Kỳ bí lễ hội “nhảy lửa” của người Dao đỏ ở Sapa

Lễ hội “nhảy lửa” là một trong những nghi lễ thiêng liêng nhất trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Dao đỏ ở Sapa (Lào Cai). Lễ hội mang ý nghĩa giải hạn, cầu may mắn, sức khỏe, mưa thuận gió hòa và sự bình an trong năm mới.
Cao Bằng: Bảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc Dao đỏ Độc đáo nghi thức đón Tết của người Dao Đỏ ở Lào Cai Vì sao hàng vạn người chen nhau mong giành được ấn ở đền Trần?

“Nhảy lửa” để gột rửa bụi trần

khám phá lễ hội “tắm than” của người Dao Đỏ ở Sapa
Thầy cúng làm lễ, bái cúng thần lửa.

Lào Cai không chỉ nổi bật với cảnh sắc núi rừng hùng vĩ mà còn hấp dẫn bởi những phong tục độc đáo của người dân bản địa, khiến bất kỳ ai cũng tò mò, thích thú. Tuy sinh sống ở những triền núi cao, xa xôi, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn nhưng đồng bào Dao đỏ có truyền thống văn hoá phong phú và giàu bản sắc.

Một trong những phong tục truyền thống độc đáo của người Dao là tục Pút tồng. Theo tiếng Dao đỏ, “Pút tồng” có nghĩa là nhảy lửa - một trong những nghi lễ thiêng liêng nhất trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Dao đỏ. Lễ hội mang ý nghĩa giải hạn, cầu may mắn, sức khỏe, mưa thuận gió hòa và sự bình an trong năm mới. Đồng thời, cũng là ngày cầu siêu cho người đã khuất và cầu an cho người sống.

Nhân dịp này, các chàng trai, cô gái khoác lên mình trang phục truyền thống rực rỡ, tề tựu đông đủ để trảy hội, tạo nên một không gian đầy năng lượng và đậm đà bản sắc dân tộc. Người tham gia lễ vừa nhảy múa trong âm nhạc, vừa xưng tụng thần linh, thể hiện lòng thành kính cao nhất đối với các vị thần và tổ tiên. Các điệu nhảy liên tục đan xen và dồn dập, khiến du khách cảm nhận được sự rung động trong không khí lễ hội.

Theo quan niệm của người Dao đỏ, ngọn lửa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống sinh hoạt và văn hóa, tâm linh. Lửa được coi là vị thần giúp xua đuổi tà ma, bệnh tật, mang lại sự ấm áp và cuộc sống no đủ, thịnh vượng. Vì vậy, vào những dịp đầu xuân, các bản người Dao đỏ lại tổ chức nhảy lửa cầu năm mới bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Tại Lễ hội nhảy lửa, con người dám đương đầu với nguy hiểm để xua đuổi tà ma, nơi những đôi chân trần “đùa” với lửa trong tiếng hú, hò reo thích thú đầy ma mị của dân bản và du khách cả nước. Thông thường, Lễ nhảy lửa được tổ chức trên một khoảng sân đất rộng và bằng phẳng. Trong phần nghi lễ của người Dao đỏ thì vật phẩm dâng cúng không thể thiếu các loại như: Cơm, gạo, rượu, gà luộc, nước suối, vải mộc màu trắng, hương, tiền làm bằng giấy bản, đèn hoặc nến…

Tất cả các sản phẩm được trưng bày trên một bàn gỗ dài. Ngay giữa sân, một đống củi to đã được thanh niên mang đến, xếp gọn gàng. Khi đống củi đã trở thành một đống than hồng rừng rực cháy, 10 chàng thanh niên được chọn tham gia tắm và nhảy lửa đã ngồi "hầu lễ" từ đầu buổi lễ. Theo phong tục người Dao đỏ, 10 chàng trai này sau khi được cấp sắc xong phải tham gia nhảy và tắm lửa, “gọi hồn”, tìm sư phụ phù hộ, học phép. Trước khi nhảy lửa, họ phải đun nước tắm rửa sạch sẽ, vậy nên nghi thức ngày thường được tổ chức vào buối tối.

