Lá sương sâm có tên khoa học là Tiliacora triandra |
Lá sương sâm có tên khoa học là Tiliacora triandra, thuộc họ Menispermaceae, ngoài ra nó còn có những tên gọi khác là sâm sâm, mối trơn, tiết dê. Đặc điểm chung là lá cây có màu lục đậm, có phiến xoan, chiều dài từ 6 đến 11cm, rộng 2cm đến 4cm.
Ngoài ra, cây sương sâm là loại thực vật thân leo thân có lông mịn hoặc da trơn có nhiều nhánh và sinh trưởng mạnh ở khu vực có khí hậu nhiệt đới, chúng phân bố khắp nơi các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, chúng được ứng dụng nhiều trong y học và ẩm thực.
Lá sương sâm có mấy loại
Lá sương sâm có lông
Sương sâm có lông này được phủ một lớp lông dày ở mặt dưới của lá |
Loại sương sâm có lông này được phủ một lớp lông dày ở mặt dưới của lá. Cây có cuống ngắn hơn loại da trơn, chiều dài chứng 6 - 10 cm và rộng 4 - 9cm, có màu xanh nhạt không đậm như loại còn lại.
Hoa của loài này mọc thành cụm ở các nách của thân leo, các nhánh hoa có đạt độ dài 7cm và kết trái màu vàng, tròn đỏ và cũng có lông bao phủ.
Lá sương sâm da trơn
Còn loại sương sâm da trơn có hình dáng mảnh, có màu xanh nhạt khi non và chuyển dẩn xanh đậm khi già, có đường gân dọc theo phiến lá. Chiều dài chừng 9cm và rộng 4cm, không có lông bao bọc.
Hoa loại này thường nở vào tháng 3 và tháng 6 mỗi năm, mọc thành từng chùm màu vàng nhạt, cánh hoa li ti. Khi kết trái, quả sương sâm có hình tròn nhỏ và khi chín sẽ đổi màu tím.
Khi dùng lá sương sâm làm thạch, thường người ta chọn sương sâm lông hơn loại da trơn vì thành phẩm sẽ ngon hơn và mịn màng.
Tác dụng của lá sương sâm
Ngoài việc sử dụng làm thạch sương sâm thì lá sương sâm có nhiều công dụng khá bất ngờ trong việc một số bệnh lý thường gặp
Giúp hạ sốt
Lá sương sâm có công hiệu trong việc giảm sốt ở người già và trẻ nhỏ, bạn có thể dùng lá sương sâm làm thạch dùng hay chắt nước uống trong ngày. Nếu không có giảm sốt thì bạn nên liên hệ với bác sĩ kịp thời nhé.
Làm màu thực phẩm
Màu xanh tự nhiên của lá sương sâm có thể làm màu thực phẩm tự nhiên để thay thế lá dứa hay các loại thực phẩm khác trên thị trường.
Giải nhiệt, giải độc cơ thể
Nước ép hay thạch làm từ lá sương sâm có công dụng thanh lọc cơ thể, hỗ trợ và cải thiện chức năng gan trong quá trình trao đổi chất, giúp làm da thêm khỏe khoắn và lọc thận.
Trị bệnh gút
Theo một số nghiên cứu cho thấy, tinh chất được chiết xuất từ lá sương sâm có khả năng ổn định nồng độ axit uric trong máu. Vì vậy, những ai bị bệnh gút nên sử dụng lá sương sâm trong quá trình điều trị loại bệnh này.
Kiểm soát đường máu
Sử dụng lá sương sâm còn giúp kiểm soát lượng đường trong cơ thể hiệu quả do một số hợp chất đặc biệt trong lá. Vì vậy, những ai bị huyết áp cao, thấp hay tiểu đường nên tiêu thụ loại lá này để tình trạng bệnh cải thiện nhiều hơn.
Ngăn ngừa tế bào ung thư
Một số nghiên cứu phát hiện trong lá sương sâm có chứa lượng flavonoid cao, đây là chất chống oxy hóa cực mạnh giúp hỗ trợ và ngăn ngừa bệnh ung thư, cải thiện hệ miễn dịch, giúp hấp thu vitamin C và cân bằng oxi hóa trong cơ thể.
Chữa bệnh táo bón, khó tiêu
Thành phần chất xơ trong lá sương sâm cũng dồi dào nên giúp cải thiện hoạt động của đường tiêu hóa, cũng như ngăn ngừa và điều trị các bệnh táo bón, khó tiêu hay rối loạn đường tiêu hóa hiệu quả.