Về thăm thung lũng Mường Hoa – Viên ngọc quỹ giữa núi rừng Tây Bắc Tham quan Thác Bạc - Cây vĩ cầm giữa núi rừng Tây Bắc Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hút hồn của đồi chè Ô Long Sapa |
Bức tranh ngoạn mục trên đỉnh Ngũ Chỉ Sơn. Ảnh: saohenuoc |
Ngũ Chỉ Sơn – Dãy núi đẹp nhất Tây Bắc
Nhắc đến du lịch Sapa, người ta thường nghĩ về đỉnh núi Phan Xi Păng – nơi dễ dàng chinh phục bằng những tuyến cáp treo. Nhưng Sapa còn một ngọn núi khác, cũng cao vời vợi, cũng đẹp ngút trời mà ít người biết đến. Đó là núi Ngũ Chỉ Sơn thuộc dãy Hoàng Liên Sơn.
Nằm cách trung tâm thị trấn Sapa hơn 30km nằm giáp ranh giữa xã Sơn Bình, huyện Tam Đường (tỉnh Lai Châu) và xã Tả Giàng Phình, huyện Sapa. Ngũ Chỉ Sơn có độ cao 2.850m so với mực nước biển, quanh năm mây mù bao phủ. Du khách có thể đi theo tuyến Quốc lộ 4D là đến.
Ngũ Chỉ Sơn gồm 5 ngọn núi lớn, so với Phan Xi Păng, ngọn núi này ít người biết đến và chưa phát triển các hoạt động du lịch. Tuy nhiên, với cảnh đẹp huyền bí thảm thực vật rừng nguyên sinh đa dạng thì Ngũ chỉ Sơn đang trở thành điểm đến được nhiều phượt thủ yêu thích.
Kinh nghiệm trekking Ngũ Chỉ Sơn
Lên xe di chuyển đến Sapa |
Để chinh phục Ngũ Chỉ Sơn, du khách cần tới Sapa trước tiên. Từ Hà Nội tới Sapa du khách có thể lựa chọn các phương tiện như xe khách, tàu hỏa, xe máy. Tuy nhiên, du khách nên đi xe khách từ đêm hôm trước để tiết kiệm thời gian và sức khỏe. Giá vé dao động từ 230.000 VNĐ – 300.000 VNĐ/người.
Vì không có cáp treo nên cách duy nhất để thưởng ngoạn cảnh đẹp của Ngũ Chỉ Sơn là trekking. Ước tính quãng đường leo núi khoảng 12km. Du khách phải băng qua những con đường mòn nằm trong cánh rừng nguyên sinh, men theo những mỏm đá cao nhấp nhô trước khi đặt chân lên đến đỉnh núi.
Do Ngũ Chỉ Sơn nằm giáp ranh 2 tỉnh nên sau khi tới Sapa, du khách có thể trekking theo hai hướng lên xuống khác nhau. Tùy vào quỹ thời gian mà du khách lựa chọn đi theo đường nào. Du khách có thể leo núi từ xã Tả Giàng Phình, Sapa hoặc leo từ xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
Hướng 1: Cách Sapa 25km – Xã Tả Giành Phình, Sapa, Lào Cai. Thích hợp cho những du khách leo Ngũ Chỉ Sơn trong ngày.
Thông thường, du khách sẽ lựa chọn cung đầu tiên thuộc huyện Sapa. Du khách sẽ có cơ hội đi theo những con suối mát lạnh cùng những tảng đá cao trước khi tiếp cận độ cao 1300 mét. Khi leo núi với cung đường này, du khách sẽ có cơ hội đi ngang qua những vườn thảo quả xanh mà người dân tộc thiểu số trồng 2 bên đường.
Khi leo núi từ huyện Sapa, du khách đi theo khe núi cách quốc lộ 4D khoảng 1,5km sẽ nhìn thấy thác Cầu Mây nằm giữa 2 sườn núi. Dòng thác trên cao ngày đêm cuồn cuộn chảy, bọt nước tung trắng xóa vô cùng đẹp.
