Những lợi thế khi chỉ sầu riêng tươi Việt Nam giữ vị trí độc tôn trên thị trường xuất khẩu

Ở thời điểm hiện tại, chỉ mình VN còn sầu riêng tươi để bán nên giá xuất khẩu vẫn đang rất thuận lợi. Dây là cơ hội để sầu riêng Việt Nam tiếp tục gia tăng kim ngạch tạo những kỷ lục xuất khẩu mới. Hiện nay, mọi sự chú ý đều tập trung vào những diễn biến của vụ sầu riêng Tây Nguyên đang tới kỳ thu hoạch.
Định vị cây tiền tỷ nhờ nâng tầm giá trị thương hiệu sầu riêng Bình Phước Sầu riêng xuất khẩu đạt kỷ lục cán đích 1 tỷ đô trước 4 tháng, biến số từ sầu riêng Tây Nguyên Sầu riêng Đắk Lắk gây sốt "hở ra là bị trộm" giờ thêm thương hiệu mới, giá lên đỉnh 100 nghìn đồng/kg
Thời điểm này Tây Nguyên bước vào vụ thu hoạch sầu riêng, giá tăng gần chạm mức 100 nghìn đồng/kg.
Thời điểm này Tây Nguyên bước vào vụ thu hoạch sầu riêng, giá tăng gần chạm mức 100 nghìn đồng/kg.

Giá tăng sầu riêng có cơ hội cán đích 1,5 tỷ USD

Chị Nguyễn Thu Hiền, ở TX.Buôn Hồ (Đắk Lắk), cho biết năm nay sầu riêng trúng mùa được giá nên bà con ở địa phương rất phấn khởi. Tuần này, thương lái báo giá sầu riêng Ri6 ổn định, loại tốt từ 55.000 - 58.000 đồng/kg. Hôm qua, giá sầu riêng dona tiếp tục tăng 2.000 - 3.000 đồng lên 92.000 - 96.000 đồng/kg; hàng mua xô cũng từ 75.000 - 85.000 đồng/kg. So với cùng kỳ năm trước hiện giá tăng hơn 20.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, giá tăng cao không chỉ khiến thương lái tranh mua tranh bán mà còn phát sinh nhiều vấn đề an ninh trật tự. Khoảng một tháng nay, nhà ai có vườn hoặc dù chỉ có vài cây sầu riêng cũng phải cử người canh giữ suốt ngày. Đặc biệt vào ban đêm phải mắc võng ngủ canh để chống mất trộm. Nhà ai có vườn rộng phải thuê mướn thêm người bảo vệ.

Hiện tại, với mỗi héc ta sầu riêng, bà con nông dân có thể thu lãi từ 1,5 đến 2 tỷ đồng/vụ.
Hiện tại, với mỗi héc ta sầu riêng, bà con nông dân có thể thu lãi từ 1,5 đến 2 tỷ đồng/vụ.

Cách đây nửa tháng, một trong những người có vườn sầu riêng lớn nhất VN là ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai, cho biết bán xô 500 tấn sầu riêng giá 77.000 đồng/kg. Đây là thời điểm "vụ nghịch tự nhiên" mà chỉ có VN có sầu riêng tươi để xuất khẩu nên giá sẽ rất tốt.

"Mặt hàng sầu riêng vẫn còn nhiều tiềm năng ở thị trường Trung Quốc vì ở nước này mới chỉ có số ít người lần đầu được thưởng thức hương vị của sầu riêng. Sầu riêng lại là trái cây gây nghiện, ai ăn được rồi sẽ tiếp tục ăn. Bản thân tôi trước đây cũng không ăn được sầu riêng, đến giờ thì tôi là người rất mê món này. Bên cạnh đó, không chỉ có người Trung Quốc mà người dân nhiều quốc gia khác cũng đang bắt đầu ăn món này. Người gốc Hoa cũng có mặt khắp thế giới", ông Đức nói.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả VN (VINAFRUIT), cho biết: Tính đến tháng 6/2023, xuất khẩu sầu riêng đã đạt 915 triệu USD; ước tính đến hết tháng 8, con số này có thể lên tới 1,2 tỉ USD. Hiện tại, vùng sản xuất sầu riêng lớn nhất nước là Tây nguyên đang vào vụ thu hoạch rộ. Trong khi đó, sầu riêng các nước khác đang vào cuối vụ, sản lượng hạn chế hoặc chỉ còn sản phẩm đông lạnh. Chính vì vậy, sầu riêng tươi của VN càng có nhiều cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu trong những tháng cuối năm. Giá trị xuất khẩu cả năm 2023 có thể vượt 1,5 tỉ USD.