Sau nghi lễ thiêng liêng, trong hồi trống giục rộn ràng, thầy cúng thực hiện nghi thức cúng gọi thần linh nhập vào các trò để tham gia nhảy lửa, xin thần linh, thần lửa ban cho các trò sức mạnh. Với đôi chân trần, những thanh niên Dao đỏ nhảy vào giữa đống lửa, lấy chân gạt than ra thành một bãi rộng, dùng tay bốc đống tro than nóng bỏng văng ra xa. Như không hề biết bỏng rát, họ hoan ca trong điệu nhảy, điệu múa đầy thần bí nhưng cuốn hút vô cùng.

Sau khi đống lửa tàn, thầy cúng chiêu mộ các học trò về lại hàng chiếu phía sau để kết thúc lễ. Họ cảm ơn các vị thần đã tới dự lễ chung vui cùng dân làng, cầu mong các vị thần phù hộ cho dân làng được ấm no, mạnh khỏe, hẹn lần nhảy lửa sau sẽ lại mời các thần xuống tham gia. Kết thúc, thầy cúng sẽ giải lễ cho các học trò để họ trở về là người thường. Tương truyền, nếu thầy cúng không giải lễ mà để cho học trò ra về thì khi về tới nhà có đống lửa nào thì người đó cứ nhảy vào phá hết đống lửa đó.

Sự ra đời của Lễ hội nhảy lửa

khám phá lễ hội “tắm than” của người Dao Đỏ ở Sapa
Với đôi chân trần, những thanh niên Dao đỏ nhảy vào giữa đống lửa.

Một thầy mo ở huyện Bát Xát, Lào Cai kể rằng, khi di cư tới Việt Nam do hạn hán, mất mùa và loạn lạc, người Dao và người Hmông cất giữ linh hồn tổ tiên ở trong cánh tay, còn người Giáy lại để linh hồn tổ tiên ở vạt áo. Lúc qua sông, người Giáy đã cắt bỏ vạt áo để tổ tiên ở lại, còn người Dao và Hmông thì không thể chặt tay để lại, nên sau khi vào vùng đất mới, thì họ lập bàn thờ để thờ cúng tổ tiên với hình tượng là một pho tượng nhỏ và một thanh kiếm. Từ đó, đến ngày đầu năm mới, thì người Dao lại tổ chức lễ Pút tồng để tắm gội sạch cho tổ tiên (tượng và kiếm), chuẩn bị đón năm mới. Đây cũng là dịp để thể hiện sự biết ơn thế hệ trước và cầu cho cả họ có một năm mới tốt lành và no đủ hơn,…

Trong chuyến di cư vượt biển sang Việt Nam tìm đường sống của 12 họ thuộc tộc người Dao, sau nhiều tháng lênh đênh trên biển mà chẳng tới bờ, bất ngờ đoàn thuyền của các họ Dao gặp bão, sóng to, gió lớn như muốn nhấn chìm thuyền, tính mạng của họ bị đe dọa. Trong cơn nguy cấp, các họ Dao khấn cầu, xin Bàn Vương và tổ tiên giúp đỡ họ vượt qua cơn hoạn nạn, vào đến đất liền an toàn và hứa sẽ làm lễ tạ ơn. Lời cầu linh ứng, từ đó về sau, theo lời hứa, các họ người Dao tổ chức nghi lễ Pút tồng. Mục đích của nghi lễ để thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên (Bàn Vương) đã cứu mạng người Dao ngoài biển xa năm xưa; luyện âm binh để bảo vệ cuộc sống gia đình, dòng tộc; cầu xin tổ tiên phù hộ, che chở cho mọi thành viên trong gia tộc được mạnh khỏe, làm ăn phát đạt,…

Người Dao đỏ tổ chức Pút tồng vào ngày đầu năm mới theo Âm lịch. Công việc chọn ngày do trưởng họ quyết định và thường tránh các ngày kiêng kỵ của dòng họ. Địa điểm tổ chức nghi lễ thường là gia đình trưởng họ của các dòng họ người Dao đỏ. Đây là nghi lễ quan trọng nhất trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Dao đỏ, nên việc chuẩn bị luôn được thực hiện trước khi tổ chức khá lâu, chu đáo và nghiêm túc. Trưởng tộc đứng ra lo liệu chính, cả về lễ vật và đạo cụ. Lễ vật dâng cúng chính gồm có gà, rượu, gạo, bánh trái,… Đồ nghi lễ gồm có tranh thờ, kiếm bùa, trang phục thầy cúng, cờ, binh khí,…

Diễn trình lễ Pút tồng gồm 11 bước và hầu hết các nghi lễ cúng bái đều được thực hiện thông qua các động tác nhảy, múa. Các điệu nhảy được thực hiện nối tiếp nhau trong suốt tiến trình nghi lễ, phần cầu khấn hầu như được “gói gém” vào trong các điệu nhảy. Trong khi múa, họ luôn miệng xưng tụng thần linh và các điệu múa được sử dụng như hình thức làm hài lòng thần linh, bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với tổ tiên, thần, thánh.

