Nhiều sản phẩm OCOP quy tụ tại hội chợ lễ hội chùa Keo Thái Bình 2023

Hội chợ giới thiệu, quảng bá nhiều sản phẩm OCOP lần đầu tiên được đưa vào Lễ hội chùa Keo Thái Bình mùa Thu 2023. Đây được coi là sự nỗ lực của huyện Vũ Thư nhằm tạo ra nét mới trong Lễ hội chùa Keo mùa thu năm nay.
Quy mô Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải có thể bị xóa sổ gần 90% Thái Bình: Phát hiện hai kho hàng chứa trên 1,3 tấn hàng hóa có dấu hiệu giả mạo Sắp diễn ra Hội chợ Nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc Bộ quy mô 300 gian hàng

Sáng ngày 24/10, tại Di tích cấp Quốc gia đặc biệt chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), Ban tổ chức lễ hội chùa Keo mùa Thu 2023 huyện Vũ Thư đã khai mạc hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP.

Đây là lần đầu tiên hội chợ sản phẩm được tổ chức trong suốt lễ hội chùa Keo mùa Thu, với hơn 20 gian hàng được sắp xếp xen kẽ. Sự kiện này thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở sản xuất kinh doanh, cũng như du khách từ huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình và huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Nhiều sản phẩm OCOP quy tụ tại hội chợ lễ hội chùa Keo Thái Bình 2023
Lãnh đạo tỉnh Thái Bình, các sở ngành và huyện Vũ Thư tham quan các gian hàng tại Hội chợ.

Phát biểu khai mạc hội chợ, bà Phạm Thị Như Phong, Chủ tịch UBND huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) cho biết: "Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn dựa trên thế mạnh lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa. Trong đó tập trung phát triển sản phẩm đặc sản gắn với làng nghề truyền thống, dịch vụ du lịch có lợi thế của làng xã, cộng đồng theo chuỗi giá trị. Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, chương trình OCOP huyện Vũ Thư đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, rộng khắp tại các địa phương; qua chương trình đã phát hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả sáng tạo, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội".

Huyện Vũ Thư hiện có 23 sản phẩm OCOP được công nhận bởi UBND tỉnh Thái Bình, trong đó có 16 sản phẩm 4 sao và 7 sản phẩm 3 sao. Nhiều sản phẩm OCOP từ các địa phương và doanh nghiệp đã nổi tiếng không chỉ trên thị trường trong tỉnh và trong nước, mà còn có mặt trên thị trường quốc tế. Điều này đã giúp các doanh nghiệp và các hộ sản xuất mở rộng quy mô, nâng cao giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Nhiều sản phẩm OCOP quy tụ tại hội chợ lễ hội chùa Keo Thái Bình 2023

Đa dạng sản phẩm OCOP tại hội chợ lễ hội chùa Keo Thái Bình 2023.

Các sản phẩm OCOP trong Hội chợ phong phú, đa dạng mang dấu ấn vùng miền trong tỉnh, trong nước. Cụ thể như huyện Vũ Thư có nhộng tằm Hồng Phong, cốm Thanh Hương, lạc đỏ làng Keo, gạo nếp bể làng Keo,… Huyện Thái Thuỵ có nước mắm Diêm Điền, mật ong, thảo dược ngâm chân, rượu nếp cái hoa vàng… Huyện Quỳnh Phụ có các loại trà thảo dược Thái Hưng, gạo Mễ Thương, ngô nếp non sấy giòn… Huyện Hưng Hà có đông trùng hạ thảo, trà, rượu men lá,…Huyện Đông Hưng có sản phẩm bánh cáy, bột sắn dây, gạo làng Giắng,…Huyện Kiến Xương có đồ mỹ nghệ, mắm cáy Hồng Tiến, rượu đinh lăng,…Huyện Tiền Hải có tép biển khô, gạo Bắc thơm, nước mắm Tiền Châu,…Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên vượt hàng trăm km mang những sản phẩm chè Thái Nguyên nổi tiếng trong và ngoài nước toả hương trong lễ hội.

Đặc biệt, Công ty cổ phần Quốc tế Bảo Hưng mang đến Hội chợ 2 gian trưng bày bánh kẹo Omeli – sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022. Các sản phẩm đã có mặt tại các tỉnh, thành phố trong nước. Đặc biệt đã xuất khẩu đến 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có các thị trường như: Mỹ, Hàn Quốc,…

Thông qua hội chợ lần này Vũ Thư kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao nhận thức, lòng tin của người tiêu dùng về sản phẩm Việt, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó có chiến lược phù hợp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

Trước đó, vào sáng sớm cùng ngày, Ban tổ chức lễ hội chùa Keo mùa Thu năm 2023 huyện Vũ Thư cũng đã thực hiện nghi thức Khai chỉ và mở cửa đền Thánh với sự tham gia của lãnh đạo huyện, lãnh đạo một số địa phương, đơn vị cùng đông đảo tín đồ phật tử, du khách thập phương và nhân dân địa phương.