Dù có lợi thế, Việt Nam cần chú trọng chất lượng sầu riêng

Hiện nay, chỉ Việt Nam còn sầu riêng tươi xuát khẩu sang Trung Quốc, do các nước khác đã kết thúc vụ thu hoạch. Đây là lợi thế để Việt nam gia tăng sản lượng, tăng giá trị kim ngạch. Tuy nhiên, để phát huy lợi thế, Việt Nam cần nâng cao chất lượng sầu riêng để tạo dựng uy tín và thương hiệu trên thị trường.

Tại tỉnh Đắk Lắk, thời điểm này đang vào vụ thu hoạch sầu riêng. Các loại sầu riêng như Ri6, dona hiện tại được thu mua tại vườn có thể là từ 80.000 đến hơn 100.000 đồng/kg – cao nhất từ trước đến nay. Do vậy, cả người dân và chính quyền địa phương đều đang tăng cường các biện pháp để đảm bảo một mùa vụ sầu riêng an toàn, hiệu quả.

Kiểm tra kích thước, cân nặng và chất lượng sầu riêng trước khi đóng gói xuất khẩu tại huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk).
Kiểm tra kích thước, cân nặng và chất lượng sầu riêng trước khi đóng gói xuất khẩu tại huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk).

Toàn tỉnh Đắk Lắk có hơn 300 cơ sở thu mua sầu riêng. Hàng nghìn nhân công từ khắp nơi đến thực hiện công tác thu hái, mua bán sầu riêng… có cả yếu tố người nước ngoài. Từ đây đến hết tháng 10 là thời điểm thu hoạch sầu riêng, lực lượng chức năng sẽ tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, thiết lập đường dây nóng, nhằm giải quyết những tranh chấp và ngăn chặn mọi hành vi vi phạm pháp luật trong vụ sầu riêng năm nay.

Hiện tại, với mỗi héc ta sầu riêng, bà con nông dân có thể thu lãi từ 1,5 đến 2 tỷ đồng/vụ mùa, gấp đôi hoặc hơn so với những năm trước. Giá trị ngày càng cao của loại trái cây này khiến tình trạng trộm cắp diễn ra khá nhiều, nên các hộ gia đình phải tăng cường biện pháp tự bảo vệ cho vườn sầu riêng nhà mình. Chính quyền địa phương cũng đã lập các Tổ công tác đặc biệt đảm bảo an ninh trật tự trên các địa bàn thu mua sầu riêng.

Theo TS Võ Hữu Thoại, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, Thái Lan là nước xuất khẩu chính sầu riêng tươi cho Trung Quốc còn Malaysia là nước xuất sầu riêng đông lạnh chất lượng cao. Để tăng cạnh tranh, Thái Lan quyết định tự nâng tiêu chuẩn chất lượng sầu riêng xuất khẩu với chất khô tối thiểu phải đạt 35%, thay vì 32% như các năm trước. Chất khô trong quả tăng thì nước ít đi như vậy quả sầu riêng sẽ chắc và ngon hơn. Philippines đã có được Nghị định thư để xuất khẩu sầu riêng tươi sang Trung Quốc với 50.000 tấn sầu riêng trong năm nay. Như vậy, nước này sẽ trở thành một trong ba nhà cung cấp sầu riêng tươi lớn cho thị trường Trung Quốc, cùng với Thái Lan và VN.

Trung Quốc vẫn chưa thành công trong việc trồng sầu riêng là điều đáng mừng với những nước xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với VN cần phải củng cố, nâng cao niềm tin về chất lượng sản phẩm của mình không chỉ ở Trung Quốc mà ngay cả thị trường tiêu thụ nội địa của 100 triệu dân. Bên cạnh đó, ngoài thị trường truyền thống thì việc mở rộng thị trường mới tại các nước có nhiều người Việt và người Hoa sinh sống là cần thiết. Riêng cộng đồng người Việt ở nước ngoài có trên 5,3 triệu người, trong đó tại Mỹ hơn 2 triệu người cũng là thị trường tiềm năng của sầu riêng VN trong tương lai./.