Mặc dù múa Pút tồng là hình thức múa trước thần linh, nhưng khi người Dao đỏ hành lễ, vẫn có sự hướng dẫn của các “Ma Tổ tiên”, “Ma Sư phụ” trong các bước nhảy. Múa trong nghi lễ Pút tồng thường chỉ do nam giới thực hành, như phần nào phản ánh cấu trúc xã hội, gia đình phụ hệ của người Dao đỏ. Thầy cúng, thầy nhảy đặt ra những quy tắc bí mật để bảo vệ vai trò độc tôn của nam giới trong các nghi lễ.

Âm nhạc và ngôn từ cũng là thành tố nghệ thuật quan trọng của nghi lễ Pút tồng. Nhạc cụ sử dụng trong nghi lễ gồm có trống, thanh la, não bạt. Âm nhạc trong nghi lễ không có sự khắt khe về bài bản, có khi chỉ là những hồi trống dồn không theo nhịp, phách cụ thể, mà thể hiện theo trạng thái cảm xúc nhanh, chậm bất thường khác nhau. Âm nhạc và múa hòa quyện rất tự nhiên, tạo nên sự sống động trong quá trình biểu diễn. Ngôn từ sử dụng trong Pút tồng chủ yếu là những lời khấn rì rầm của thầy cúng, những tiếng hô to của người nhảy, làm cho không khí của Pút tồng thêm sôi động và linh thiêng, huyền bí,…

Trong Pút tồng tích hợp cả nghệ thuật trình diễn dân gian, như nhảy múa, âm nhạc, ngôn từ và đặc biệt là nghi lễ, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh, tinh thần của người Dao đỏ. Các điệu múa là thành tố chủ đạo, tạo nên bản sắc riêng của nghi lễ Pút tồng, tạo sự thông linh giữa người trần và thần thánh, dẫn dắt người Dao Đỏ đi tìm sức mạnh và niềm tin cuộc sống, truyền thống dân tộc,...

Lễ Pút tồng hiện đang được thực hành tốt, với các biện pháp bảo vệ hiệu quả, được cộng đồng đồng thuận đề cử và cam kết bảo vệ. Với các giá trị lịch sử, văn hoá và khoa học tiêu biểu trên, Lễ Pút tồng (Tết nhảy) của người Dao đỏ ở Lào Cai đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013.

Lễ hội Nhảy Lửa năm 2025 sẽ diễn ra ngay sau khi Khai mạc festival cao nguyên trắng Bắc Hà mùa xuân.

Thời gian: 20h00, ngày 15/02/2025;

Địa điểm: Sân vận động huyện Bắc Hà

Lễ hội đền Cổ Loa: Hành trình về nguồn cội văn hóa Việt Lễ hội đền Cổ Loa: Hành trình về nguồn cội văn hóa Việt
Khai mạc giải bóng đá lần thứ 2 lễ hội truyền thống đình Yên Lộ, Yên Nghĩa xuân Ất tỵ năm 2025 Khai mạc giải bóng đá lần thứ 2 lễ hội truyền thống đình Yên Lộ, Yên Nghĩa xuân Ất tỵ năm 2025
Khám phá lễ hội Yên Tử: Nơi giao thoa giữa tâm linh và văn hóa Khám phá lễ hội Yên Tử: Nơi giao thoa giữa tâm linh và văn hóa
Cần lưu ý gì khi tham gia hội Lim? Cần lưu ý gì khi tham gia hội Lim?
Lễ hội đền Trần Thái Bình 2025 có gì nổi bật? Lễ hội đền Trần Thái Bình 2025 có gì nổi bật?
Vì sao hàng vạn người chen nhau mong giành được ấn ở đền Trần? Vì sao hàng vạn người chen nhau mong giành được ấn ở đền Trần?
Xử phạt 121 triệu đồng đối với 14 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm Xử phạt 121 triệu đồng đối với 14 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Quy định về xử lý vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm trong khu lễ hội Quy định về xử lý vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm trong khu lễ hội
Bình Yên