Hướng 2: Cách Sapa 31km – Xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, Lai Châu. Đi qua thác Chu Va rất đẹp
Ngắm Ngũ Chỉ Sơn từ Chu Va. |
Ở cung đường leo Ngũ Chỉ Sơn từ Tam Đường, Lai Châu, du khách sẽ có nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Du khách có thể bắt đầu leo núi từ bản Chu Va. Nếu có kinh nghiệm leo núi, du khách sẽ mất khoảng 6 giờ để tiếp cận đỉnh núi. Đó là bức tranh của núi rừng sừng sững giữa đất trời, là những tầng mây trôi lơ lửng trôi giữa rừng cây xanh bạt ngàn trong gió.
Dù chọn bất kỳ cung đường nào thì hành trình leo núi sẽ để lại cho du khách nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Trên đường đi, có thể du khách sẽ gặp những con vắt bò lổm nhổm dưới chân. Nếu muốn ngồi nghỉ, du khách nên tìm chỗ nào không có vắt.
Mỗi cung đường lên đỉnh Ngũ Chỉ Sơn đều có những khó khăn nhất định. Tuy nhiên khi đến độ cao 2.600 mét, du khách sẽ bước vào hành trình gian nan nhất. Mỗi bước đi đều hết sức cẩn trọng, chậm rãi từng bước.
Quãng đường di chuyển lên đỉnh toàn dốc là dốc như muốn vắt kiệt sức của khách du lịch. Thậm chí có những quãng đường chỉ có rễ cây để bám vào, chẳng có 1 điểm tựa nào khác. Du khách sẽ phải đối diện với vách đá cheo leo thẳng đứng, một bên là vực thẳm hun hút gieo rắc nỗi sợ hãi cho bất kỳ ai.
Thế nhưng chỉ có dũng cảm vượt qua từng thử thách, du khách mới có thể chạm chân mình đến đỉnh để có thể khám phá trọn vẹn vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ và đầy sức quyến rũ của Ngũ Chỉ Sơn.
Nên treeking Ngũ Chỉ Sơn vào thời điểm nào?
Thời tiết ở Ngũ Chỉ Sơn mỗi mùa đều sẽ có những cảnh đẹp khác nhau. Do đó, đi trekking múa nào, du khách cũng có cơ hội chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên đa màu sắc của Ngũ Chỉ Sơn. Thế nhưng, theo kinh nghiệm leo núi chinh phục Ngũ Chỉ Sơn của nhiều khách du lịch, du khách nên đến đây vào:
Tháng 12-3: Thời tiết có hơi se lanh do mùa đông chưa thực sự kết thúc. Nhưng thảm thực vật ở Ngũ Chi Sơn lại nằm trong giai đoạn sinh sôi nảy nở; tạo nên một khung cảnh tươi mới, căng tràn sức sống.
Tháng 4-5: Mùa nước đổ ở vùng Tây Bắc sẽ tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp. Thời tiết nhẹ nhàng, mát mẻ, không quá nóng cũng không lạnh. Đặc biệt du khách sẽ không gặp những cơn mưa rừng đầy rẫy nguy hiểm.
Tháng 9-10: Du khách sẽ được thưởng thức khung cảnh tuyệt đẹp của đồi núi Tây Bắc mùa lúa chín. Thời tiết mát mẻ với những cơn gió thoảng nhẹ; sẽ khiến cho du khách cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn.
Bên cạnh đó, để hành trình diễn ra thuân lợi hơn là du khách không nên leo núi Ngũ Chỉ Sơn vào mùa mưa (tháng 6,7,8). Bởi khi đó không chỉ ẩm ướt mang đến sự khó chịu; mà cơn mưa cũng làm cho cung đường trở nên trơn trượt, trượt ngã …
Truyền thuyết về đỉnh núi Ngũ Chỉ Sơn
Vẻ đẹp hùng thiêng của Ngũ Chỉ Sơn giữa thung lũng Tả Giàng Phình Sapa |
Đỉnh Ngũ Chỉ Sơn không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hùng vĩ, dãy núi này gắn liền với truyền thuyết của vị thần tạo hóa, ngọn núi qua bao năm vẫn hiên ngang dựng đứng trước trời xanh. Như lời kể, từ thủa khai sinh Tả Giàng Phình, khi trời đất vẫn còn tối tăm, mịt mù, mặt đất thì rất bằng phẳng; một vị thần với thân hình vạm vỡ, to lớn lạ thường bỗng dưng xuất hiện.
