Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội đền Trần Nam Định xuân Giáp Thìn 2024 Lễ hội Khai ấn đền Trần - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Lễ hội đền Trần Thái Bình 2025 có gì nổi bật? |
Người dân, du khách nô nức về đền Trần dịp khai ấn
![]() |
Hàng nghìn người dân có mặt từ rất sớm, chờ xin lộc ấn. |
Tối 11/2 (tức ngày 14 tháng Giêng), lễ khai ấn đền Trần Xuân Ất Tỵ 2025 được diễn ra tại di tích quốc gia đặc biệt đền Thiên Trường (phường Lộc Vượng, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định). Theo nghi thức truyền thống, Lễ khai ấn được tiến hành trong giờ Tý – thời khắc linh thiêng nhất của đêm rằm tháng Giêng.
Từ 22h15 đến 22h40, các bậc cao niên trong phường Lộc Vượng cùng đại diện chính quyền và nhân dân thực hiện nghi lễ dâng hương, dâng lễ vật tại Đền Thiên Trường. Tiếp đó, vào lúc 22h40-23h10, đoàn rước Kiệu ấn từ Đền Cố Trạch (nơi thờ Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo) sang Đền Thiên Trường. Nghi thức khai ấn và dâng Chúc văn bắt đầu lúc 23h15, chính thức mở ra một trong những khoảnh khắc được mong chờ nhất vào dịp đầu năm mới tại Nam Định.
Không chỉ riêng năm nay mà năm nào cũng xuất hiện tình trạng người dân người dân xếp hàng dài, chen lấn nhau trước giờ diễn ra lễ dâng hương, khai ấn. Theo khảo sát, mặc dù năm nay, lễ khai ấn diễn ra vào đầu tuần nhưng hàng nghìn người dân đã có mặt từ rất sớm, chờ xin lộc ấn.
Khoảng 21 giờ cùng ngày công tác an ninh tại đền Trần được thắt chặt. Quanh khu vực cổng đền, nhiều hàng rào sắt đã được dựng lên, không cho người dân ra vào.
![]() |
Sau lễ Khai ấn, nhiều người đã trèo rào xông vào trong các khu vực hành lễ. |
Sau khi xếp hàng bên ngoài khoảng 1 tiếng, lực lượng công an mở hàng rào để đại biểu, khách mời vào dự lễ dâng hương. Thời điểm 22 giờ 15 đã sát giờ bắt đầu dâng hương của ban tổ chức nên khách mời đều tỏ ra nóng lòng, người nào cũng muốn vào bên trong trước nên đã diễn ra cảnh chen nhau. Tuy không có cảnh hò hét, ùa nhau lao vào trong các đền "cướp lộc" như những năm trước, thế nhưng cảnh lộn xộn vẫn diễn ra, nhiều người chen lấn, trèo rào vào xin lộc, cầu may mắn.
Tâm lí đám đông là một trong những nguyên nhân chính “kích thích” lượng người đến với đền Trần đông hơn cả. Nhiều người còn không tìm hiểu, thậm chí không hề biết về lịch sử và ý nghĩa của ấn, nhiều người có mặt tại đây vì thích thú hoặc đi theo cho có "phong trào" đi lễ đầu năm với mong muốn cầu tài, cầu lộc.
Đang đội lễ vái vọng trước cổng đền Trần, anh Nguyễn Đình Tùng (41 tuổi, trú tại Ninh Bình) tâm sự: "6 năm qua, năm nào gia đình tôi cũng có mặt tại đền Trần từ sớm để dâng hương, xin ấn. Gia đình tôi gồm 14 người, di chuyển khoảng 40 km để đến đây. Chúng tôi hy vọng sau khi dâng hương, xin ấn trong lòng sẽ thanh thản, thoải mái và sẽ gặp nhiều may mắn".
Lý giải về nguyên nhân hằng năm đều đi lễ đền Trần và mua bằng được một lá ấn, chị Nguyễn Thị Hương (quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) chia sẻ: Tôi nghe nói ấn đền Trần thiêng lắm, có lá ấn trong nhà là quan, lộc luôn hanh thông. Bận đến mấy, năm nào sếp tôi cũng tổ chức cho cả cơ quan về Nam Định mua ấn".
Còn anh Nguyễn Văn Hải (huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội) thì tâm sự: Tôi nuôi 2 con ăn học với mong muốn con mình sẽ thành đạt. Thấy mọi người năm nào cũng nô nức về đền Trần xin ấn nên cũng phải cố xin bằng được một chiếc để con mình sớm “thăng quan, tiến chức”.
