Xuất khẩu rau quả "lỡ hẹn" mục tiêu 4 tỷ USD vì dịch Covid-19 Năm 2020, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn đạt 2,76 triệu tấn Năm 2020, xuất khẩu cao su đạt 2,38 tỷ USD |
Năm 2020, xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt nam đạt khoảng 13,17 tỷ USD, vượt 5,4% kế hoạch năm 2020, tăng 16,4% so với năm 2019. Giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2020 đạt khoảng 2,58 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2019. Xuất siêu ước cả năm đạt 10,5 tỷ USD tăng 17,9% so với năm 2019. Về chi trả dịch vụ môi trường rừng, đến hết năm 2020, cả nước thu được 2.566,86 tỷ đồng.
Nhờ đẩy mạnh công tác trồng và bảo vệ rừng, tỉ lệ che phủ rừng đã không ngừng tăng và đạt 42%. Năm 2020 cả số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại đều giảm so với năm 2019. Cả nước đã phát hiện 10.931 vụ vi phạm giảm 2% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng diện tích rừng bị thiệt hại năm 2020 là 1.513ha, giảm 1.062ha so với năm 2019.
Năm 2021, ngành lâm nghiệp phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 14 tỷ USD |
Trên cơ sở những kết quả đạt được, năm 2021, toàn ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu lâm sản đạt 14 tỷ USD; tổng sản lượng khai thác gỗ 32 triệu m3; tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc duy trì ổn định 42%, nâng cao chất lượng rừng; giảm tối thiểu 10% về số vụ vi phạm và 20% diện tích rừng bị thiệt hại so với năm 2020.
Ngành lâm nghiệp cũng quyết tâm bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có. Nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích; góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng;
Tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội...
Theo ông Nguyễn Xuân Cường-Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, năm 2020 toàn ngành lâm nghiệp đạt kết quả tương đối toàn diện ở mức cao trên nhiều khía cạnh.
Tuy nhiên, Việt Nam phấn khởi tăng hệ số che phủ rừng lên mức 42% là hệ số cao nhưng nhìn sâu lại vẫn thấy là 3 khu vực trọng điểm hoàn toàn chư yên tâm là Tây bắc, Tây Nguyên và rừng ven biển.
Ngoài ra, chính sách khoanh nuôi bảo vệ hỗ trợ phát triển rừng rất nhiều nhưng đến nay chưa thỏa đáng, chưa đủ sức tích cực để kích thích người tham gia, đối tượng tham gia phục hồi phát triển rừng.
"Đáng chú ý, công nghiệp chế biến gỗ và đồ gỗ có bước tiến nhưng sản phẩm thô là nhiều. Vì vậy, năm 2021-2025 và thời gian xa hơn phải tập trung đưa kinh tế lâm nghiệp phát triển đúng theo tiềm năng, mỗi năm tăng trưởng với tốc độ trên 10%", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.