Hàng loạt sản phẩm của Man Plus Gold chứa chất cấm nguy hiểm Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người” Người đàn ông nguy kịch khi uống thuốc chữa tiểu đường mua trên mạng |
Sáng 3/4, Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai (Hà Nội) thông báo ê-kíp do bác sĩ Nguyễn Minh Nghĩa, phụ trách khoa Phẫu thuật thẩm mỹ đã phẫu thuật thành công cho một nữ bệnh nhân bị vỡ túi ngực trong thời kỳ mang thai.
Bệnh nhân là chị V.H.M (27 tuổi, Thái Bình), từng nâng ngực vào năm 2018 tại một cơ sở thẩm mỹ ở Hà Nội. Trong lần mang thai thứ ba vào năm 2024, chị M. cảm thấy đau nhức ở vùng ngực bên trái. Tại lần siêu âm thai ở tuần thứ 32, chị đã nhờ bác sĩ kiểm tra vùng ngực và phát hiện tình trạng vỡ túi ngực.
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Nghĩa, bệnh nhân nhập viện trong trạng thái hoảng loạn, lo lắng vì lo sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Do thai còn nhỏ, các bác sĩ tư vấn không can thiệp ngay, mà chờ sau khi sinh mới tiến hành phẫu thuật sửa và tháo túi ngực cũ.
![]() |
BS Nghĩa thăm khám lại cho bệnh nhân. (Ảnh: BSCC) |
Ở tuần thai thứ 36, bệnh nhân và gia đình quyết định sinh mổ chủ động, đồng thời được chỉ định dùng thuốc dừng sữa để nhanh chóng tháo túi ngực. Sau ca phẫu thuật, ê-kíp bác sĩ đã lấy túi ngực bị vỡ, bóc toàn bộ bao xơ hình thành do viêm và thay túi mới để đảm bảo nhu cầu thẩm mỹ. Hiện tại, bệnh nhân đã hồi phục tốt, vết mổ lành và tâm lý ổn định.
Bác sĩ Nghĩa cho biết, trường hợp vỡ túi ngực khi mang thai là rất hiếm gặp. May mắn là bệnh nhân đã nâng ngực dưới cơ ngực lớn, túi vỡ trong bao xơ nên gel không lan rộng ra mô xung quanh, tuy nhiên, bao xơ dày và cứng gây đau đớn.
![]() |
Bs Nghĩa cùng ekip phẫu thuật tháo bỏ túi vỡ, bóc toàn bộ bao xơ và thay túi ngực mới cho người phụ nữ. (Ảnh: BSCC) |
Nguyên nhân vỡ túi ngực có thể do vật sắc nhọn (như kim khâu, kim tiêm, dao kéo) hoặc ngoại lực mạnh nếu túi ngực kém chất lượng. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, dịch tích tụ có thể gây viêm nhiễm, biến dạng ngực và phải điều trị kéo dài.
Bác sĩ Nghĩa nhấn mạnh, không có loại túi ngực nào bảo hành trọn đời như một số bệnh nhân thường hiểu lầm. Ông khuyến cáo, những người đã nâng ngực cần kiểm tra ngay khi có dấu hiệu bất thường như sưng đau, căng tức hoặc biến dạng ngực. Ngay cả khi không có dấu hiệu gì, sau khoảng 7-8 năm cũng nên siêu âm hoặc chụp chiếu để kiểm tra nhằm phòng tránh sự cố không mong muốn.
![]() |
![]() |
![]() |