Bệnh gout (gút)
Bệnh gout (gút) hay còn gọi thống phong, là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể, sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Với người bị bệnh gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân.
Bệnh gout đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, người bệnh thường xuyên bị đau đớn đột ngột giữa đêm và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp khác ở chân (như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay), cả cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng.
Tỷ lệ mắc bệnh gout là khoảng 1/200 người trưởng thành. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi người, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, nam giới từ 30–50 tuổi và phụ nữ trong giai đoạn sau mãn kinh thường mắc bệnh này nhiều hơn. Bệnh ít khi xảy ra ở người trẻ và trẻ em.
Tuy bệnh gout có thể làm cho người bệnh căng thẳng, đau đớn và mất ngủ nhưng gout là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng thuốc cũng như phòng ngừa đợt cấp bằng việc thay đổi chế độ ăn.
Nhiều dược liệu dân gian đã được kiểm chứng là có tác dụng tích cực trong điều trị bệnh gout. Các loại nguyên liệu này thường rất an toàn, không có tác dụng phụ đối với cơ thể. Vì vậy, người bệnh hoàn toàn có thể an tâm sử dụng các thảo dược này để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Ví dụ như:
Lá tía tô
Tía tô là thảo dược tự nhiên được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp và cả bệnh gout. Theo y học cổ truyền, thảo dược này có tính ấm, giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể, tạo điều kiện để đưa máu cùng các dưỡng chất đến nuôi dưỡng tổn thương tại khớp bị bệnh. Bên cạnh đó, lá tía tô còn có tác dụng kháng viêm, tiêu thũng, giúp giảm sưng đau tại khớp một cách an toàn mà không gây ra bất kì tác dụng phụ nào.
Lá tía tô là một trong những loại thảo dược trị gout hiệu quả
Nghiên cứu hiện đại cũng đã chỉ ra, trong thành phần của lá tía tô chứa hàm lượng vitamin A, C khá phong phú cùng nhiều dưỡng chất khác. Chúng có tác dụng kháng khuẩn, làm giảm axit uric dư thừa trong máu, kích thích tái tạo tổn thương ở mô sụn và khớp, đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Để điều trị bệnh gout, thảo dược này được sử dụng theo đường uống trong và đắp ngoài. Kết hợp cả hai cách giúp đẩy nhanh hiệu quả chữa bệnh.
Bài thuốc sắc chữa bệnh gout từ lá tía tô:
Lá tía tô tươi đem rửa sạch, phơi khô
Mỗi ngày lấy 1 nắm nhỏ đem hãm với 300ml nước uống thay trà
Sử dụng liên tục một thời gian để ổn định nồng độ axit trong máu và cải thiện tình trạng sưng đau tại khớp.
Dùng tía tô làm thuốc đắp
Nhặt lá và ngọn non của cây tía tô
Đem rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng 15 phút
Bỏ lá tía tô vào trong cối giã nát rồi đắp lên khớp bị gout
Lấy băng gạc ý tế cuốn lại để giữa lá tía tô cố định tại khớp trong 30 phút
Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Lá trầu không
Lá trầu không cũng là một trong những loại thảo dược trị gout dễ kiếm. Trong thành phần của thảo dược này có chứa đến 2,4% là tinh dầu, bao gồm nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm, giảm đau tự nhiên. Sử dụng đúng cách có thể giúp hỗ trợ giảm sưng đau khớp gối, giảm thiểu sự lệ thuộc vào thuốc tây.
Một số nghiên cứu cũng có thấy, các chất trong lá trầu có khả năng trung hòa axit, giúp đưa lượng axit uric trong máu trở về ngưỡng an toàn. Để trị bệnh, lá trầu thường được kết hợp chung với dừa xiêm. Cách khác có thể dùng lá trầu làm thuốc đắp ngoài tổn thương. Tốt nhất là dùng lá trầu bánh tẻ, loại không quá non cũng chưa quá già để làm thuốc bởi lúc này dược tính trong lá là tốt nhất.
Cách 1: Kết hợp lá trầu với nước dừa
Chuẩn bị 100 gram lá trầu tươi và 1 quả dừa xiêm
Trước tiên hãy rửa sạch lá trầu, để ráo nước rồi thái nhỏ
Dừa xiêm chặt một đầu rồi nhét lá trầu vào bên trong, ngâm trong 30 phút
Thực hiện bài thuốc này mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng, rót uống rồi chờ đến khi đi tiểu mới ăn sáng
Theo kinh nghiệm dân gian bạn nên uống nước dừa lá trầu trong 7 – 10 ngày liên tục để làm giảm axit uric, cải thiện các triệu chứng của bệnh gout.
Cách 2: Dùng lá trầu làm thuốc đắp
Lá trầu sau khi rửa sạch, bỏ vào cốt giã nát
Đắp trực tiếp bên ngoài khớp bị tổn thương
Để ít nhất 30 phút cho các hoạt chất phát huy tác dụng mới rửa sạch lại
Kiên trì đắp thuốc mỗi ngày 2 – 3 lần để khớp nhanh lành
Lá sa kê
Cây sa kê thường được người dân sử dụng để lấy bóng mát, quả có thể ăn được và lá thường được sử dụng làm thuốc. Theo y học cổ truyền, lá sa kê có tính chất lợi tiểu, giúp tăng cường đào thải axit uric dư thừa ra ngoài theo đường nước tiêu, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa bệnh gout tái phát.
Bên cạnh đó, lá sa kê còn chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng kháng viêm, giảm thiểu tổn thương ở khớp dưới tác động của tinh thể muối urat và các gốc tự do.