Vào lúc 19h30 tối ngày 24/10), lễ khai mạc Lễ hội chùa Keo mùa Thu 2023 sẽ chính thức được tổ chức và điểm nhấn sẽ là chương trình nghệ thuật dài 90 phút với chủ đề “Linh thiêng đất Phật”.

Lễ hội được tổ chức trong 6 ngày (từ nay đến ngày 29/10, tức từ ngày 10 - 15/9 Âm lịch) với nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng đặc sắc như: Du thuyền hát giao duyên; các hoạt động tế lễ Phật, Thánh; rước kiệu Thánh; liên hoan các câu lạc bộ chèo; biểu diễn múa rối nước; đêm hội hoa đăng…

Những đầm sen trên quê lúa Thái Bình mênh mông của ngàn hoa khoe sắc Những đầm sen trên quê lúa Thái Bình mênh mông của ngàn hoa khoe sắc
Bỏ việc công ty nước ngoài về quê lúa trồng sen, cách làm lạ thu vạn bông mỗi năm lãi trăm triệu Bỏ việc công ty nước ngoài về quê lúa trồng sen, cách làm lạ thu vạn bông mỗi năm lãi trăm triệu
Nuôi lươn kiểu gì mà một nông dân Thái Bình thu lãi gần 700 triệu đồng/năm từ bán lươn thương phẩm? Nuôi lươn kiểu gì mà một nông dân Thái Bình thu lãi gần 700 triệu đồng/năm từ bán lươn thương phẩm?
Hải Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tận dụng nguồn lực làng nghề cho sản phẩm OCOP Hà Nội

Tận dụng nguồn lực làng nghề cho sản phẩm OCOP Hà Nội

Với mạng lưới làng nghề dày đặc, Hà Nội đang sở hữu nền tảng vững chắc để phát triển sản phẩm OCOP mang đậm bản sắc. Khai thác hiệu quả nguồn lực này không chỉ thúc đẩy kinh tế nông thôn mà còn góp phần gìn giữ di sản văn hóa nghề truyền thống.
Đưa OCOP lên sàn: Doanh nghiệp địa phương trước ngưỡng cửa chuyển đổi số

Đưa OCOP lên sàn: Doanh nghiệp địa phương trước ngưỡng cửa chuyển đổi số

Thương mại điện tử đang mở ra hướng đi mới cho sản phẩm OCOP Ninh Bình vươn xa. Việc đào tạo kỹ năng số, ứng dụng công nghệ và xây dựng thương hiệu trên nền tảng trực tuyến trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị và sức cạnh tranh.
OCOP – Sức sống mới từ những giá trị quê hương

OCOP – Sức sống mới từ những giá trị quê hương

Từ hành trình bảo tồn giá trị bản địa đến nỗ lực vươn xa trong thị trường hiện đại, các sản phẩm OCOP đang từng bước khẳng định vị thế trong lòng người tiêu dùng, trở thành biểu tượng tin cậy của nông thôn mới Việt Nam.
OCOP Bắc Giang chuyển mình trong dòng chảy xúc tiến hiện đại

OCOP Bắc Giang chuyển mình trong dòng chảy xúc tiến hiện đại

Từ việc chủ động tham gia hội chợ, quảng bá sản phẩm tới ứng dụng thương mại điện tử, Bắc Giang đang xây dựng “cánh chim” OCOP bay xa, tạo cầu nối vững chắc từ đặc sản quê hương tới người tiêu dùng cả nước và quốc tế.
Tuần hàng OCOP 2025: Cầu nối hàng Việt – người Việt

Tuần hàng OCOP 2025: Cầu nối hàng Việt – người Việt

Với hơn 500 sản phẩm đặc sản vùng miền, Tuần hàng OCOP, làng nghề, nông sản an toàn 2025 diễn ra tại quận Đống Đa là dịp quảng bá, kết nối giao thương và đưa hàng Việt chất lượng cao đến gần hơn với người tiêu dùng Thủ đô và du khách.
Hà Nội nâng tầm sản phẩm, lan tỏa giá trị OCOP

