Chè cổ thụ Bạch Long, giá bán lên đến 680 triệu đồng/kg. |
Trên dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao 2400-2700m, có một loài cây hàng nghìn năm tuổi được mệnh danh là bảo vật của Việt Nam. Sở dĩ loài cây này quý giá như vậy là bởi hiện nay chúng chỉ còn lại 50-60 gốc. Vậy chúng là cây gì?
Loài cây đó chính là những cây chè cổ thụ Bạch Long, vào khoảng năm 2000, ông Trần Ngọc Lâm khi vào rừng hái thuốc đã đã vô tình lạc vào vườn chè này, khi tận thấy những hoa chè rơi dưới mặt đất.
Những cây chè này đều to như cây cổ thụ, lá mọc tít trên cao, lẫn trong sương mờ, rêu mốc, nên không để ý, thì không phát hiện ra được. Khi những bông hoa chè, thứ hoa rất đặc trưng rơi xuống mặt đất, thì thông thường mới phát hiện được chúng.
Ông Trần Ngọc Lâm cho biết, những cây chè cổ thụ Bạch Long sinh trưởng âm thầm cả triệu năm qua, nơi chưa có dấu chân người. Thân nó to cả người ôm, cao chót vót, đứng lẫn với những cổ thụ của đại ngàn nguyên sinh. Loài chè rừng hoang dã không mọc đều, mà theo từng khu vực. Cứ thi thoảng chúng lại xuất hiện, mà đã có là cả quần thể.
Ông Lâm cũng chính là người đưa ông Muteki, một kỹ sư người Nhật rất am hiểu về trà cho hay, những cây chè Bạch Long trên dãy Hoàng Liên Sơn này đều phải tính tuổi bằng hàng trăm đến cả ngàn năm.
Ở độ cao này, môi trường khắc nghiệt, giá lạnh thấu xương, mùa đông tuyết phủ, nước trong đất cũng đóng băng, cây chè phải luồn rễ sâu vào kẽ đá, đâm sâu vào lòng núi chắt lọc từng chút dưỡng chất, nên lớn rất chậm. Theo tính toán của các nhà khoa học người Nhật, ở môi trường khắc nghiệt, trên độ cao này, mỗi năm đường kính thân cây chè chỉ thêm được 1mm.
Lá trà của cây của chè cổ thụ Bạch Long thanh mảnh và trắng, phần thân được bao phủ bởi những sợi lông trắng. |
Khi những cây chè đã có tuổi ngàn năm, chúng gần như không chịu lớn nữa. Các nhà khoa học ở Đại học Nông nghiệp đã từng đo đường kính một số cây chè rừng nhỏ ở ngay Trạm Tôn và nhận thấy suốt 10 năm chúng chẳng lớn lên một chút nào. Trên độ cao hơn 3.000m, khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, một cây chè bằng bắp chân, có thể có tuổi đời hàng trăm năm, những cây có vòng thân một người ôm, đều có tuổi cả ngàn năm. Chúng chính là món quà quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng riêng cho Việt Nam.
Người phát hiện ra rừng chè cổ thụ Bạch Long – ông Trần Ngọc Lâm tiết lộ, những cây chè này càng già càng thơm, lá trà mà nấu nước cả tiếng nước vẫn trong mà ngọt lừ nơi cuống họng.
