Tơ ngô hay còn gọi là râu ngô có dạng sợi dài và mỏng như tơ, thường bị vứt đi. Trên thực tế, râu ngô có nhiều tác dụng không ngờ đối với sức khỏe con người, là một trong những dược liệu được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc.
Râu ngô giàu kali, canxi, magiê và các chất dinh dưỡng khác như bisphenol A, có thể giúp giảm lượng đường trong máu và lipid máu. Râu ngô cũng chứa nhiều thành phần có tác dụng chống oxy hóa, chống khối u như flavonoid, vitamin C giúp bảo vệ cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa sự phát sinh của nhiều loại bệnh tật.
Đường Polysacarit trong râu ngô có nhiều chức năng, bao gồm hạ đường huyết, điều hòa miễn dịch, bảo vệ gan và cải thiện nhu động đường tiêu hóa. Hàm lượng protein trong tơ ngô cao nhất là 20,67%, chứa 7 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể con người. Các giống ngô khác nhau có hàm lượng lipid trong tơ ngô không như nhau, cao nhất là 5,96% và thấp nhất là 1,53%. Ngoài ra, râu ngô còn có chứa vitamin C, K, E... tốt cho sức khỏe.
Tác dụng tuyệt vời của râu ngô
Bệnh nhân mỡ máu cao, huyết áp cao, đường huyết cao uống râu ngô có tác dụng hạ mỡ máu, huyết áp, đường huyết. Cơ chế hạ huyết áp của nước râu ngô chủ yếu liên quan đến việc mở rộng các mạch máu nhỏ ngoại vi. Tơ ngô chống lại tác dụng tăng cường của adrenaline. Râu ngô có chứa vitamin K, hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng đông máu do thiếu vitamin K.
Râu ngô còn lợi tiểu, tiêu phù thũng, là phương pháp tốt nhất cho hầu hết những người bị thận hư và phù thũng. Cho vài sợi râu ngô vào nước sôi, đun sôi khoảng năm phút ở nhiệt độ thấp, thêm đường phèn và vỏ cam, uống vừa mát vừa lợi tiểu.
Với người bị bệnh gút, uống râu ngô rất tốt. Ngoài ra, thường xuyên uống trà làm từ râu ngô có thể làm giảm huyết áp và lượng đường trong máu.
Nếu chẳng may ăn uống không đúng cách dẫn đến bị tiêu chảy, có thể dùng râu ngô đun lấy nước uống, các triệu chứng tiêu chảy sẽ thuyên giảm hiệu quả.
Râu ngô còn có tác dụng nhất định trong việc làm đẹp da. Phái nữ có thể thử món trà chà là đỏ và râu ngô để làm đẹp da và dưỡng da. Nấu râu ngô, chà là đỏ, đường nâu trong nước khoảng 20 phút, để ấm và uống đều đặn sẽ rất hữu ích.
Trong phụ khoa, nước râu ngô có thể được sử dụng để ngăn ngừa sảy thai có tiền sử, phù nề khi mang thai, tắc sữa mẹ và các bệnh khác.
Nếu cơ thể bị viêm túi mật hoặc sỏi mật, gan nhiễm mỡ và tiểu đường, dùng râu ngô hằng ngày có tác dụng rất tốt. Các flavonoid chứa trong râu ngô có thể ức chế sản xuất lipoprotein mật độ thấp có hại và có tác dụng bảo vệ tim.
Các bài thuốc với râu ngô
Trà râu ngô bồ công anh
Cách làm: Râu ngô 1g, Bồ công anh 0,4g, Đinh lăng 0,3g, Hoa hồng 0,3g, nghiền thành túi trà, hãm trong nước sôi.
Công hiệu: Khu phong trừ thấp giải độc, bổ thận, điều hòa đường huyết, phòng biến chứng tiểu đường.
Trà hoa cúc và râu ngô
Cách làm: Cho 50g râu ngô với 10g hoa cúc, đun với nước khoảng 20 phút rồi uống.
Công hiệu: Hỗ trợ hạ huyết áp, rất thích hợp cho người cao tuổi huyết áp cao, ngày uống 2 lần.
Trà lá sen, sơn tra. táo gai và râu ngô
Cách làm: 60g râu ngô khô, 30g táo gai khô 30g, lá sen khô 15g, đun với nước 20 phút uống thay trà.
Công hiệu: Làm giãn mạch máu, loại bỏ chất cặn bã trong mạch máu, giảm độ nhớt của mạch máu, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, hạ huyết áp, kéo dài tuổi thọ.
Lưu ý gì khi uống nước râu ngô?
Khi uống trà làm từ râu ngô tốt nhất không nên uống khi bụng đói. Khi lượng đường trong máu giảm khi bụng đói, uống trà râu ngô sẽ phản tác dụng.
Để làm trà râu ngô, người ta thường dùng râu ngô tươi trong lá ngô thay vì dùng râu khô. Nếu bạn dùng râu ngô khô để pha trà thì nên dùng loại đã được bảo quản tốt, tránh trường hợp nấm mốc.