Thần đã một mình hăm hở, miệt mài ngày đêm xây nên mảnh đất cho con cháu có nơi an cư lạc nghiệp. Ông đào đất để đắp thành những đồi, núi. Chỗ ông lấy đất đắp núi đã tạo thành biển và ao hồ. Sau đó, ông đã dùng bàn tay khéo léo để tạo nên khe suối nối vào sông, dẫn nước vào ao hồ và chảy ra biển.
Sau khi hoàn thành công việc kiến tạo, ông đã dồn tất cả sức lực để đắp 1 dãy núi thật cao. Ông mải mê đắp mãi cho tới khi dãy núi cao vượt tầng mây lên tận đến Trời.
Thấy vậy, Ngọc Hoàng rất giận dữ, liền sai thần sấm, thần sét xuống đánh phá dãy núi của thần khổng lồ. Tuy nhiên, sau năm ngày dùng đủ mọi cách vẫn không san bằng được dãy núi, thần sấm, thần sét kiệt sức phải quay về chịu tội với Ngọc Hoàng.
Dãy núi bị sấm sét đánh nham nhở chĩa thẳng lên cao giống năm ngón tay như thách thức với trời xanh và vẫn đứng vững vàng cho đến ngày nay. Người dân ở thung lũng Tả Giàng Phình đặt tên là Ngũ Chỉ Sơn, tức núi năm ngón tay.
Trekking Ngũ Chỉ Sơn – chỉ có lên và lên
Ngũ Chỉ Sơn huyền ảo trong sương sớm và mây mù |
Những con đường mòn quanh co theo các sườn núi dẫn đến khu rừng nguyên sinh hàng trăm năm tuổi mà bạn có thể ngắm nhìn những cánh đồng lúa bạt ngàn đang khoe màu mới. Khung cảnh đó vừa mang chút hoang dại của thiên nhiên vừa ấm áp và gần gũi mang hơi thở sự sống con người.
Chặng đường chinh phục đỉnh Ngũ Chỉ Sơn ước tính dài khoảng 12km, chủ yếu là đường mòn xuyên qua các vạt rừng nguyên sinh và men theo những triền núi đá cao nhấp nhô quanh năm mây mù bao phủ.
Chặng đường đầu tiên khá dễ chịu khi đi dọc theo con suối; qua đầm trâu, đứng ở dưới chân nhìn lên đỉnh núi trông vô cùng hùng vĩ.
Du khách nên đi 1 đôi tất dài cộng thêm cả bó ống chân sẽ không hở da thịt, mấy con vắt chỉ bám quanh đôi giày của du khách thôi. Nhiều lúc bám nhiều quá du khách phải dùng tay để gỡ ra, tất nhiên là du khách sẽ nên đeo gang tay trước khi gỡ những con vắt xuống.
Vắt thường tập trung ở những nơi đường mòn, có nhiều người qua lại, ở các hốc cây. Đặc biệt sau khi mưa vắt thường bủa ra rất nhiều; nên khi đang leo ai mà có mệt quá cũng đừng ngồi bệt xuống đất nghỉ. Trước khi ngồi nghỉ hãy hỏi porter xem chỗ này có ngồi được, hay chỗ này có vặt hay không.
Xét về quãng đường leo thì đây có lẽ là đỉnh có quãng đường leo khá ngắn nhưng xét về độ hiểm trở thì đây quả là một ngọn núi khó chinh phục đối với những dân trekker, đặc biệt là vào những ngày mưa.