Khánh Ngân

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thương hiệu hồ tiêu Việt trước cơ hội dẫn dắt chuỗi cung ứng toàn cầu

Thương hiệu hồ tiêu Việt trước cơ hội dẫn dắt chuỗi cung ứng toàn cầu

Giá hồ tiêu thế giới biến động mạnh, nguồn cung thiếu hụt đang tạo ra cơ hội hiếm có để hồ tiêu Việt Nam khẳng định vị thế và dẫn dắt chuỗi cung ứng toàn cầu. Đã đến lúc doanh nghiệp Việt cần chuyển từ xuất khẩu thô sang xây dựng thương hiệu giá trị cao để khai thác bền vững tiềm năng hàng đầu thế giới.
Trái cây Việt tìm chỗ đứng bền vững toàn cầu

Trái cây Việt tìm chỗ đứng bền vững toàn cầu

Sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng quốc tế mở ra cơ hội lớn cho ngành trái cây Việt Nam. Tuy nhiên, để sản phẩm vươn xa, Việt Nam cần tháo gỡ các nút thắt về thương hiệu, tiêu chuẩn kỹ thuật, logistics và công nghệ chế biến.
Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Từ năm 2026, cà phê và cao su Việt Nam muốn tiếp cận thị trường EU buộc phải truy xuất nguồn gốc bằng tọa độ đa giác. Đây không chỉ là yêu cầu pháp lý bắt buộc mà còn là cơ hội để khẳng định uy tín và chuẩn hóa chuỗi cung ứng nông sản theo tiêu chuẩn toàn cầu.
Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Việc Việt Nam và Trung Quốc ký kết hai nghị định thư xuất khẩu chanh leo và ớt tươi đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho nông sản Việt khi bước vào sân chơi minh bạch, bền vững và hội nhập. Trong đó, cơ chế hậu kiểm được xem như "tấm vé" bắt buộc giúp duy trì uy tín, nâng cao giá trị thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Herbalife Việt Nam đoạt giải “Top Công nghiệp 4.0” năm thứ 3 liên tiếp nhờ ứng dụng số VNHUB

Herbalife Việt Nam đoạt giải “Top Công nghiệp 4.0” năm thứ 3 liên tiếp nhờ ứng dụng số VNHUB

Herbalife Việt Nam, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và thể chất, vừa được trao tặng giải thưởng “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam 2025” ở hạng mục “Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và giải pháp công nghệ Công nghiệp 4.0” với Ứng dụng Herbalife VNHUB (trước đây có tên My VNClub).
Cơ hội và chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia trong thời đại số

Cơ hội và chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia trong thời đại số

Từ Diễn đàn Kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc bên lề Hội nghị WEF Thiên Tân 2024, những tín hiệu hợp tác chiến lược giữa các tập đoàn công nghệ hàng đầu hai nước đang mở ra một không gian phát triển mới cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu Việt. Đặc biệt, chiến lược "Hybrid AI" của VNPT không chỉ là một sáng kiến công nghệ, mà còn có thể trở thành hạt nhân của làn sóng “Make in Vietnam” mới – một trục phát triển bền vững, có chủ quyền công nghệ và định vị rõ thương hiệu quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Tâm Thắng – Xã nông thôn mới kiểu mẫu về chuyển đổi số

Tâm Thắng – Xã nông thôn mới kiểu mẫu về chuyển đổi số

Xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút là địa phương đầu tiên của tỉnh Đắk Nông vinh dự đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về chuyển đổi số. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân Tâm Thắng, mà còn mở ra một hướng đi mới đầy triển vọng cho nông thôn Tây Nguyên trong kỷ nguyên số.
Vinh Quang Việt Nam 2025: TH true MILK – Khát vọng Việt từ ly sữa tươi sạch

Vinh Quang Việt Nam 2025: TH true MILK – Khát vọng Việt từ ly sữa tươi sạch

Tại lễ trao giải “Vinh Quang Việt Nam 2025”, Tập đoàn TH là một trong 13 tập thể tiêu biểu được vinh danh, là minh chứng sống động cho tinh thần “tự hào và khát vọng” – không chỉ là chủ đề xuyên suốt chương trình, mà còn là sợi chỉ đỏ trong 15 năm hành trình kiến tạo của doanh nghiệp.
Nhân Cơ – Xã nông thôn mới kiểu mẫu từ nền tảng giáo dục

Nhân Cơ – Xã nông thôn mới kiểu mẫu từ nền tảng giáo dục

Nhân Cơ – một xã nhỏ thuộc huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông – từ lâu vốn yên ả giữa núi rừng Tây Nguyên. Nhưng ít ai ngờ rằng chính nơi đây lại trở thành điểm sáng với danh hiệu “xã nông thôn mới kiểu mẫu” – một trong hai xã đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn này. Điều đặc biệt hơn cả: Nhân Cơ chọn lấy giáo dục làm nền tảng phát triển bền vững.
Kiến tạo nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nâng tầm giá trị thương hiệu Việt