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Truyền thông quốc tế ấn tượng với bức ảnh hàng trăm nghìn người ở Tây Ninh đầu năm mới

Truyền thông quốc tế ấn tượng với bức ảnh hàng trăm nghìn người ở Tây Ninh đầu năm mới

Chia sẻ trên trang tin Bored Panda về bức ảnh hàng trăm nghìn người hành hương tới núi Bà Đen (Tây Ninh) đầu năm mới, cây viết Chloe Darcy không khỏi bất ngờ trước khung cảnh biển người đi lễ đầu năm, rực rỡ như một bức tranh đầy màu sắc.
Phở chua Lạng Sơn - Món ăn không nước dùng độc đáo

Phở chua Lạng Sơn - Món ăn không nước dùng độc đáo

Phở chua Lạng Sơn là một món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng đất Lạng Sơn, Việt Nam. Món ăn này có hương vị độc đáo, khác biệt hoàn toàn so với các loại phở truyền thống.
Bún đũa Nam Định - sợi bún "khổng lồ" làm nên hương vị đặc sản

Bún đũa Nam Định - sợi bún "khổng lồ" làm nên hương vị đặc sản

Bún đũa Nam Định là món ăn đặc sản nổi tiếng với sợi bún to như chiếc đũa, mềm nhưng vẫn giữ độ dai đặc trưng. Món ăn này không chỉ được dân địa phương yêu thích mà còn khiến du khách nhớ mãi.
Giới trẻ tìm đến ngôi chùa cầu duyên linh ứng bậc nhất Hà Nội trước ngày Valentine

Giới trẻ tìm đến ngôi chùa cầu duyên linh ứng bậc nhất Hà Nội trước ngày Valentine

Không chỉ là địa điểm tâm linh để người dân đến cầu bình an, sức khỏe, chùa Hà còn được nhiều bạn trẻ tìm đến để cầu duyên. Vài ngày trước Lễ Tình nhân (Valentine) , nhiều bạn trẻ tới chùa Hà cầu tình duyên với mong muốn "khi đi lẻ bóng khi về có đôi".
Lễ hội đền Trần Thái Bình 2025 có gì nổi bật?

Lễ hội đền Trần Thái Bình 2025 có gì nổi bật?

Tối 10/2 (tức ngày 13 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu Lăng mộ và Đền thờ các vua Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, UBND tỉnh Thái Bình trang trọng tổ chức lễ khai mạc Lễ hội đền Trần 2025.
Khai hội xuân Tây Yên Tử và Tuần Văn hóa du lịch tỉnh Bắc Giang

Khai hội xuân Tây Yên Tử và Tuần Văn hóa du lịch tỉnh Bắc Giang

Sáng ngày 9/2, tại Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (Bắc Giang), UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Giang và khai hội xuân Tây Yên Tử năm 2025 với chủ đề “Linh thiêng Tây Yên Tử”.
Kẹo cu đơ Hà Tĩnh: Hương vị ngọt ngào của miền quê

Kẹo cu đơ Hà Tĩnh: Hương vị ngọt ngào của miền quê

Kẹo cu đơ là một đặc sản nổi tiếng của Hà Tĩnh với lớp bánh tráng giòn tan, nhân kẹo dẻo quánh hòa quyện giữa mật mía, mạch nha, đậu phộng rang và chút cay nhẹ của gừng.
Khám phá lễ hội Yên Tử: Nơi giao thoa giữa tâm linh và văn hóa

Khám phá lễ hội Yên Tử: Nơi giao thoa giữa tâm linh và văn hóa

Lễ hội Yên Tử Quảng Ninh là một trong những lễ hội lớn nhất miền Bắc Việt Nam, thu hút hàng vạn du khách mỗi dịp Tết đến xuân về đến tham dự, cầu mong một năm mới bình an.
Lễ hội đền Cổ Loa: Hành trình về nguồn cội văn hóa Việt

Lễ hội đền Cổ Loa: Hành trình về nguồn cội văn hóa Việt

Lễ hội đền Cổ Loa là lễ hội được tổ chức tại đền Thượng – nơi thờ vua Thục Phán An Dương Vương, người đã thành lập nên nhà nước Âu Lạc ở nước ta.
Lễ hội Khai ấn đền Trần - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Lễ hội Khai ấn đền Trần - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Lễ hội Khai ấn đền Trần mang ý nghĩa nhân văn to lớn là cầu cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc ấn Đền Trần
Món canh “xả xui” vừa đẹp vừa ngon chỉ có ở Hà Nội