Trekking Ngũ Chỉ Sơn – vượt qua những vách núi cheo leo
Toàn cảnh dãy núi Ngũ Chỉ Sơn mờ ảo trong sương |
Càng di chuyển lên cao, độ khó bắt đầu tăng lên, bù lại du khách sẽ thấy được sự hùng vỹ mà thiên nhiên ban tặng. Nhưng để chinh phục vẻ đẹp nào cũng cần phải trải qua nhiều thử thách và chông gai. Những tảng đá lớn được dựng thành từng vách phủ đầy rêu phong, nét đẹp đó vừa hoang sơ, vừa dịu dàng đến lạ lùng.
Một điểm nhấn khác của Ngũ Chỉ Sơn là những vườn thảo quả xanh mượt của người dân dọc hai bên đường, những quả chín ôm lấy cụm cây tạo nên một nét đẹp duyên dáng đến khó cưỡng, giống như người con gái sơn cước mặn mà, đằm thắm.
Tiếp đến, đi dọc theo khe núi và cách QL4D chừng 1,5km đường rừng, du khách sẽ thấy thác Cầu Mây nằm sừng sững giữa hai sườn núi. Khung cảnh kì vĩ đó thực sự khiến những phượt thủ thấy choáng ngợp và say mê. Rất nhiều người khi được tận mắt nhìn dòng thác tung bọt trắng xóa không ngừng nghỉ lại có cảm giác như đang đi lạc vào cõi tiên.
Quãng đường di chuyển lên đỉnh chỉ có dốc và dốc, càng di chuyển lên cao, độ khó ngày một tăng lên như vắt kiệt sức lực. Nhiều quãng đường leo không có điểm tựa ngoài mấy đoạn rễ cây để bám lên.
Nhiều đoạn phải bám vào dây thì mới có thể leo được
Đỉnh núi cao nhất trong dãy núi Ngũ Chỉ Sơn |
Tuy có chút mệt nhưng khung cảnh hiện ra trước mắt du khách trong mỗi đoạn đường là những tán rừng, ngọn núi hùng vĩ, màn sương giăng mờ ảo.
Đoạn đường lên chỉ có có và những hòn đá trơn trượt có thể làm du khách ngã bất cứ lúc nào. Bắt đầu từ độ cao 2.600m, du khách sẽ bắt đầu bước vào chinh phục đoạn đường; được xem là khó khăn nhất trong hành trình chinh phục Ngũ Chỉ Sơn. Đòi hỏi người leo phải thật chú tâm, thận trọng trong từng hành động, bước đi. Có 3 đoạn khó khăn đồng nghĩa với sự nguy hiểm mà du khách phải vượt qua đó là những vách đá cheo leo thẳng đứng.
Những người mở đường cho cung trekking này họ đã dựng lên những cái thang được làm bằng những cây gỗ; nhưng rất sơ sài đóng vào vách núi. Lúc này đòi hỏi người leo phải hết sức cẩn trọng; tuyệt đối không leo sát ra ngoài vực mà chỉ được leo vào rìa sát vách.
Cảm giác run sợ và muốn bỏ cuộc
Dưới chân Ngũ Chỉ Sơn |
Cảm giác lúc đấy hơi run và không dám nhìn ra phía bên ngoài, đó là một vực thẳm hun hút mà không biết rơi xuống đó sẽ như thế nào. Rất nhiều người đến đoạn leo vách đầu tiên đã bỏ cuộc vì sợ độ cao.
Vượt qua được đoạn khó thứ 3 là du khách có thể chạy thẳng một mạch lên đến đỉnh Ngũ Chỉ Sơn đầy gió, rét và mưa phùn. Thời tiết lạnh run người và ai nấy cũng đều thấm mệt; nhưng cảm giác được chạm tay vào chóp Ngũ Chỉ Sơn thật là hạnh phúc.
“Một bước lên cõi tiên”
Lên đến độ cao 2.300m thì nhiệt độ và độ ẩm bắt đầu thay đổi. Du khách sẽ cảm thấy lạnh hơn, mây mù và sương giăng kín lối. Khi lên đến độ cao này, du khách sẽ thấy thực vật vô cùng đa dạng và phong phú như nhiều cây gỗ quý, dược liệu quý. Nói “một bước lên tiên” có lẽ không sai vì dường như mọi thứ đều mang một nét đẹp “thoát tục” khó có thể lí giải.