Hà Nội nâng tầm sản phẩm, lan tỏa giá trị OCOP

Không chỉ dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP, Hà Nội còn tích cực nâng cao chất lượng, quảng bá thương hiệu gắn với văn hóa vùng miền, đưa những sản phẩm tiêu biểu của Thủ đô vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.
Chuyển đổi số tạo động lực mới cho sản phẩm OCOP

Chuyển đổi số tạo động lực mới cho sản phẩm OCOP

Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số trong việc phát triển, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP, qua đó góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho các mặt hàng đặc trưng của địa phương.
Sản phẩm OCOP lan tỏa trong lòng người tiêu dùng

Sản phẩm OCOP lan tỏa trong lòng người tiêu dùng

Hàng Việt ngày càng chiếm được lòng tin người tiêu dùng nhờ chất lượng và mẫu mã cải tiến. Đặc biệt, các sản phẩm OCOP đang dần khẳng định vị thế khi được đưa vào hệ thống phân phối hiện đại và tiếp cận sâu rộng thị trường trong nước.
Hà Nội mở rộng “sân nhà” cho sản phẩm OCOP và làng nghề

Hà Nội mở rộng “sân nhà” cho sản phẩm OCOP và làng nghề

Sở hữu sức mua lớn và nhu cầu tiêu dùng ngày càng khắt khe, thị trường nội đô Hà Nội đang trở thành đòn bẩy để sản phẩm OCOP và làng nghề vươn xa. Thành phố đang khai thác mạnh tiềm năng này bằng các hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại quy mô và bài bản.
Ứng dụng chuyển đổi số giúp sản phẩm OCOP “cất cánh” trên thị trường

Ứng dụng chuyển đổi số giúp sản phẩm OCOP “cất cánh” trên thị trường

Trong kỷ nguyên số, việc ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử đã trở thành giải pháp then chốt giúp các sản phẩm OCOP vươn xa hơn, tiếp cận nhiều khách hàng hơn và nâng cao giá trị bền vững cho kinh tế nông thôn.
Nem nắm Xuân Khôi – Giữ trọn hồn quê trong từng hạt thính

Nem nắm Xuân Khôi – Giữ trọn hồn quê trong từng hạt thính

Từ món ăn quê mộc mạc, nem nắm Xuân Khôi của người dân thôn Phương Bản (Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Nội) đã vươn mình thành đặc sản được yêu thích, đạt chuẩn OCOP 3 sao – kết tinh từ chất lượng và lòng tận tâm của người làm nghề.
Gạo nếp cái hoa vàng Thụy Lâm - Từ ruộng đồng đến bàn tiệc khách sạn

Gạo nếp cái hoa vàng Thụy Lâm - Từ ruộng đồng đến bàn tiệc khách sạn

Gạo nếp cái hoa vàng Thụy Lâm, kết hợp truyền thống và hiện đại, đang khẳng định vị thế trên thị trường. Cải tiến bao bì, kênh phân phối và chứng nhận OCOP hứa hẹn giúp sản phẩm vươn xa, mang lại giá trị kinh tế cho người dân và bảo tồn nông sản Việt.
OCOP - Chìa khóa đưa sản phẩm Việt ra thị trường quốc tế

OCOP - Chìa khóa đưa sản phẩm Việt ra thị trường quốc tế

Nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội, TP. Hồ Chí Minh đang tiếp cận gần hơn với thị trường quốc tế, đưa các sản phẩm OCOP từ nông thôn đến tay người tiêu dùng toàn cầu.
Gỡ nút thắt cho nông sản và sản phẩm OCOP: Bắt đầu từ chiếc bao bì

Gỡ nút thắt cho nông sản và sản phẩm OCOP: Bắt đầu từ chiếc bao bì

Trong xu thế hội nhập, nông sản và sản phẩm OCOP Việt muốn vươn xa cần chú trọng không chỉ chất lượng mà cả bao bì, hình ảnh. Theo chuyên gia, đầu tư bao bì chính là “chìa khóa” giúp tháo gỡ nút thắt trong tiêu thụ, nâng sức cạnh tranh trên thị trường.
Hà Nội tổ chức tuần hàng đặc biệt: Hơn 500 sản phẩm OCOP, nông sản, đặc sản vùng miền quy tụ

Hà Nội tổ chức tuần hàng đặc biệt: Hơn 500 sản phẩm OCOP, nông sản, đặc sản vùng miền quy tụ

Sáng ngày 10/5, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2025 tại Vườn hoa Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội).
Mở rộng mạng lưới bán lẻ hiện đại đến vùng sâu, vùng xa