Giá cao nhất của loại trà đặc biệt này là 680 triệu đồng/kg, thuộc hàng đắt nhất Việt Nam. Nguyên nhân là bởi những cây chè có tuổi đời hàng ngàn năm tuổi này chỉ có khoảng 50 đến 60 gốc. Đến nay chúng được coi là những cây chè quý hiếm, độc đáo trên thế giới. Ngoài ra, thành phẩm của cây chè Bạch Long được khai thác và chế biến thủ công một cách tinh xảo để cho ra đời loại trà Bạch Long siêu cao cấp. Người nông dân phải mất 2-3 giờ đồng hồ, để trèo và hái hết được số búp non của một cây chè cổ thụ trong một lần thu hoạch. Mỗi búp non đạt trọng lượng từ 100-300gr mới đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Để làm ra được 1kg trà khô thì phải hái được khoảng 3-3,8kg búp chè tươi. Người nông dân muốn hái hết được số lượng chè tươi như vậy thì phải trèo hết 30 cây chè. Chính vì vậy mà trong vòng một năm người nông dân chỉ khai thác được 2-3kg thành phẩm trà siêu cao cấp này. Do đó, giá của trà Bạch Long trên dãy Hoàng Liên Sơn lên tới 680 triệu đồng/kg là vì vậy.
Những lưu ý khi pha trà Bạch Long
Đồ dùng chính: chủ yếu là cốc thủy tinh trong suốt, cốc sứ trắng, bát sứ trắng hoặc bát nắp thủy tinh trong suốt… Bởi vì qua cốc thủy tinh, bạn còn có thể tận mắt ngắm nhìn trà Bạch Long như “nở hoa” trong nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị ấm chén, khay trà hoặc sen trà, khăn trà, thìa trà, bát đựng nước, lọc trà, nồi đun nước nóng và bếp ga (có thể là bếp điện hoặc bếp cồn).
Nước pha: Nước suối trên núi là tốt nhất, sau đó là nước giếng, nước suối tự nhiên có thể làm vị của trà Bạch Long ngon hơn.
Nhiệt độ pha trà: Do trà Bạch Long có vị tinh tế, lá mỏng, nhiệt độ nước ủ không được quá cao, thường ở 80-90 độ.
Phương pháp pha trà
Nước trà màu vàng mơ, vị êm dịu, ngọt ngào với vần vị vô tận. |
Bước 1: Làm ấm cốc, đổ vào cốc thủy tinh trong suốt khoảng 1/3 thể tích nước nóng để làm nóng cốc và làm sạch cốc hơn.
Bước 2: Sau đó cho khoảng 3-5 gram trà Bạch Long vào mỗi cốc.
Bước 3: Rửa sạch trà bằng cách cho 1/3 nước ấm vào cốc, lắc vài lần rồi đổ nước rửa trà ra ngoài. Tốc độ rửa trà phải nhanh để không làm trôi hết các thành phần dưỡng chất trong trà và ảnh hưởng đến giá trị thưởng thức.
Bước 4: Pha trà. Cho 1/3 lượng nước ấm khoảng 90 độ vào mục đích cho ngấm. Ban đầu, lá trà được mở ra, sau đó dùng tay trái giữ đáy cốc và tay phải cầm cốc, xoay nhẹ tách trà theo chiều kim đồng hồ trong khoảng nửa phút để trà có thể hút nước thêm và tỏa hết hương thơm. Lượng nước cho vào chiếm khoảng 2/3 cốc, sau khi pha, để yên trong 2 phút (thời gian pha có thể tùy ý điều chỉnh theo sở thích cá nhân).
Bước 5: Nếm trà. Trước tiên, bạn hãy hít hà mùi thơm, sau đó quan sát màu nước và tận ngắm sự biến hóa kỳ diệu của từng búp trà Bạch Long. Trong cốc, những búp và lá màu trắng trong suốt giống như đuôi con rồng, với hình thái sinh động bồng bềnh bay lên, ở phía dưới của cốc, bạn có thể thấy dáng điệu uyển chuyển của những tôm trà đã ủ. Sau đó, bạn hãy tận hưởng dư vị ngọt ngào của loại trà dường như mang hết linh khí của đất trời trong những tôm trà đặc biệt.
Kỳ lạ loại đặc sản ủ 3 năm mới có, nhìn như quả quýt khô giá 5 triệu đồng/kg đang được mọi người săn lùng |
Đưa thương hiệu chè Việt Nam ra thế giới thông qua du lịch |