Lá sa kê có tác dụng lợi tiểu, tăng khả năng đào thải axit uric dư thừa cho bệnh nhân bị gout
Cách sử dụng:
Mỗi ngày lấy 2 cái lá sake già đã ngả sang màu vàng đem nấu với 1 lít nước
Đun sôi trong 10 phút thì tắt bếp
Gạn ra uống vài lần trong ngày cho hết
Cây sói rừng
Cây sói rừng được y học cổ truyền sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc điều trị bệnh gout. Thảo dược này được ghi nhận là có tính bình, vị cay, có tác dụng tiêu thũng, chỉ thống, diệt khuẩn, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Bệnh nhân bị gout có thể tận dụng cây sói rừng như một phương thuốc giảm đau, chống sưng viêm tại khớp một cách tự nhiên.
Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra trong lá cây sói rừng chứa hoạt chất kháng khuẩn mạnh mẽ, có thể chống nhiễm trùng cho khớp. Sử dụng chiết xuất từ thảo dược này cũng mang đến hiệu quả chống viêm lên đến 97,6%. Từ lâu, y học cổ truyền Trung Quốc cũng đã dùng cây sói rừng bào chế thành thuốc tiêm bắp được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp.
Bộ phận được thu hái làm thuốc trị bệnh gout của cây sói rừng đó chính là phần rễ của cây. Sau khi đào rễ về, người bệnh đem rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô tích trữ sắc uống.
Cách sử dụng:
Chuẩn bị 15 – 30 gram rễ cây sói rừng
Rửa sạch dược liệu, bỏ vào ấm sắc với 1 lít nước trong 20 phút
Gạn uống nhiều lần trong ngày khi còn ấm, mỗi ngày 1 thang.
Cây lược vàng
Cây lược vàng được ca tụng như một loại thần dược vì có khả năng chữa được nhiều bệnh như đái tháo đường, ung thư, viêm đường hô hấp, đau dạ dày, viêm khớp và cả bệnh gout.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, trong thành phần của thảo dược này chứa nhiều flavonoid và steroid. Những chất này được biết đến với tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, bảo vệ các mô sụn và xương trước sự tấn công của vi khuẩn, tinh thể muối urat hay các gốc tự do.
Tất cả các bộ phận của cây đều được sử dụng làm thuốc trị gout. Trong đó, bài thuốc ngâm rượu từ thân cây lược vàng được sử dụng phổ biến nhất.
Cây lược vàng được sử dụng ngâm rượu chữa bệnh gout
Cách thực hiện:
Chuẩn bị thân cây lược vàng già, rượu ngon loại trên 40 độ và bình ngâm rượu bằng thủy tinh.
Dược liệu đem rửa sạch, cắt thành các đốt ngắn
Bỏ lược vàng vào bình thủy tinh, sau đó đổ ngập rượu ngâm trong 10 ngày liền. Nên bỏ bình rượu nơi có bóng tối để không làm ảnh hưởng đến dược tính của thuốc.
Để điều trị gout, mỗi ngày lấy 25 giọt rượu lược vàng uống
Một liệu trình điều trị kéo dài 10 ngày, sau đó nghỉ 1 tuần. Nếu các triệu chứng bệnh chưa dứt thì tiếp tục chuyển qua liệu trình mới
Cây lá lốt
Lá lốt vừa là thực phẩm, vừa là thảo dược trị gout đang được ưa chuộng. Một số hoạt chất được tìm thấy trong loại cây này có khả năng tiêu viêm, xoa dịu cơn đau nhức tại khớp – triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh gout.
Cùng với đó, đặc tính ấm của lá lốt còn có tác dụng hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, chống ứ trệ khí huyết, giúp tổn thương viêm tại khớp bị bệnh nhanh chóng được chữa lành. Người bệnh có thể sử dụng thảo dược này theo hình thức sắc uống hoặc ngâm chân đều được.
Bài thuốc sắc uống trị gout từ lá lốt
Chuẩn bị 5 – 10g cây lá lốt khô ( dùng thân và lá ). Nếu sử dụng dược liệu tươi thì tăng gấp đôi liều dùng.
Rửa sạch dược liệu, đem sắc với 3 bát nước đến khi cạn còn 1 bát
Chia uống 2 lần trong 10 ngày liên tục
Thời điểm dùng thuốc tốt nhất là sau bữa ăn chính 30 phút.
Thuốc ngâm chân:
Dùng 30 gram thân và lá lốt
Đem tất cả nấu với 1 lít nước
Đun sôi khoảng 10 phút rồi bỏ vào 1 thìa muối, quậy tan
Gạn nước ra chậu, chờ cho nước còn hơi âm ấm thì bỏ chân vào ngâm
Thực hiện hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ giúp tuần hoàn máu, giảm đau nhức khớp, làm ấm cơ thể, mang đến cho người bệnh một giấc ngủ ngon hơn.
Lưu ý
Khi chữa gout bằng thuốc nam, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
Sử dụng các nguyên liệu thuốc nam sạch, có nguồn gốc an toàn, không bị nhiễm thuốc hóa học, trừ sâu để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng kết hợp thuốc tây y cùng với thuốc nam.
Có chế độ dinh dưỡng phù hợp như hạn chế ăn thịt đỏ, nhiều đạm. Đồng thời tăng cường ăn các loại hoa quả, rau xanh, thực phẩm hữu cơ…
Không sử dụng chất kích thích, thuốc lá
Uống nhiều nước, hạn chế lao động nặng để tránh làm tổn thương nặng các vùng khớp tay, chân.