Nét đẹp văn hóa đầu năm của người Việt
![]() |
Đông đảo nhân dân và du khách xếp hàng xin lộc ấn đền Trần. |
Lễ khai ấn đền Trần là tập tục cổ có từ xa xưa khi bắt đầu nghỉ tết thì chính quyền phong kiến “niêm ấn”, đình chỉ các hoạt động cho đến hết thời gian nghỉ tết - thường là từ rằm tháng giêng thì triều đình cũng như chính quyền cơ sở làm lễ khai ấn để trở lại làm việc bình thường.
Lễ khai ấn đền Trần được thực hiện từ năm 1239 (thế kỷ 13), sau khi đánh thắng giặc Nguyên Mông, ngày 14 tháng Giêng vua Trần Thái Tông mở tiệc chiêu đãi tại phủ Thiên Trường và phong chức, tước cho những người có công chống giặc ngoại xâm.
Từ đó đã trở thành tập tục, cứ vào ngày này các vua Trần lại tổ chức nghi thức khai ấn để tế lễ trời đất, tổ tiên; phong chức tước cho những người có công, đồng thời cũng là nghi thức mở đầu cho một năm làm việc mới của bộ máy chính quyền.
Nghi lễ khai ấn lúc ấy có ý nghĩa nhân văn là cầu mong cho quốc thái dân an, thái bình thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc để bước sang năm mới mạnh khỏe, lao động - sản xuất tốt, vì thế sau này khi nhà Trần sụp đổ, nghi thức này vẫn được người dân địa phương duy trì và trở thành tín ngưỡng dân gian.
![]() |
"Không biết từ bao giờ ấn đền Trần được “mặc định” là mang ý nghĩa phù hộ cho người xin ấn được “thăng quan, tiến chức”. |
Việc khôi phục và phát huy giá trị lễ hội đền Trần do Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch phối hợp với UBND tỉnh Nam Định thực hiện, với mục tiêu bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân cũng như ghi nhớ công lao to lớn của nhà Trần trong quá trình xây dựng, mở mang bờ cõi và bảo vệ đất nước qua chiến công lẫy lừng 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông.
Không biết từ bao giờ ấn đền Trần được “mặc định” là mang ý nghĩa phù hộ cho người xin ấn được “thăng quan, tiến chức”. Vì thực tế trên ấn đền Trần chỉ khắc 4 chữ “Trần Triều Tự Điển” (có nghĩa là Điển lễ tế tự ở miếu nhà Trần), còn cạnh dưới của ấn khắc 4 chữ “Tích Phúc Vô Cương”, trong đó chữ Phúc là phúc đức (không phải phúc lộc), với ý nghĩa giáo dục thế hệ sau phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt, phúc đức càng dày thì càng bền vững. Thậm chí, ấn đền Trần hiện nay không phải “chính chủ” vì trải qua thời gian và chiến tranh với nhiều biến cố, ấn cũ không còn mà đến năm 1822 vua Minh Mạng triều Nguyễn mới cho khắc lại.
Qua nhiều năm, lễ khai ấn đền Trần Nam Định vẫn được người dân duy trì và phát triển, trở thành một trong những nét văn hóa đẹp trong những ngày đầu năm mới của người Việt được gìn giữ lâu đời.
Cách treo ấn đền Trần đúng cách
![]() |
Có thể dán ấn trên tường hoặc cho ấn vào đóng trong khung ảnh, treo lên tường, càng gần vị trí làm việc càng tốt. |
Theo một số chuyên gia phong thủy, ấn đền Trần có thể dán trên tường, sau lưng ngồi làm việc, còn nếu muốn để tăng tài lộc dán ở chính Tây, để thăng quan tiến chức dán ở chính Bắc, để tăng cường sức khỏe dán ở hướng Đông Nam. Không nên đặt ấn lên bàn thờ tổ tiên vì không đúng lễ nghĩa, không hợp văn hóa dân tộc.
Ngoài ra, hoàn toàn có thể dán ấn trên tường hoặc cho ấn vào đóng trong khung ảnh, treo lên tường, càng gần vị trí làm việc càng tốt.
Với người vô thần hoặc không quá câu nệ về phong thủy nên treo ấn gần vị trí làm việc. Đặt tại cơ quan hoặc phòng làm việc riêng ở nhà đều được. Nên hướng ấn vào mình, hoặc hướng vào tủ sách, hay hướng ra cửa đều được.
Không gấp ấn để trên bàn, càng không nên gấp gọn để vào ví; Tránh để ấn trên ôtô, vì có đây là nơi trường khí âm dễ gây ra sự cố khi đi lại.