Chăn nuôi dê phát triển tốt trên đất Tiền Giang Nghệ An hoàn thiện đề án phát triển đàn dê giai đoạn 2020- 2025 Nuôi ong VietGAHP, xuất khẩu dễ dàng |
Một bộ phận người tiêu dùng trung lưu Việt Nam chuộng sữa dê bên cạnh sữa bò, do theo Đông y, sữa dê có công dụng làm đẹp.
Tại Hội nghị Quốc tế Dê sữa Á - Úc lần thứ 4, diễn ra tại Ðại học Trà Vinh, Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Thu cho biết, hiện khu vực châu Á có khoảng 430 triệu con dê sữa, chiếm 65% số lượng dê sữa trên thế giới; chăn nuôi dê sữa đóng vai trò quan trọng về kinh tế - xã hội ở một số nước châu Á. Chăn nuôi dê có lợi thế nhờ tiêu thụ ít nước ngọt và chịu được khí hậu nóng, song vẫn có thể sản xuất sữa và thịt hiệu quả để đáp ứng nhu cầu con người.
So với nuôi bò, mô hình nuôi dê sữa có chi phí đầu tư thấp về con giống và chuồng trại, thức ăn rất đa dạng nên có thể tận dụng các phụ phẩm chuyển hóa thành sữa cung cấp cho con người. Dê có khoảng cách sinh sản ngắn và trưởng thành sớm giúp năng suất sinh sản có thể đạt được 2 lứa/năm với 6 dê con.
Người dân thu lợi lớn, ổn định kinh tế nhờ chăn nuôi dê |
Theo nghiên cứu của bà Ðỗ Thị Thành Văn (Viện Nghiên cứu Ðộng vật thực nghiệm) và ông Nguyễn Văn Thu (Ðại học Cần Thơ), trong những năm gần đây, sản lượng dê ở Việt Nam đã phát triển rất nhanh khoảng 30%/năm với tổng đàn hơn 2,5 triệu con năm 2017. Bên cạnh đó, đàn dê sữa ước chiếm khoảng 2-5% tổng đàn dê; nhiều mô hình sản xuất dê sữa dựa trên hệ thống chăn nuôi được phát triển bởi các nhà sản xuất nhỏ với quy mô khoảng 150 con/trang trại.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam vẫn còn một số hạn chế cho phát triển dê sữa như chất lượng giống thấp, thiếu trang trại lớn và kế hoạch chế biến sữa, nghiên cứu cần thiết hạn chế, tiếp thị kém và hợp tác quốc tế còn ít.
Với điều kiện khí hậu khô nóng đặc trưng, Ninh Thuận là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi một số gia súc đặc trưng như dê, cừu. Trong đó, dê là loài có những ưu thế khác biệt, được nuôi khá phổ biến tại Ninh Thuận trong những năm gần đây mang lại giá trị kinh tế cao.
Ngoài phương thức chăn thả dê ngoài tự nhiên, các hộ nuôi còn áp dụng mô hình nuôi dê vỗ béo nhốt chuồng nhằm rút ngắn thời gian xuất bán xuống còn 5 - 6 tháng nuôi. Theo các hộ nuôi dê tại địa phương, để có đàn dê khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt thì khâu lựa chọn giống dê để vỗ béo rất quan trọng. Đối với dê cái nên lựa con có thân hình nở nang, cân đối, bộ lông bóng mượt, ngực sâu. Đối với dê đực chọn những con khỏe mạnh, cổ to, tứ chi nhanh nhẹn và hai tinh hoàn to đều.
Nuôi dê nhốt chuồng là phương thức mới hiệu quả cao |
Người dân chia sẻ: Cùng với lựa chọn giống dê, người nuôi cần chú ý làm sàn cho dê ở cách mặt đất từ 0,7 - 1 mét đảm bảo độ khô ráo, thoáng mát. Vật liệu làm sàn có thể ghép bằng các cây tre, nứa hoặc thanh gỗ chắc chắn; giữa các thanh ghép phải có khe hở để chất thải từ dê lọt xuống dễ dàng, vệ sinh chuồng trại định kỳ, tẩy uế bằng vôi bột. Chuồng trại phải có ngăn nhốt riêng dê đực giống với các dê chửa gần đẻ, dê mẹ và dê con để tránh bị ảnh hưởng do dê đực giống vốn có nhu cầu sinh lý cao.
Dê là loài động vật dễ nuôi, ăn tạp nên người nuôi có thể tận dụng những thức ăn có sẵn quanh nhà như rau, cỏ, lá nho, táo, mít, chuối, dâm bụt làm thức ăn cho dê. Người nuôi lưu ý không chăn thả dê khi trời mưa, thời tiết quá nắng, mỗi ngày chỉ cần cho dê ra ngoài kiếm ăn 5 đến 6 tiếng. Để dê mau lớn đỡ bệnh tật, ngoài việc phải cho ăn thức ăn sạch, khô nước, cần phòng dịch cho dê một số bệnh chính như lở mồm long móng, tụ huyết trùng, viêm phổi, tiêu chảy và chướng bụng đầy hơi.
.