều đất, canh tác nhiều vụ, thu nhập mới cao, thì nay, câu chuyện làm giàu trên đất miệt thứ đã khác. Nông dân giờ đây quan tâm nhiều hơn đến nguồn gốc cây, con giống và mạnh dạn áp dụng khoa học kĩ thuật, chú trọng quy trình sản xuất theo hướng tăng năng suất, giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo đủ tiêu chuẩn ký liên kết bao tiêu.
An Minh có diện tích đất canh tác tương đối lớn, vùng tôm lúa khoảng 39.000 ha, vùng chuyên nuôi trồng thủy sản hơn 7.000 ha. |
Ông Bành Văn Tạo, ngụ tại ấp Kim Quy B, xã Vân Khánh là một trong những hộ mạnh dạn đầu tư gần 400 triệu đồng để chuyển sang nuôi tôm công nghiệp 2 giai đoạn, giúp gia đình ông tăng thu nhập từ 70 triệu đồng/ năm lên đến trên 300 triệu đồng/ năm.
Theo ông tạo: "Lúc trước nuôi quảng canh không thấy lời nên bây giờ chuyển qua nuôi công nghiệp được 3 năm, thấy lợi nhuận nhiều hơn nuôi quảng canh".
Năm nay huyện An Minh có khoảng 2.000 ha lúa được ký kết bao tiêu có đầu ra ổn định, trong đó có 500 ha lúa sản xuất theo hướng hữu cơ, tăng cả về năng suất và giá bán so với những năm trước. Toàn huyện cũng có hơn 40 hộ đã chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh sang nuôi tôm công nghiệp 2 giai đoạn với khoảng 60 ao nuôi cho thu nhập cao gấp nhiều lần trước đó.
Đầu tàu liên kết hợp tác
Huyện hiện có 50 hợp tác xã và mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó nhiều tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động hiệu quả.
Anh Nguyễn Văn Học, Giám đốc HTX Trung Sơn xã Vân Khánh cho biết: "Tôi thấy từ từ ở đây phát triển mô hình bền vững, thích hợp gần mé biển, độ mặn của mình".
An Minh có diện tích đất canh tác tương đối lớn, vùng tôm lúa khoảng 39.000 ha, vùng chuyên nuôi trồng thủy sản hơn 7.000 ha; sở hữu bãi bồi ven biển khoảng 19.000 ha và gần 1 ngàn 500 ha dưới tán rừng phòng hộ. Đây là những lợi thế để địa phương đa dạng các hình thức sản xuất nông nghiệp. Từ năm 2020 đến nay, An Minh đã triển khai áp dụng khoa học kỹ thuật vào nhiều mô hình sản xuất trên lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân...
An Minh có 500 ha lúa sản xuất theo hướng hữu cơ. |
Ông Nguyễn Hoàng Khải, Phó Chủ tịch UBND huyện An Minh cho biết: "Trong thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện tốt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chỉ đạo phát triển tốt các mô hình kinh tế hiện nay, nhân rộng thêm những mô hình hiệu quả để nâng cao thu nhập người dân. Hướng tới UBND huyện thực hiện mô hình tôm lúa hữu cơ, làm thế nào để nâng cao giá trị và áp dụng khoa học kỹ thuật cho tốt hơn".
Nếu như năm 2020 thu nhập bình quân đầu người của huyện An Minh mới đạt 51 triệu đồng/ người/ năm, thì chỉ sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 9, con số này đã tăng lên gần 60 triệu đồng/người/năm.
Năm 2021 ngành nông nghiệp đạt giá trị gần 6.500 tỷ đồng, đóng góp trên 70% tổng giá trị lĩnh vực kinh tế. Đây là những khởi sắc rõ nét của ngành nông nghiệp, một ngành đóng vai trò then chốt, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của địa phương./.