Mở rộng mạng lưới bán lẻ hiện đại đến vùng sâu, vùng xa

Hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam đang bứt phá, vươn xa khỏi đô thị đến cả nông thôn, miền núi, hải đảo. Đặc biệt, chương trình OCOP tạo cú hích mạnh, đưa đặc sản địa phương vào siêu thị, cửa hàng tiện lợi – trở thành đòn bẩy kinh tế, nâng chất lượng cuộc sống người dân.
Nâng cao giá trị nông sản Phú Yên qua chương trình OCOP

Nâng cao giá trị nông sản Phú Yên qua chương trình OCOP

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, chuyển đổi số và nâng cao chất lượng sản phẩm là những giải pháp Phú Yên đang triển khai để OCOP phát huy hiệu quả. Với sự đồng hành của các địa phương, chương trình hứa hẹn sẽ tiếp tục là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế nông nghiệp.
OCOP Ninh Bình - “Chìa khóa” đánh thức đặc sản, gìn giữ văn hóa

OCOP Ninh Bình - “Chìa khóa” đánh thức đặc sản, gìn giữ văn hóa

Ninh Bình hiện có 209 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, mang đậm hương vị quê nhà, hơi thở lịch sử và sự tinh tế từ đôi tay người thợ. Mỗi sản phẩm không chỉ là kết tinh của văn hóa bản địa mà còn là lời mời gọi du khách tìm về miền đất Cố đô.
Nam Định nâng tầm sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương

Nam Định nâng tầm sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương

Thời gian gần đây, các sản phẩm mới được công nhận OCOP của thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định) không chỉ đạt chuẩn về chất lượng mà còn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về mẫu mã và giá trị sử dụng.
Hà Nội sẽ giám sát chặt chất lượng sản phẩm OCOP

Hà Nội sẽ giám sát chặt chất lượng sản phẩm OCOP

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 103/KH-UBND về Chuyên đề “Giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm OCOP thực phẩm, thực phẩm đông lạnh và trái cây nhập khẩu trên địa bàn TP.Hà Nội”.
Hà Nội quảng bá sản phẩm làng nghề gắn với phát triển du lịch

Hà Nội quảng bá sản phẩm làng nghề gắn với phát triển du lịch

Hà Nội có nhiều làng nghề truyền thống đặc sắc như: Bát Tràng, Vạn Phúc, Đường Lâm, Chuông, Quảng Phú Cầu... Do đó, một giải pháp cần Hà Nội đặc biệt quan tâm là gắn sản phẩm OCOP với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.
Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, thực chất

Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, thực chất

Dù là địa phương dẫn đầu về số lượng, tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, chất lượng sản phẩm OCOP của Hà Nội vẫn cần tiếp tục cải thiện. Thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, thực tế và phấn đấu có thêm ít nhất 30 sản phẩm được Trung ương công nhận 5 sao.
Tìm lời giải cho bài toán đầu ra của sản phẩm OCOP Long An

Tìm lời giải cho bài toán đầu ra của sản phẩm OCOP Long An

Thời gian tới, tỉnh Long An sẽ triển khai mạnh mẽ Chương trình OCOP, nhất là kết nối tìm đầu ra cho các sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho các chủ thể OCOP.
Tập trung phát triển sản phẩm OCOP ở Lâm Thao

Tập trung phát triển sản phẩm OCOP ở Lâm Thao

Chương trình OCOP được triển khai đã tạo điều kiện cho các địa phương trên địa bàn huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) sản xuất ra nhiều hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của vùng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.
Khánh Hòa: Nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã

Khánh Hòa: Nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã

Chủ đề OCOP năm 2025 của tỉnh Khánh Hòa là “Giám sát, đánh giá; tôn vinh sản phẩm và thương mại quốc tế” nhằm tôn vinh, khen thưởng là động lực, khích lệ chủ thể không ngừng hoàn thiện, nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã và phương thức phân phối, kinh doanh.
Hà Nội vượt "rào cản" phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

Hà Nội vượt "rào cản" phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

Để tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm 5 sao để đáp ứng các tiêu chí đề ra.
Gắn phát triển sản phẩm OCOP với xây dựng nông thôn mới

Gắn phát triển sản phẩm OCOP với xây dựng nông thôn mới

Trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang sẽ tiếp tục phối hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp để phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và sản phẩm OCOP.
Đà Nẵng trao chứng nhận cho 11 sản phẩm OCOP 4 sao

Đà Nẵng trao chứng nhận cho 11 sản phẩm OCOP 4 sao

Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP thành phố Đà Nẵng đã tổ chức công bố, trao chứng nhận 11 sản phẩm của 7 chủ thể đạt sản phẩm OCOP 4 sao.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động