Nghệ nhân Tô Thanh Sơn người thổi hồn cả vũ trụ vào gốm Việt |
Gìn giữ di sản gốm sứ quê hương
Đầu những năm của thập kỷ 80, tại ngôi làng cổ mang tên Bát Tràng, anh thợ gốm trẻ tuổi Tô Thanh Sơn từng từ bỏ con đường thăng tiến sự nghiệp để nguyện một lòng giữ gìn, phát triển, lập nghiệp và mưu sinh bằng chính nghề cha ông truyền lại. Với tình yêu nghề gia truyền và sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, anh tìm đến những bậc thầy lão luyện nhiều kinh nghiệm của làng để học nghề. Đó là những cụ có tên tuổi ở làng như cụ An, cụ Chí, cụ Vấn, ông Giàng,…để học tập kinh nghiệm. Họ truyền lại cho ông cách tạo dáng gốm, thủ thuật làm men, họa màu, những tinh hoa bí ẩn về hỏa biến của lò nung đối với gốm.
Những năm đầu thập niên 90, anh thợ gốm trẻ tuổi từng bị khó khăn đánh bại khi công ty, gia đình bị đối tác chiếm dụng khoản lớn số vốn làm ăn. Điều này khiến cho người thanh niên trẻ tuổi càng thêm trắc trở với con đường sự nghiệp. Đứng trước nguy cơ phá sản công ty, mất đi cơ hội sự nghiệp, Tô Thanh Sơn tìm mọi cách để vượt qua khó khăn, chọn con đường tiến bước phát triển cho gốm sứ Bát Tràng. Anh nhớ đến lời một người thầy, một người bạn tri âm tri kỷ của mình đã từng hết lòng kề vai sát cánh, đó là câu nói của giáo sư, họa sĩ Trần Khánh Chương chia sẻ: “Muốn con đường gốm trở nên bền vững và phát triển, phải được phát huy trên nền tảng truyền thống của gốm”.
Ông Tô Thanh Sơn dùng kinh nghiệm cách mạng, sự tư duy đối với nghề gốm cổ truyền. Để đối mặt với trước thực tiễn mẫu mã gốm sứ thực dụng, chạy theo mốt bóng bẩy, nhập ngoại giết chết tinh hoa gốm Việt, ông đã dùng những kinh nghiệm về cách mạng của sự tư duy để tìm ra con đường phát triển bền vững. Tuy nhiên, con đường phát triển nào cũng không hề dễ dàng, đặc biệt đối với làng nghề truyền thống có lịch sử lâu đời như gốm sứ Bát Tràng.
Gốm sứ Tô Thanh Sơn tập trung phát triển hàng gia dụng, điêu khắc những họa tiết truyền thống Việt Nam, họa màu men cổ tạo nét đặc trưng nổi tiếng của Bát Tràng. Hành trình lao động đầy trầm luân của Tô Thanh Sơn đưa gốm họa men màu phủ tinh xảo, đường nét hình tượng theo phong cách rất riêng nhưng lại đậm chất làng quê Việt Nam. Sự khốc liệt của thời gian chuyển giao giữa thời bao cấp và đổi mới kinh tế, sản phẩm gốm đến tay người tiêu dùng không chỉ đẹp, còn đáp ứng tiêu chí bền, đẹp và giá thành rẻ. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, gốm sứ ngoại nhập đang dần được ưa chuộng, gây ra sự khó khăn cho một làng nghề gốm mang những nét truyền thống lâu năm như gốm sứ Bát Tràng.
Sau đó, gốm Tô Thanh Sơn tình cờ được một khách hàng tiềm năng người Nhật Bản khảo sát kỹ lưỡng, tuyển chọn một thứ sản phẩm có hồn, truyền thống và có nét riêng chứa đựng tâm huyết với gốm. Nhờ đó, nhiều hợp đồng xuất khẩu lớn có giá trị được đối tác tin tưởng ký kết hợp tác với chủ nhân ngôi nhà cổ truyền “Thuận An Đường”.