Món canh “xả xui” vừa đẹp vừa ngon chỉ có ở Hà Nội

Theo quan niệm ăn mực cuối tháng ‘xả xui’, người dân Bát Tràng cho rằng món canh măng mực trong mâm cỗ sẽ giúp năm mới thêm may mắn. Vậy cách làm món ăn như thế nào?
Ấn tượng với du lịch Thanh Hóa đầu năm Ất Tỵ 2025

Ấn tượng với du lịch Thanh Hóa đầu năm Ất Tỵ 2025

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa có báo cáo về lượng khách du lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 từ ngày 25/1 đến 2/2. Theo đó, doanh thu du lịch kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 675.000 lượt, tăng 9,7%, tổng thu từ du lịch đạt khoảng 570 tỷ đồng, tăng 12,6%.
Ngôi chùa nổi tiếng với câu truyền miệng “Khi đi lẻ bóng, khi về có đôi”

Ngôi chùa nổi tiếng với câu truyền miệng “Khi đi lẻ bóng, khi về có đôi”

Chùa Hà (Hà Nội) nổi tiếng với câu truyền miệng “Khi đi lẻ bóng, khi về có đôi”, đã phần nào nói lên niềm tin rằng đây là nơi linh thiêng giúp cầu duyên.
8 tỉnh thành đạt doanh thu du lịch hơn 1.000 tỷ đồng dịp Tết

8 tỉnh thành đạt doanh thu du lịch hơn 1.000 tỷ đồng dịp Tết

Trong dịp Tết vừa qua, du lịch cả nước ước đón 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Có 8 tỉnh thành đạt doanh thu du lịch hơn 1.000 tỷ đồng.
Bùng nổ du lịch Tết tại Đà Nẵng, doanh thu đạt nghìn tỷ trong 3 ngày Tết

Bùng nổ du lịch Tết tại Đà Nẵng, doanh thu đạt nghìn tỷ trong 3 ngày Tết

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, tổng lượng khách tham quan, du lịch Đà Nẵng ước đạt hơn 469.000 lượt, tăng 16,7% so với kỳ nghỉ năm 2024. Tổng thu du lịch ước đạt 1.887 tỉ đồng, tăng 19,4% so với kỳ nghỉ năm 2024.
Du lịch Tết 2025 tại TP.HCM, doanh thu cao hơn năm ngoái cả nghìn tỷ đồng

Du lịch Tết 2025 tại TP.HCM, doanh thu cao hơn năm ngoái cả nghìn tỷ đồng

TP.HCM tiếp tục khẳng định sức hút của điểm đến du lịch hàng đầu khi lượng khách đổ về trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tăng mạnh. Ước tính, doanh thu đạt khoảng 7.690 tỷ đồng, tăng 1.140 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Bún kèn - đặc sản nổi tiếng không thể bỏ qua khi tới Phú Quốc

Bún kèn - đặc sản nổi tiếng không thể bỏ qua khi tới Phú Quốc

Bún kèn Phú Quốc là món ăn đặc sắc với nước lèo từ cá nhồng tươi, nước cốt dừa, vị cay nhẹ của ớt và rau thơm, tạo nên trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Bún cá sứa Nha Trang - món ăn đậm vị biển

Bún cá sứa Nha Trang - món ăn đậm vị biển

Tết này, khi đến Nha Trang, du khách nhất định phải thử món bún cá sứa, một đặc sản nổi tiếng của thành phố, kết hợp hoàn hảo giữa cá và sứa.
Phiên chợ lọt top “100 phiên chợ độc đáo nhất Việt Nam”

Phiên chợ lọt top “100 phiên chợ độc đáo nhất Việt Nam”

Chợ Gò ở huyện Tuy Phước (tỉnh Bình Định) chỉ họp duy nhất vào ngày mùng 1 Tết Âm lịch, việc bán mua ở đây không đặt nặng lãi - lỗ mà chỉ là dịp để người dân trao đổi tài lộc, may mắn.
Hàng nghìn khách quốc tế xông đất Quảng Ninh, Đà Nẵng

Hàng nghìn khách quốc tế xông đất Quảng Ninh, Đà Nẵng

Hơn 800 du khách Mỹ đến Đà Nẵng, gần 500 du khách quốc tế từ các quốc gia châu Âu, châu Mỹ cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long sáng mùng 1 Tết, mở ra triển vọng mới cho ngành du lịch trong năm 2025.
Những điều thú vị về Tết của người H'Mông

