Ngành nông nghiệp xuất siêu gần 5,1 tỷ USD Xuất siêu nông, lâm, thủy sản 7 tháng năm 2022 tăng gần đôi cùng kỳ Xuất siêu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 6,9 tỷ USD |
Kết thúc 10 tháng đầu năm, cán cân thương mại nông lâm thủy sản xuất siêu 7,7 tỷ USD |
Theo báo cáo từ Bộ NN&PTNT, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản trong 10 tháng đạt khoảng 82,1 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó xuất khẩu trên 44,9 tỷ USD, tăng 14,1%; nhập khẩu (NK) khoảng 37,2 tỷ USD, tăng 5,8%; xuất siêu 7,7 tỷ USD, tăng 83,7%.
Tính riêng trong tháng 10, kim ngạch xuất khẩu ước trên 4,5 tỷ USD, tăng 13,5% so với tháng 9, trong đó, nhóm nông sản chính trên 2,1 tỷ USD, lâm sản chính gần 1,3 tỷ USD, thủy sản 900 triệu USD và chăn nuôi 35,3 triệu USD.
Hiện, ngành nông nghiệp có 8 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD, bao gồm cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, cá tra, gỗ.
Nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn cũng kỳ năm trước, như: Cà phê gần 3,3 tỷ USD (tăng 33,4%), cao su 2,8 tỷ USD (tăng 11,2%), gạo trên 2,9 tỷ USD (tăng 7,4%), hồ tiêu 829 triệu USD (tăng 4,7%), sắn và sản phẩm sắn 1,1 tỷ USD (tăng 16,5%), cá tra trên 2,1 tỷ USD (tăng 76,5%), tôm 3,8 tỷ USD (tăng 20,3%), gỗ và sản phẩm gỗ 13,5 tỷ USD (tăng 11,4%), phân bón các loại 961 triệu USD (gấp 2,5 lần), thức ăn gia súc và nguyên liệu 942 triệu USD (tăng 9,2%).
Từ nay đến cuối năm 2022, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp cả năm từ 2,9 - 3% với kim ngạch xuất khẩu vào khoảng 43 - 44 tỷ USD. |
Đặc biệt, một số sản phẩm có giá xuất khẩu bình quân tăng so với cùng kỳ năm trước, như: Phân bón các loại giá bình quân khoảng 616 USD/tấn, tăng 72,7%; hạt tiêu khoảng 4.372 USD/tấn, tăng 26,9%; cà phê khoảng 2.301 USD/tấn, tăng 20,6%… Giá xuất khẩu sang gạo sang tháng 9 bắt đầu tăng nhẹ so với tháng 8, nhưng tính bình quân thì giá xuất khẩu khoảng 484 USD/tấn, giảm 8,3%; hạt điều khoảng 5.995 USD/tấn giảm 4,3%.
Tuy nhiên, cũng nhiều mặt hàng chủ lực đã bị giảm giá, ví dụ nhóm hàng rau quả gần 2,8 tỷ USD (giảm 6,5%), hạt điều gần 2,6 tỷ USD (giảm 15,3%), sản phẩm chăn nuôi 326,9 triệu USD (giảm 8,7%). Hoặc như nhóm sắn và sản phẩm sắn tăng 16,5% khối lượng nhưng giá trị xuất khẩu của sản phẩm sắn lại giảm 0,6% với giá trị trên 190 triệu USD.
Về thị trường xuất khẩu,10 tháng năm 2022, các thị trường thuộc khu vực châu Á chiếm 44,1% thị phần, châu Mỹ 27,9%, châu Âu 11,5%, châu Đại Dương 1,7% và châu Phi 1,7%.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản sang các châu lục trong 10 tháng năm 2022 |
Theo Bộ NN&PTNT, 10 tháng qua Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt gần 11,4 tỷ USD, chiếm 25,8% thị phần; đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc khoảng 8,3 tỷ USD, chiếm 18,5% thị phần; thứ ba là thị trường Nhật Bản trên 3,5 tỷ USD, chiếm 7,8% và thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với trên 2,1 tỷ USD, chiếm 4,7%.
Theo Bộ NN&PTNT, đến nay, đã cấp 4.814 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu tại 54 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 1.419 mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu cho các loại quả tươi (thanh long, xoài, vú sữa, chuối, bưởi, chanh không hạt, nhãn, vải, ớt, thạch đen...) được phép xuất khẩu sang Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Đối với thị trường Hoa Kỳ, trong tháng 10, quả bưởi tươi là loại trái cây thứ 7 của nước ta được phép nhập khẩu vào thị trường này. Một số loại trái cây khác như dừa, sầu riêng vẫn được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, nhưng dưới dạng sản phẩm đông lạnh.