Lào Cai: Phát triển cây tam thất bắc và tam thất nam Huyện Simacai (Lào Cai): Đánh thức tiềm năng nông nghiệp dựa vào trồng tam thất Hà Giang: Phát hiện 119 kg củ Tam thất khô nhập lậu |
Tam thất là một loại cỏ nhỏ, thuộc họ ngũ gia bì |
Tam thất là một loại cỏ nhỏ, thuộc họ ngũ gia bì, sống lâu năm. Đặc tính tam thất là cây thảo ưa những nơi có bóng râm và ẩm mát, thường mọc ở trên những vùng núi cao từ 1.500m. Vì vậy, ở Việt Nam, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu... là những nơi xuất hiện nhiều tam thất nhất. Đây là một loại thảo dược quý hiếm với số lượng ít.
Trong cây tam thất, củ là bộ phận được dùng để làm thuốc nhiều nhất và có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Sách đông y mô tả củ tam thất vị ngọt đắng, tính ôn; có tác dụng trong việc cầm máu, tiêu thũng, bổ khí huyết, giảm đau, chống xơ vữa động mạch, tốt cho tim… Củ tam thất còn hỗ trợ điều trị xuất huyết, sưng bầm tím do va đập, té ngã, đau tức ngực, u bướu, thống kinh, chữa mụn nhọt sưng đau, cao huyết áp, đái tháo đường…
Từ lâu, củ tam thất, bột tam thất, hoa tam thất đã trở thành mặt hàng được ưa chuộng trên thị trường. Tuy nhiên, vì có giá trị cao nên mặt hàng này dễ bị trà trộn hàng giả, hàng kém chất lượng mà không phải ai cũng phân biệt được.
Tam thất hiện có 3 loại là tam thất bắc, tam thất nam và tam thất rừng. Trong đó, tam thất bắc là loại tốt, giá bán cao, được ví như nhân sâm bởi dược tính tương tự. Tam thất bắc được bán với giá khoảng 1.800.000 đồng/kg.
Tam thất rừng được khai thác hoàn toàn tự nhiên, ở trong những khu rừng có độ cao lên đến trên 1.000m so với mực nước biển. Tam thất rừng thường được bán theo trọng lượng củ và số năm tuổi. Củ càng nặng giá càng đắt đỏ. Đặc biệt, với những củ có trọng lượng từ 0,5kg trở lên thường được bán theo củ chứ không bán theo cân và theo dáng củ.
Còn tam thất nam thuộc họ gừng có tên gọi khác là tam thất gừng. Cây không có thân, lá mọc thành từng tầu, lá to, phiến là thuôn dài chóp nhọn , không có răng cưa màu lục, lục pha nâu hay nâu tím, mép nguyên, lượn sóng. Không giống như tam thất bắc, tam thất nam không có quả, trồng bằng củ.. Tam thất nam thu hái quanh năm chính vì thế chúng sở hữu một mức giá khá rẻ. Tuy nhiên tam thất nam ít được sử dụng trong y học, không phải là một vị thuốc bổ.
Tam thất trồng từ 5-7 năm mới cho thu hoạch củ |
Hiện nay, nhiều người đã mở rộng trồng cây tam thất để cung ứng ra thị trường nhưng việc trồng loại cây này cũng gặp nhiều khó khăn. Anh Trung (ở Nậm Mòn, Bắc Hà, Lào Cai) chia sẻ, cây tam thất rất khó sống, khó thích nghi với môi trường sống. Tam thất đòi hỏi độ cao, độ cẩm nhưng không được tưới nên muốn trồng phải tạo độ ẩm cho cây bằng cách che lưới, trồng dưới tán cây rồi lấy mùn rừng để rải gốc cây.
Tam thất trồng từ 5-7 năm mới cho thu hoạch củ còn hoa cũng phải từ năm thứ 3 trở đi mới có thể hái được. Với đặc thù của loại cây này, tam thất sinh trưởng khác nhau ở tuỳ từng môi trường. Trồng trong nhà lưới cây chỉ cao khoảng 20-25 cm nhưng dưới những tán rừng cây có thể cao tới 35-40cm.
Lưu ý khi sử dụng tam thất
Những người thân nhiệt cao hơn bình thường nếu sử dụng tam thất trong thời gian dài có thể bị mẫn cảm gây mọc mụn, dị ứng, ngứa ngáy,...
Đối với trẻ em cần thận trọng khi cho uống tam thất. Bởi trong thành phần của tam thất có thể gây ra tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng, vì vậy nên hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi có ý định dùng tâm thất cho mọi lứa tuổi.
Mặc dù tam thất mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên chúng ta không nên tự ý sử dụng. Việc dùng không đúng mục đích và liều lượng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe.
Hà Giang: Phát hiện, tạm giữ 150kg Tam thất củ không rõ nguồn gốc |
Huyện Simacai (Lào Cai): Đánh thức tiềm năng nông nghiệp dựa vào trồng tam thất |
Hà Giang: Phát hiện 119 kg củ Tam thất khô nhập lậu |