Tiếng tốt đồn xa, khách hàng tìm đến ngày một nhiều. Những gian hàng gốm thương hiệu Tô Thanh Sơn ở các hội chợ sản phẩm luôn thu hút khách hàng. Những sản phẩm Việt được đặt trong mỗi ngôi nhà người Việt sẽ mang đến sự ấm cúng, giản dị và sang trọng một cách chuẩn mực trong phong cách sống như một lời khẳng định của thương hiệu gốm Tô Thanh Sơn: “Từng góc nhìn, từng bước chân, toát lên được cái hồn cốt, cái tình người trong gốm”.
Tô Thanh Sơn - Coi hạnh phúc của mình là ở ngay trên bàn xoay
Thuận An Đường có những sản phẩm được phục chế, không khác gì gốm cổ với màu men họa của cha ông tồn tại trong hàng trăm năm qua. Những bộ ấm chén được nghệ nhân họa màu khéo léo với những nét đặc sắc đúng tiêu chuẩn kim cổ truyền lại: “Nhất thủy, nhì trà, tam pha, tứ bình, ngũ quần anh”. Người thưởng trà thường chọn ấm tử sa cho một loại trà riêng biệt nào đó, ấm gốm để giữ được nhiệt cho hương trà thơm nức lòng người thưởng trà. Người đơn thuần thưởng trà không câu lệ nhiều thì lại dễ cuốn hút bởi hình dáng, sắc vóc và màu men. Nghệ nhân chia sẻ: “Tôi nghĩ về gốm nhiều, muốn họa được màu men đẹp, cứ thả hồn một cách nhẹ nhàng, tinh tế nhất. Mình trân trọng và yêu sản phẩm của mình thì người dùng cũng sẽ yêu và sử dụng sản phẩm của mình”.
Nghệ nhân gốm Tô Thanh Sơn miệt mài sản phẩm bên mình |
Nghệ nhân gốm Tô Thanh Sơn có những tác phẩm được phục chế công phu và lên đúng dáng điệu, màu men của dòng gốm cổ truyền dân tộc. Chiếc chóe lớn màu men trà được chế tác trong dịp kỷ niệm đại đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội với họa tiết tinh tế trên toàn bộ bề mặt điêu khắc bức phù điêu mang hình ảnh vua Lý Thái Tổ đọc Chiếu dời đô về Thăng Long.
Một người nghệ nhân hết lòng vì sự nghiệp gìn giữ và phát triển văn hóa gốm truyền thống, gốm sứ Bát Tràng không chỉ là nghề mà đó còn là cái nghiệp mà Tô Thanh Sơn đã dâng hiến cả thanh xuân, cả tuổi trẻ và cả cuộc đời trân trọng. Khi nói về nghề gốm, ông luôn coi gốm máu thịt của mình, in đậm trong tim ông và những người nghệ nhân gốm sứ Bát Tràng, 4 câu thơ mà ông luôn in vào trong sự nghiệp nghề gốm của mình rằng:
“Thấm sâu vào máu thịt
Niềm đam mê duy nhất
Chúng tôi in tim mình
Vào lòng người từ đất”
Tâm huyết tận tụy với nghề, giờ đây khi tuổi đã cao, người nghệ nhân đã đến tuổi bồng cháu nội ngoại của mình vào lòng, và để kể về những điều cả đời ông trải qua. Dẫu cho thời gian có trải qua như nào, nghệ nhân Tô Thanh Sơn vẫn luôn không ngừng cố gắng truyền lửa, nhiệt huyết đến các học trò có đam mê, bản lĩnh và có cái tâm sâu sắc trong việc phát triển gốm sứ Việt còn mãi với thời gian. Đưa gốm sứ Việt nói chung và gốm sứ Bát Tràng nói riêng đến với tương lai hiện đại mà vẫn duy trì được những nét văn hóa truyền thống ở trong đó. Ông luôn dặn học trò của mình rằng: “Coi hạnh phúc của mình là ở ngay trên bàn xoay, trong ánh lửa lò của nghề gốm quê hương”.
Phong tặng Nghệ nhân và các danh hiệu Làng nghề Việt Nam |
Doanh nhân Lý Ngọc Minh – Người lan toả gốm sứ Việt ra thế giới |
Gốm sứ Hồn Đất Việt – Lưu giữ nét đẹp văn hóa Việt Nam |
Dấu ấn Việt trong gốm Phù Lãng |