Mỡ máu cao là gì?
Mỡ máu cao là tình trạng dư thừa mỡ ở trong máu |
Trước khi tìm hiểu mỡ máu có kiêng ăn trứng vịt lộn hay không, bạn cũng nên nắm được mỡ máu cao là gì? Mỡ máu cao hay máu nhiễm mỡ là tình trạng dư thừa mỡ ở trong máu. Lipid là một trong ba chất dinh dưỡng chính của cơ thể. Bình thường, trong máu luôn có một hàm lượng mỡ nhất định và được đánh giá thông qua chỉ số xét nghiệm triglycerid, cholesterol. Nếu như những chỉ số này cao hơn ngưỡng cho phép thì có thể bạn đang bị mắc mỡ máu cao. Nồng độ cholesterol cao chính là đặc trưng của bệnh.
Khi cơ thể có hàm lượng mỡ máu vượt quá ngưỡng cho phép, người bệnh có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch, từ đó làm gia tăng tỷ lệ tăng huyết áp, gây tắc nghẽn các mạch máu, đặc biệt là mạch máu não, mạch vành, làm tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ, thậm chí là tử vong ở người bệnh.
Mỡ máu cao nên hay không nên ăn trứng vịt lộn
Người bị mỡ máu có thể tiêu thụ tối đa là 2 quả trứng vịt lộn/tuần |
Trứng vịt lộn chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, nhiều cholesterol tỷ trọng cao. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người mỡ máu cao nên hạn chế ăn trứng vịt lộn để tránh làm tăng tỷ lệ cholesterol xấu trong máu, làm cho bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu thi thoảng mới ăn cũng sẽ không gây ảnh hưởng tới mỡ máu nên người bị mỡ máu có thể tiêu thụ tối đa là 2 quả/tuần.
Đồng thời, khi ăn trứng vịt lộn, bạn cũng cần lưu ý:
Tránh ăn vào buổi tối bởi hàm lượng chất đạm và cholesterol trong trứng vịt lộn cao sẽ dễ gây nên tình trạng đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu. Tốt nhất nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng.
Không ăn quá nhiều trứng vịt lộn, chỉ nên ăn tối đa 2 lần/tuần.
Bên cạnh đó, khi ăn trứng vịt lộn, bạn nên ăn cùng rau răm và gừng. Bởi rau răm và gừng có tính ấm nên giúp cân bằng tính hàn của trứng vịt lộn, từ đó giúp việc tiêu hóa trứng vịt lộn được dễ dàng hơn.
Không nên ăn trứng vịt lộn đã luộc chín để qua đêm vì lúc này chất dinh dưỡng của trứng vịt lộn đã bị mất đi, đồng thời bị vi khuẩn tấn công, ăn trứng có thể bị đau bụng, tiêu chảy hay ngộ độc nguy hiểm.
Ngoài những người mỡ máu cao, một số đối tượng dưới đây cũng nên hạn chế ăn trứng vịt lộn:
Bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường. Ăn trứng vịt lộn có thể gây tăng huyết áp, gây các rối loạn chuyển hóa đường máu nguy hiểm khác.
Bệnh nhân bị gout cũng nên tránh ăn trứng vịt lộn.
Trẻ em dưới 5 tuổi cũng không nên ăn trứng vịt lộn bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn quá non nớt, không có khả năng tiêu hóa tốt loại thức ăn này.
Chế độ ăn cho người mỡ máu cao
Thực phẩm người bị mỡ máu nên ăn |
Hạn chế nạp chất béo quá nhiều mỗi ngày, chỉ nên tiêu thụ khoảng 15% khẩu phần ăn.
Nên ăn nhiều rau xanh, củ quả mỗi ngày. Bệnh nhân mỡ máu cao nên bổ sung từ 400 - 500g/ngày, đồng thời tăng cường sử dụng các chế phẩm đậu tương, cá. Nếu người bệnh không kèm theo tăng huyết áp thì có thể dùng nước tương, nước mắm như bình thường.
Sử dụng các loại dầu thực vật như dầu ngô, dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu nành… thay vì sử dụng các loại mỡ có nguồn gốc động vật.
Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân mỡ máu cao như rau muống, rau cải, rau dền, xà lách, mồng tơi, mướp, rau đay, dưa gang, dưa chuột, bí đỏ, bí xanh, măng, giá đỗ, su hào, cà rốt, mận, đào, bưởi…
Bên cạnh đó, ở những người mỡ máu cao, nên hạn chế ăn nhiều đồ ngọt như đường mía, kẹo, mứt, bánh ngọt, các loại hoa quả quá ngọt, chỉ nên tiêu thụ dưới 20g mỗi ngày.
Ăn rau gì để giảm mỡ máu? |
Thảo dược thanh nhiệt cho người bị mỡ gan, mỡ máu |
3 loại thịt vừa rẻ, vừa bổ là "khắc tinh" của bệnh mỡ máu và huyết áp cao |