“Cửu long tranh châu” là một tác phẩm bonsai sanh cổ thụ độc đáo. |
“Cửu long tranh châu” là một tác phẩm bonsai nghệ thuật thuộc dòng cây sanh cổ xuất hiện lần đầu tiên tại Triển lãm tại Triển lãm Sinh Vật Cảnh Việt Nam chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Dáng cây mô tả chín con rồng đang tranh nhau một viên ngọc. Tác phẩm này được coi là độc nhất vô nhị cả về tuổi đời của cây, lịch sử, sự bề thế và được xếp vào một trong 19 kỷ lục của Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội.
Siêu phẩm bonsai sanh cổ thụ với dáng cây mô tả chín con rồng đang tranh nhau một viên ngọc. |
Tác phẩm bonsai nghệ thuật có ý nghĩa mô tả chín con rồng tranh nhau viên ngọc với sự tưởng tượng phong phú của nghệ thuật tạo hình đặc sắc. Thế cây đã được các nhà sưu tập cây trong lịch sử tạo tác mà thành đến nay đã được các nghệ nhân phục dựng lại nguyên mẫu cho dù dáng thân không còn được nguyên vẹn như cách đây hàng chục thập kỷ nhưng về cơ bản bộ rễ vẫn giữ được thế cũ.
Tác phẩm bonsai sanh cổ thụ này được coi là độc nhất vô nhị cả về tuổi đời của cây, lịch sử, sự bề thế. |
Nói về tác phẩm bonsai nghệ thuật “Cửu long tranh châu”, giáo sư, tiến sĩ Trần Duy Quý – Phó chủ tịch Hội sinh vật cảnh Hà Nội cho biết trong suốt thời gian công tác, ông đi rất nhiều nước, lùng sục cây cảnh của các nước để thỏa mãn niềm đam mê nhưng chưa thấy ở đâu có tác phẩm xuất sắc như vậy. Theo tiến sĩ Trần Duy Quý, tác phẩm này hội tụ nhiều cái “nhất” mà các cây cảnh khác hiếm khi có được: Nó thuộc hàng những cây sanh cổ nhất, đây là cây sanh cổ có bộ rễ chu vi lớn nhất, cây sanh lá móng quý hiếm nhất Việt Nam, cây sanh có giá trị lịch sử.
Thế cây bonsai sanh cổ thụ này đã được các nhà sưu tập cây trong lịch sử tạo tác mà thành đến nay đã được các nghệ nhân phục dựng lại nguyên mẫu. |
Giáo sư, nhà sử học Lê Văn Lan, từng nhật xét tác phẩm “Cửu long tranh châu” là cây có một thời sinh trưởng ở gần gò Đống Đa nên rất có giá trị lịch sử.
Theo kết quả giám định của bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược Hà Nội, xét theo mẫu vật lấy tại cành cây Sanh này cho số tuổi khoảng 152 năm tuổi. Nhưng đến khi được mang ra triển lãm người ta mới thực sự nhận ra tuổi đời của nó không chỉ có thế bởi theo những nhà sưu tập danh tiếng của đất bắc thì cây Cửu long tranh châu đã được nhiều nhà sưu tập quan tâm tìm kiếm suốt nhiều năm nay, họ cho rằng đây chính là cây sanh mà quyền tuần phủ Hưng Yên năm 1887 Hoàng Cao Khải mang tặng cho một viên quan phụ trách thành Hà Nội bây giờ.
Theo tiến sĩ Trần Duy Quý, tác phẩm bonsai sanh cổ thụ này này hội tụ nhiều cái "nhất" mà các cây cảnh khác hiếm khi có được: Nó thuộc hàng những cây sanh cổ nhất, đây là cây sanh cổ có bộ rễ chu vi lớn nhất, cây sanh lá móng quý hiếm nhất Việt Nam, cây sanh có giá trị lịch sử. |
Đến nay, tác phẩm sanh cổ “Cửu long tranh châu” trồng trong chậu có bộ rễ với chu vi 9,1m, dài 3,7m, ngang 2m và cao 1,9m. Chiều cao bộ rễ là 0,55m. Chiều cao cây là 3,2m. Nếu tính cả chậu, tổng chiều cao lên đến 3,7m. Tổ chức Kỷ lục Châu Á chính thức xác lập đây là “cây sanh cổ trồng chậu có chu vi bộ rễ lớn nhất Việt Nam” vào năm 2010.
Điều đáng lưy ý, đây là loại sanh lá móng, một loại sanh quý được giới sành chơi cây cảnh nghệ thuật đặc biệt ưa thích bởi có nhiều ưu điểm như lá đẹp, mau dăm, thân u ục nần nù, quanh năm ra lộc và lộc có màu rất đẹp...
Giáo sư, nhà sử học Lê Văn Lan, từng nhật xét tác phẩm bonsai sanh cổ thụ “Cửu long tranh châu" là cây có một thời sinh trưởng ở gần gò Đống Đa nên rất có giá trị lịch sử. |
Anh Nguyễn Tuấn, nghệ nhân làm cây cảnh nổi tiếng ở Hà Nội là người trực tiếp tạo bông tán, tay cành cho cây. "Mất hơn 10 năm tạo tác mới có được bông tán đúng với ý tưởng đề ra ban đầu, hiện tác phẩm gần như hoàn thiện", anh Tuấn cho hay.
Đến nay, tác phẩm bonsai sanh cổ "Cửu long tranh châu" trồng trong chậu có bộ rễ với chu vi 9,1m, dài 3,7m, ngang 2m và cao 1,9m. Chiều cao bộ rễ là 0,55m. Chiều cao cây là 3,2m. Nếu tính cả chậu, tổng chiều cao lên đến 3,7m. |
Theo chủ nhân là ông Bùi Văn Thái ở quận Hoàng Mai (Hà Nội), tác phẩm có ý nghĩa mô tả chín con rồng tranh viên ngọc với nghệ thuật tạo hình đặc sắc. Thế cây đã được các nhà sưu tập cây tạo tác mà thành đến nay đã được các nghệ nhân phục dựng lại nguyên mẫu cho dù dáng thân không còn được nguyên vẹn như cách đây hàng chục thập kỷ nhưng về cơ bản bộ rễ vẫn giữ được thế cũ.
Hiện tại bộ rễ bonsai sanh cổ thụ bện chặt vào đá, sụn sịn biến dị tuôn chảy như nhám thạch. Màu da của cây có màu gần giống với màu đá trơ trên các mỏm núi đá vôi ở Cao Nguyên Đá Đồng Văn, Hà Giang. |
Siêu phẩm sanh bonsai cổ thụ “Cửu long tranh châu” xứng tầm đẳng cấp trong làng cây cảnh Việt Nam với những giá trị và cả những điều bí ẩn. Một số nhà nghiên cứu tiết lộ có những đại gia đã ngỏ ý với chủ sở hữu cây sanh này với giá hàng triệu USD. Tuy nhiên, chủ nhân không đồng ý, bởi ông muốn cây được công nhận là bảo vật quốc gia không những của Việt Nam mà là bảo vật của thế giới./.