Khi tiếp tục di chuyển lên cao hơn, du khách sẽ thấy những chặng đường mòn chạy hun hút và dường như khó có thể thấy điểm dừng cuối cùng ở đâu. Khung cảnh trước mắt vô cùng thơ mộng với những tầng mây trôi lơ lửng; nhìn xuống phía dưới là những rừng cây xanh bạt ngàn đang reo mình cùng gió.
Phải mất khoảng chừng 6, 7 tiếng leo núi thì du khách mới lên được điểm cao hơn 2.800m để gặp “người tình” Ngũ Chỉ Sơn. Cái lạnh của nhiệt độ ở đây khiến nhiều người run bần bật, nhưng dường như chỉ một lát họ quên mất cái lạnh vì đang đắm trong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng.
Vẻ đẹp của Ngũ Chỉ Sơn
Biển mây bồng bềnh trên đỉnh núi |
So với một Phan Xi Păng có cáp treo thuận tiện đi lại thì núi Ngũ Chỉ Sơn đầy thách thức hơn hẳn. Cũng chính vì thế mà không phải ai cũng có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngọn núi hùng vĩ này. Phải tự mình băng qua những cung đường khó, phải nếm trải hết vị mặn của mồ hôi du khách mới có thể thu trọn tầm mắt hiện ra trên đỉnh núi.
Ngũ Chỉ Sơn đẹp mọi thời khắc trong ngày nhưng đẹp nhất là vào sáng sớm. Lúc này đây, những ngọn núi ẩn mình trong mây trắng, khung cảnh mờ ảo tựa chốn bồng lai. Vào ngày nắng đẹp, du khách có thể phóng tầm nhìn ra dãy Hoàng Liên Sơn và nhiều đỉnh núi tuyệt đẹp khác của vùng Tây Bắc.
Đứng trên đỉnh núi, du khách có thể nhận thấy thời tiết thay đổi nhanh trong thời gian ngắn. Có khi mây mù phủ trắng không gian, có khi mây lại tan đi, để lộ ra những mảng rừng huyền bí. Có khi những làn gió lại cuồn cuộn thét gào như trêu đùa, như dọa dẫm những đôi chân lữ khách.
Dù đứng trên đỉnh nào trong 5 đỉnh núi, du khách đều có thể ngắm 4 đỉnh núi còn lại hiện lên ngạo nghễ giữa đất trời. Biển mây trắng xóa bồng bềnh bao quanh từng ngọn núi. Từ gần ra xa rồi từ xa lại gần, khoảng cách nào cũng toát lên nét đẹp mơ màng, ảo diệu như chốn tiên cảnh bồng lai.
Vào những buổi chiều tà, ánh mặt trời chuyển sang vàng cam rồi ửng đỏ, lan tỏa khắp không gian càng làm cho bức tranh trên đỉnh Ngũ Chỉ Sơn thêm phần mờ ảo. Ở trên đỉnh núi này, du khách sẽ có cảm giác như đang du hành về thế giới cổ tích hoặc đang trong một bộ phim nào đó không phải thực tại.
Các vật dụng cần thiết cho chuyến trekking Ngũ Chỉ Sơn
Để chuyển leo núi Ngũ Chỉ Sơn thành công trọn vẹn, du khách đừng quên chuẩn thiết bị một số vật dụng cần thiết như:
Quần: Bên cạnh những bộ quần áo thẩm thấu hút mồ hôi; thì du khách cần mang bộ đồ giữ ẩm hoặc áo chống nước. Bời thời tiết thay đổi thất thường, vào buổi tối sẽ rất lạnh.
Balo trekking: Hãy mang theo chiếc balo phù hợp với kích thước của cơ thế mình. Nếu có dây đai người dùng, lưng, bung … hay nhiều ngăn thì càng tốt.