Kiến tạo nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nâng tầm giá trị thương hiệu Việt

Trong kỷ nguyên mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định quyết tâm thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và thế hệ nông dân văn minh. Đây không chỉ là định hướng phát triển bền vững mà còn là cơ hội vàng để các thương hiệu nông sản Việt, đặc biệt là sản phẩm OCOP, bứt phá trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hồn quê xứ Đoài trong vị cà dầm tương mặn ngọt

Hồn quê xứ Đoài trong vị cà dầm tương mặn ngọt

“Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”. Cà dầm tương – món ăn dân dã nhưng từng là đặc sản tiến vua – nay là niềm tự hào ẩm thực của xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội, mang hồn quê xứ Đoài. Từ quả cà bát căng mọng, món ăn này chinh phục thực khách trong nước và trời Âu.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Động lực nâng tầm thương hiệu quốc gia

Kiểm soát thương mại chiến lược: Động lực nâng tầm thương hiệu quốc gia

Ông Nguyễn Anh Sơn – Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, kiểm soát hiệu quả hàng hóa chiến lược là điều kiện tiên quyết để bảo vệ lợi ích quốc gia, thúc đẩy hợp tác quốc tế và khẳng định Việt Nam là đối tác thương mại tin cậy, an toàn trên toàn cầu.
Liên kết chuỗi giá trị nâng tầm thương hiệu dừa Việt

Liên kết chuỗi giá trị nâng tầm thương hiệu dừa Việt

Dù gặp khó về nguyên liệu, ngành dừa Việt vẫn khẳng định vị thế xuất khẩu nhờ chế biến sâu và định vị lại chuỗi giá trị. Liên kết vùng trồng với sản xuất, tiêu thụ đang mở ra hướng phát triển bền vững cho thương hiệu dừa trên thị trường quốc tế.
Gìn giữ thương hiệu Việt giữa sóng hội nhập

Gìn giữ thương hiệu Việt giữa sóng hội nhập

Nhiều thương hiệu Việt đã khẳng định tên tuổi toàn cầu, nhưng lại dễ bị chiếm đoạt vì thiếu đăng ký bảo hộ. Giữa hội nhập sâu rộng, bảo vệ sở hữu trí tuệ không còn là lựa chọn, mà là điều kiện sống còn để giữ vững giá trị hàng Việt.
Việt Nam vững bước với cà phê xanh

Việt Nam vững bước với cà phê xanh

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang dịch chuyển mạnh mẽ về phía các tiêu chuẩn phát triển bền vững, cà phê Việt Nam không chỉ chứng minh được năng lực cạnh tranh nhờ sản lượng và giá trị xuất khẩu kỷ lục, mà còn khẳng định vai trò tiên phong trong chuyển đổi xanh. Những sáng kiến thay đổi từ gốc rễ, cùng nỗ lực canh tác có trách nhiệm, đang giúp ngành cà phê Việt vững vàng trước thách thức và mở ra triển vọng bứt phá trên bản đồ cà phê thế giới.
Giữ bản sắc để làm nên thương hiệu báo chí

Giữ bản sắc để làm nên thương hiệu báo chí

Trong dòng chảy thông tin dồn dập, việc định vị bản sắc và xây dựng thương hiệu riêng đang trở thành yếu tố sống còn để báo chí giữ vững vị trí và phát huy vai trò là phương tiện thông tin thiết yếu trong đời sống xã hội hiện đại.
Nhãn hiệu quốc tế: Tấm hộ chiếu cho thương hiệu Việt

Nhãn hiệu quốc tế: Tấm hộ chiếu cho thương hiệu Việt

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế giúp doanh nghiệp Việt bảo vệ thương hiệu, tránh bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và nâng cao giá trị xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và cạnh tranh gay gắt trên thị trường toàn cầu.
Ford Việt Nam mở rộng Dịch vụ lưu động 4 giờ hoặc miễn phí tại TP. Hồ Chí Minh

Ford Việt Nam mở rộng Dịch vụ lưu động 4 giờ hoặc miễn phí tại TP. Hồ Chí Minh

Với định hướng “lấy khách hàng làm trung tâm”, Ford Việt Nam không ngừng khảo sát thực tế, tối ưu quy trình và cải thiện hành trình sở hữu xe. Trong số những sáng kiến nổi bật, Dịch vụ Lưu động 4 giờ – phát triển từ nhu cầu thực tiễn – đã phục vụ hàng nghìn khách hàng tại Hà Nội và nay chính thức được mở rộng đến TP.HCM.
Kiểm tra cadimi trong phân bón là mấu chốt bảo vệ thương hiệu sầu riêng Việt