Những điều thú vị về Tết của người H'Mông

Người H’Mông là một trong bảy dân tộc thiểu số lớn tại Việt Nam. Với khoảng 1,4 triệu người, họ đã gắn bó với vùng cao các tỉnh phía Bắc từ lâu đời, tạo nên một cộng đồng văn hóa đặc sắc.
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa đêm giao thừa 2025 tại Hà Nội

Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa đêm giao thừa 2025 tại Hà Nội

Theo kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội, vào đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025, tất cả 30 quận, huyện trên địa bàn Thủ đô đều tổ chức bắn pháo hoa.
Đà Lạt sẽ tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn thu hút du khách Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Đà Lạt sẽ tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn thu hút du khách Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Nhằm thu hút du khách dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) sẽ tổ chức nhiều chương trình, hoạt động văn hoá, văn nghệ hấp dẫn.
Thú vị Tết Nguyên đán “độc nhất vô nhị” của người Jrai

Thú vị Tết Nguyên đán “độc nhất vô nhị” của người Jrai

Tết Nguyên đán với người Jrai không phải vào đầu năm, cũng không có đêm giao thừa cố định, mỗi làng, mỗi nhà lại chọn một ngày riêng để tổ chức. Dù vậy, đây luôn là thời điểm người dân nghỉ ngơi, chia sẻ mâm cỗ và cầu chúc cho một năm mới no đủ, an lành.
Hà Nam sẽ bắn pháo hoa tại trục đại lộ lễ hội lớn nhất miền Bắc

Hà Nam sẽ bắn pháo hoa tại trục đại lộ lễ hội lớn nhất miền Bắc

Trục đại lộ lễ hội và sân khấu nhạc nước tại dự án Sun Urban City Hà Nam đang “chạy nước rút” đến những bước hoàn thiện cuối cùng, sẵn sàng trở thành điểm bắn pháo hoa chào năm mới của người dân Hà Nam dịp Tết Ất Tỵ năm nay.
Màn đọ sắc của "bé Na" trong cuộc đua linh vật rắn 2025

Màn đọ sắc của "bé Na" trong cuộc đua linh vật rắn 2025

Đến thời điểm này, “cuộc đua” linh vật rắn đang diễn ra rất sôi nổi và thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng mạng. Không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài độc đáo, “bé Na” còn khiến dân mạng phải trầm trồ với những nét tạo hình hài hước và dễ thương.
Tết xưa làng cổ tại Xứ Thanh

Tết xưa làng cổ tại Xứ Thanh

Từ ngày 18/1 đến 2/2/2025 (tức từ ngày 19 tháng Chạp đến hết ngày 5 tháng Giêng), chương trình "Tết xưa làng cổ" đã diễn ra tại làng cổ Đông Sơn (Thanh Hóa).
5 địa chỉ mua bánh chưng ăn Tết ngon "nức nở" ở Hà Nội

5 địa chỉ mua bánh chưng ăn Tết ngon "nức nở" ở Hà Nội

Bánh chưng là một trong những nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực Việt Nam, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán. Ở Hà Nội, có rất nhiều cửa hàng bán bánh chưng ngon được người dân địa phương và du khách yêu thích.
Công viên nước Sun World đẳng cấp, mở cửa 24/7 sẽ đổ bộ Hà Nam mùa hè năm nay

Công viên nước Sun World đẳng cấp, mở cửa 24/7 sẽ đổ bộ Hà Nam mùa hè năm nay

Dự kiến khai trương đúng dịp Lễ 30/4 năm nay, công viên nước Sun World tại đô thị Sun Urban City, Phủ Lý, Hà Nam sẽ là công viên đầu tiên của Sun Group mở cửa 24/7, được kỳ vọng trở thành tọa độ giải trí “đỉnh nóc” mới của miền Bắc.
Đặc sản dịp Tết Nguyên đán được "săn lùng" vì hương vị đặc biệt

Đặc sản dịp Tết Nguyên đán được "săn lùng" vì hương vị đặc biệt

Đến Bình Định, ngoài bánh hỏi Diêu Trì, nem chợ Huyện, bánh ít lá gai, gié bò Tây Sơn,... du khách còn có cơ hội được thưởng thức một đặc sản vô cùng độc đáo, đó là Tré.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động