Giày trekking: Du khách nên đi đôi giày có khả năng chống thấm nước, bền bỉ; và có miếng lót ở chân để di chuyển ở một đường quang xa sẽ không bị đau chân
Đồ ăn: thanh sô cô la, kẹo dẻo … để tải năng lượng và ấm cơ thể nhanh nhất. Mang theo nước đủ dùng để bảo đảm không bị mất nước hay mệt mỏi.
Thuốc men: cần các loại thuốc đặc trị như thuốc hạ sốt, thuốc cảm, thuốc đau đầu … Nên mang theo cả thuốc phòng chống côn trùng đề phòng trường hợp. tình huống bất ngờ.
Một số lưu ý khi leo núi Ngũ Chỉ Sơn
Ảnh: @nhattrun_ |
Tương tự như khi trekking các ngọn núi khác, khi leo Ngũ Chỉ Sơn cũng cần trang bị kỹ lưỡng. Vì thế để có được chuyến đi tuyệt nhất thì du khách nhớ thực hiện các điều cần thiết sau:
Việc leo núi Ngũ Chỉ Sơn trong ngày không quá khó nếu thời tiết thuận lợi. Nên du khách cần phải nắm bắt tình hình thời tiết trên đó thật tốt thì mới đi leo. Tốt nhất là liên hệ với porter ở vùng đó, hỏi thời tiết có ổn không vì họ là người bản địa, có nhiều kinh nghiệm.
Du khách cần liên hệ với porter địa phương để tham khảo tình hình thời tiết và nhờ họ dẫn đường. Nếu chưa từng có kinh nghiệm leo núi hoặc lần đầu leo Ngũ Chỉ Sơn, du khách cần porter bản địa đi cùng để hành trình diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.
Ngũ Chỉ Sơn là một ngọn núi chủ yếu là dốc, có đoạn nhiều đá nhỏ đi rất đau chân; nên du khách cần phải chọn đôi giày có đế bám thật tốt. Có thể lót thêm miếng đệm vào đế giày để đi cho đỡ đau chân.
Đỉnh Ngũ Chỉ Sơn ẩn hiện trong mây |
Nếu xác định có thể đi về trong ngày du khách chỉ cần mang theo nước uống và đồ ăn nhẹ là đủ. Còn nếu muốn cắm trại qua đêm, du khách phải chuẩn bị thêm lều trại, nhiều đồ ăn, nước uống, đèn pin, sạc và các dụng cụ thiết yếu khác.
Đặc biệt, du khách cần luyện tập trước để chuẩn bị cho mình một sức khỏe và thể lực tốt để sẵn sàng vượt qua mọi thử thách bày mẹ thiên nhiên bày biện sẵn. Sẽ có lúc du khách mệt đến không thở nổi, sẽ có lúc du khách muốn bỏ cuộc. Những hãy nghĩ về bức tranh tuyệt đẹp nơi đỉnh núi để tiếp thêm cho mình động lực.
Chinh phục Ngũ Chỉ Sơn là một hành trình đầy gian lao dành cho những người trẻ mê khám phá thiên nhiên. Tuy có khó khăn vất vả nhưng cảnh đẹp trên dãy núi này sẽ là phần thưởng xứng đáng cho những giọt mồ hôi của du khách. Hãy leo núi đi, leo cao hơn nữa để thấy cảnh đẹp Việt Nam ngoạn mục đến nhường nào.
Hành trình băng rừng lội suối vượt qua 12km địa hình vách đứng chắc chắn sẽ là một trải nghiệm không thể nào quên. Mong rằng với kinh nghiệm leo Ngũ Chỉ Sơn kể trên, du khách sẽ có sự chuẩn bị tốt trước khi lên đường chinh phục đỉnh Ngũ Chỉ Sơn. Chúc du khách có một chuyến đi an toàn, vui vẻ và tràn đầy ý nghĩa.
Khám phá “nóc nhà” Chiêu Lầu Thi |
Chinh phục đỉnh Pu Ta Leng - Đỉnh núi cao hiểm trở bậc nhất Việt Nam |
Chinh phục đỉnh Pu Si Lung - Nóc nhà vùng biên giới Lai Châu |