Kiểm tra cadimi trong phân bón là mấu chốt bảo vệ thương hiệu sầu riêng Việt

Sau khi đối mặt với thông tin tiêu cực về hàm lượng kim loại nặng cadimi và nguy cơ bị siết kiểm dịch từ thị trường Trung Quốc, mặt hàng sầu riêng Việt Nam đã ghi nhận bước ngoặt tích cực. Bộ Nông nghiệp và Môi trường không chỉ kịp thời phối hợp với Hải quan Trung Quốc để duy trì “luồng xanh”, mà còn chủ động triển khai giải pháp kiểm soát chất lượng đầu vào, trong đó có vấn đề truy xuất nguồn gốc và kiểm tra phân bón nhập khẩu.
Từ chất lượng đến bền vững: Gạo Việt chuyển mình

Từ chất lượng đến bền vững: Gạo Việt chuyển mình

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đang dần chuyển hướng sang ưu tiên chất lượng và lựa chọn các thị trường khó tính để giảm thiểu rủi ro từ biến động thương mại, đồng thời nâng tầm thương hiệu gạo Việt trên trường quốc tế.
Đổi mới sáng tạo – Chìa khóa nâng tầm thương hiệu Việt

Đổi mới sáng tạo – Chìa khóa nâng tầm thương hiệu Việt

Thương hiệu Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế thế giới nhờ sự vào cuộc đồng bộ của Nhà nước và nỗ lực đổi mới sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp. Những tập đoàn lớn như Viettel, Vinamilk, FPT… đã tiên phong mở rộng ảnh hưởng quốc tế, góp phần nâng cao giá trị Thương hiệu Quốc gia, hiện được Brand Finance xếp hạng 32 toàn cầu với trị giá 507 tỷ USD năm 2024.
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Vải thiều Bắc Giang đã tạo dựng được chuỗi giá trị mẫu mực

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Vải thiều Bắc Giang đã tạo dựng được chuỗi giá trị mẫu mực

Chiều 11/5, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra mô hình sản xuất vải thiều xuất khẩu tại huyện Tân Yên và làm việc với UBND tỉnh Bắc Giang. Trọng tâm buổi làm việc nhằm bàn thảo các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ vải thiều niên vụ 2025, đảm bảo ổn định thị trường nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu.
Sâm Ngọc Linh – Mũi nhọn chiến lược đưa Quảng Nam thành trung tâm dược liệu quốc gia

Sâm Ngọc Linh – Mũi nhọn chiến lược đưa Quảng Nam thành trung tâm dược liệu quốc gia

Ngày 10/5, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng Bộ Y tế tổ chức hội nghị triển khai Quyết định 463/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án “Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực”. Đây là bước đi chiến lược nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển ngành dược liệu bền vững, hiện đại.
Ngành yến Việt Nam: Cơ hội và thách thức từ thị trường Trung Quốc

Ngành yến Việt Nam: Cơ hội và thách thức từ thị trường Trung Quốc

Ngày 8/5, Hội nghị triển khai Nghị định thư xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc đã nêu rõ cơ hội và thách thức đối với ngành yến Việt Nam, đặc biệt là vấn đề chất lượng, yến giả và cạnh tranh từ các quốc gia khác. Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế để thành công trên thị trường này.
Xây dựng thương hiệu “Thanh long Sơn La”

Xây dựng thương hiệu “Thanh long Sơn La”

Việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Thanh long Sơn La”, được tỉnh chú trọng, sản phẩm quả thanh long ngày càng được thị trường trong và ngoài nước đón nhận, tạo sự liên kết các doanh nghiệp, hợp tác xã, đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
Nghề gốm Biên Hòa đổi mới để phát triển trong thời đại mới

Nghề gốm Biên Hòa đổi mới để phát triển trong thời đại mới

Nghề gốm Biên Hòa, với bề dày lịch sử và giá trị văn hóa đặc sắc, đang đối mặt với nhiều thách thức trong thời kỳ hội nhập. Để phát triển mạnh mẽ và giữ gìn bản sắc, ngành gốm cần đổi mới và sáng tạo. Cùng khám phá những giải pháp giúp gốm Biên Hòa vươn xa và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động